Coâng ñoaïn eùp

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ may trang phục 2 docx (Trang 35 - 39)

Trong công nghiệp may, để cho sản phẩm đẹp và cứng, phẳng, ở một số chi tiết như cổ, măng sét, nắp túi, bật vai, ngực áo veston, miệng túi cơi…, có thể được lót bên trong một số phụ liệu như dựng, dựng dính, canh tóc, vải lót,…. Tuy nhiên, vải lót, canh tóc… chỉ có thể liên kết với vải ngoài thông qua việc sử dụng các đường liên kết may. Việc làm này tốn khá nhiều thời gian, công sức của công nhân. Do đó, dựng dính càng ngày càng được ứng dụng rộng rãi và đang dần thay thế cho các loại phụ liệu kể trên vì nó có khả năng rút ngắn quá trình sản xuất và nâng cao năng suất lao động. Khi nghiên cứu về công đoạn ép, không thể thiếu được việc nghiên cứu về cấu tạo của dựng dính.

IV.1. Cấu tạo của dựng dính :

Dựng dính là loại phụ liệu dùng để gia cố các chi tiết của sản phẩm bằng phương pháp ép dán. Sau khi ép dán, dựng dính sẽ bám dính vào vải chính nhờ một lớp keo phủ trên bề mặt dựng dính hoặc do tính chất nguyên liệu của dựng dính. Có 2 loại dựng dính sau:

 Dựng dính làm hoàn toàn bằng chất nhiệt dẻo. Đây là loại dựng dính làm bằng nguyên liệu là chất nhiệt dẻo ( termoplast) có tính chất nóng chảy ở nhiệt độ cao và lúc đó có tính keo dính. Các loại dựng dính này thường làm từ những nguyên liệu như: PAD (polyamid), PVC (polyvinylchlorid), POE (polyetylen).

 Dựng dính trên bề mặt có phủ lớp chất nhiệt dẻo. Loại dựng dính này còn gọi là mex. Dưới tác dụng của nhiệt độ, áp suất trong một thời gian nhất định, lớp chất dẻo sẽ nóng chảