Raùp noái baèng phöông phaùp khoâng chæ

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ may trang phục 2 docx (Trang 48 - 52)

Ngoài phương pháp ráp nối bằng chỉ kể trên, trong công nghiệp người ta còn sử dụng nhiều phương pháp không chỉ khác để tạo được các mối liên kết giữa các chi tiết sản phẩm may. Cụ thể là:

- Công nghệ dán: dùng phụ gia (các loại keo) để liên kết các chi tiết. - Công nghệ hàn: dùng cho vật liệu tổng hợp hoặc vải tráng phủ (áo mưa).

- Công nghệ tổng hợp: sử dụng 2 loại công nghệ liên kết trở lên để liên kết vật liệu như: công nghệ dập khuy ( sử dụng công nghệ cắt cơ khí với công nghệ hàn mép hoặc với công nghệ ráp nối bằng chỉ).

II.1. Công nghệ dán : sử dụng phụ gia để tạo liên kết giữa các mảnh may II.1.1. Phân lọai mối liên kết bằng keo dán: Có 3 lọai

- Phương pháp liên kết nối tiếp: trong sản phẩm, các đường liên kết tuần tự với nhau. - Phương pháp liên kết song song: các đường liên kết cùng thực hiện một lúc.

- Phương pháp liên kết vừa nối tiếp, vừa song song. II.1.2. Các loại liên kết keo dán:

- Màng keo - Tấm keo

- Băng keo (3-6 mm) - Chỉ keo

- Keo bột

II.1.3. Các loại keo dán:

- Keo dẻo nhiệt: để liên kết các chi tiết may. Keo dưới tác động của nhiệt, từ trạng thái dẻo cứng chuyển sang trạng thái dẻo chảy. Ở trạng thái này, keo có tính chất dính, dễ thâm nhập sâu vào bề mặt vải, tạo thành liên kết chặt với vải sau khi làm nguội.

- Keo cao su, polyetylen, polyamid, epocsi: dạp tuýp keo, bột keo, màng keo, chỉ keo. Với các loại keo này, khi cần dán sản phẩm, người ta dùng phương pháp quết bằng tay, bằng con lăn hoặc phun keo lên diện tích cần dán. Chỉ keo được quấn thành búp chỉ cho lên máy may, sau đó dùng nhiệt ép lại tạo nên độ dính ép trên sản phẩm.

- Keo tấm: dán từng tấm, từng miếng lên chi tiết.

II.1.4. Đặc điểm của quá trình công nghệ: quá trình bám dính xảy ra qua 2 giai đoạn

- Giai đoạn 1: xảy ra trong sự di dời của các phân tử keo lên vật liệu ( hay còn gọi là sự khuyếch tán)

- Giai đoạn 2: (giai đoạn hút dính) bằng các liên kết các phân tử ( liên kết các điện tích lại với nhau) và các liên kết hóa học. Trong đó, các liên kết hóa học thường lớn hơn các liên kết phân tử.

II.1.5. Tính chất các đường liên kết: chất lượng mối liên kết bằng keo dán bao gồm các chỉ tiêu sau:

- Độ bền: đánh giá độ bền trượt của mối liên kết. Độ bền bong tróc càng thấp, độ bền của mối liên kết càng cao.

- Độ cứng: đánh giá bằng độ mềm mại của mối liên kết. Độ cứng càng nhỏ, độ độ mềm mại càng cao. Độ cứng của mối liên kết phụ thuộc bề dày, diện tích bề mặt của lớp keo, phụ thuộc vào tính chất của vải và kết cấu của mối liên kết đó.

II.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình công nghệ dán:

- Nhiệt độ: phụ thuộc vào từng loại keo và vật liệu. Vải càng mỏng, nhiệt độ ép dán càng thấp và ngược lại, vật liệu có tính dẫn nhiệt thấp thì nhiệt độ ép dán phải tăng

- Thời gian gia nhiệt : cũng phụ thuộc vào từng loại keo và vật liệu. Nếu thời gian gia nhiệt quá thấp, keo chưa chuyển sang trạng thái dẻo chảy hoàn toàn và chưa bám dính vào vật liệu, sẽ giảm mối liên kết. Nếu gia nhiệt quá lâu: mối liên kết hằn sâu vào vải, giảm độ bền của mối liên kết. Thời gian gia nhiệt còn phụ thuộc vào phương pháp gia nhiệt (bên trong, 1 phía hay 2 phía).

- Lực ép: làm tăng sự tiếp xúc của keo và vật liệu. Mỗi loại keo khác nhau có lực ép khác nhau. Nếu lực ép không đủ, sẽ giảm độ bền của mối liên kết. Nếu lực ép quá lớn, sẽ tạo ra vết bóng trên vật liệu.

- Bề dày của lớp keo: bề dày lớp keo càng mỏng thì độ bền của mối liên kết càng tăng, với điều k iện lớp keo phủ toàn bộ bề mặt. Độ dày mỏng của lớp keo phụ thuộc vào bản chất hóa học, tính chất lưu biến, độ đậm đặc và lực ép khi cán keo.

- Tính phân cực : phụ thuộc vào loại vật liệu có cực hay không để chọn loại keo có hoặc không phân cực. Tính phân cực của keo càng cao thì độ bền của mối liên kết cao càng tăng. Dẫn đến tăng khả năng bám dính của keo lên vật liệu, tạo độ nhám trên vải hoặc các lỗ trên vải, nhờ đó tăng độ tiếp xúc của keo trên bề mặt vật liệu.

II.2. Công nghệ hàn:

Đây là công nghệ sử dụng nhiệt độ để liên kết các mảnh may. Thường sử dụng đối với các lọai vật liệu tổng hợp, vật liệu tráng nhựa, vật liệu polyme

II.2.1. Bản chất: theo lý thuyết khuyếch tán, khi vật liệu ở trạng thái dẻo, một phần mạch phân tử được khuyếch tán sang bên kia. Để phân tử khuyếch tán nhanh, đòi hỏi phải có thời gian, có nhiệt độ

và lực ép tác động lên vật liệu hành. Chất lượng của mối liên kết hàn phụ thuộc vào tính chất vật lý của vật liệu, phụ thuộc vào chế độ hành (thời gian, lực ép).

Có 2 phương pháp hàn: hàn nội nhiệt và hàn ngoại nhiệt

Để tăng chất lượng mối liên kết hàn, người ta thường bôi 1 chất dung môi mỏng lên vật liệu, làm tăng chuyển động của các phân tử trong quá trình hàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II.2.2.. Hàn nội nhiệt: sử dụng nhiệt lượng tự sinh ra trong lòng vật liệu và lực nén, thời gian để tạo liên kết hàn. Có 2 phương pháp hàn nội nhiệt được sử dụng là:

- Hàn bằng điện cao tần: dưới tác dụng của dòng điện xoay chiều có tần số cao, sẽ tạo ra nhiệt lượng sinh ra trong lòng vật liệu có tính phân cực cao. Quá trình tạo nhiệt này làm cho vật liệu chuyển sang trạng thái nóng dẻo. Dưới tác dụng của lực ép, các chi tiết được liên kết chặt lại với nhau. Độ bền của mối liên kết hàn có thể lớn hơn độ bền của mối liên kết chỉ nếu quá trình hàn đạt thông số hàn tối ưu. Khi bề dày vật liệu tăng thì phải tăng công suất hàn và thời gian hàn. Cự ly giữa 2 điện cực tăng đến 70% bề dày của mối hàn sẽ làm tăng độ bền của mối liên kết hàn. Nếu vượt quá khoảng cách này, sẽ làm giảm độ bền của mối liên kết.

- Hàn bằng siêu âm: dùng sóng siêu âm để tạo năng lượng nhiệt ngay trong lòng vật liệu (vật liệu tổng hợp), làm cho vật liệu nóng đến trạng thái dẻo. Dưới tác dụng của lực ép trong một thời gian nhất định, các chi tiết được liên kết chặt lại với nhau

II.2.3. Hàn ngoại nhiệt: Bề mặt của vật liệu cần được làm nóng bằng mỏ hàn. Có 2 phương pháp hàn ngọai nhiệt:

- Gia nhiệt bên trong: Khi gia công hàn bằng phương pháp này, người ta dùng mỏ hàn làm nóng dẻo 2 lớp vật liệu. Sau đó, sử dụng lực ép tác động vào cả 2 mặt vật liệu trong một thời gian nhất định. Các lớp vật liệu đã được liên kết lại với nhau

- Gia nhiệt bên ngòai: Nhiệt độ và lực ép được đưa từ phía ngoài của các lớp vật liệu trong một thời gian nhất định. Vật liệu ép sẽ bị nóng dẻo và liên kết lại với nhau.

Quá trình gia nhiệt bên trong thường có nhiệt độ nhỏ hơn gia nhiệt bên ngoài.

II.2.4. Đặc điểm quá trình công nghệ:

- Trong cùng một lực ép, nếu tăng thời gian hàn, sẽ tăng được độ bền của mối liên kết hàn. Nếu tiếp tục tăng thời gian, độ bền mối liên kết hàn sẽ giảm.

to p

p

Gia nhiệt bên trong

Gia nhiệt bên ngoài

P, to

P, to Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh

- Thời gian hạn định phụ thuộc vào từng loại vật liệu và đặc điểm của mối hàn( bề rộng của mối hàn – thường từ 0,5 đến 0,6 giây cho 1 mối hàn)

- Khi tăng lực ép, sẽ tăng được độ bền của mối hàn. Lúc này, thời gian phải giảm xuống để đảm bảo không cháy mối hàn.

- Bề rộng của mối hàn càng tăng thì phải tăng lực ép để đảm bảo độ bền của mối liên kết. II.2.5. Tính chất các đường liên kết:

- Ứùng dụng hàn siêu âm để hàn các vật liệu vải sợi tổng hợp hoặc pha tổng hợp, da nhân tạo, các màng mỏng tổng hợp, màng nhựa có bề dày từ 0,02-10mm.

- Người ta cũng sử dụng công nghệ hàn với các vật liệu có tính dẫn nhiệt, dẫn điện thấp mà không thể liên kết bằng phương pháp khác được như vật liệu Polyetylen.

II.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình công nghệ hàn.

- Tần số dao động của đầu hàn : Tần số dao động của đầu hàn tăng thì độ bền của mối liên kết hàn tăng.

- Công suất hàn: Khi vật liệu càng dày thì Công suất hàn càng phải tăng phụ thuộc vào từng loại vật liệu khác nhau.

- Biên độ dao động của đầu hàn: khi tăng biên độ dao động của đầu hàn thì thời gian hàn sẽ giảm, tăng năng suất máy, tăng chất lượng của mối hàn.

- Cự ly giữa đầu hàn và bệ đỡ: thông thường, cự ly này phải lớn hơn biên độ dao động và phải nhỏ hơn 75% bề dày của mối liên kết thì mới đảm bảo độ bền cao.

- Thời gian hàn - Lực ép

II.3. Công nghệ dập khuy: nhằm tạo đường liên kết mở trên sản phẩm. * Đặc điểm: tương tự như công nghệ đục lỗ cơ khí ở công đoạn cắt

* Thiết bị: máy dập khuy, khuôn dập, dao đục lỗ, máy thùa, máy hàn nhiệt * Yêu cầu kỹ thuật:

- Đường chém khuy phải sạch, đúng vị trí, đúng kích thước.

- Dao dập cần lựa chọn phù hợp với kết cấu vật liệu của sản phẩm may. - Mép khuy phải cân đối,ø không bị sùi chỉ hay quăn mép. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG V:CÔNG ĐOẠN HOAØN TẤT SẢN PHẨM

Công đọan hoàn tất sản phẩm giữ một vai trò đặc biệt trong quá trình sản xuất hàng may công nghiệp vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến việc chấp nhận hoặc bác bỏ cả một lô hàng. Công tác hoàn tất sản phẩm không đảm bảo, sẽ không có lô hàng đạt chất lượng như yêu cầu mong muốn.

Công đoạn hoàn tất sản phẩm bao gồm nhiều công việc như làm sạch, làm đẹp, bao gói và chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để phân phối sản phẩm tới khách hàng. Trong một qui trình kiểm soát chặt chẽ, việc hoàn tất sản phẩm lại càng đòi hỏi những yêu cầu nghiêm ngặt hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ may trang phục 2 docx (Trang 48 - 52)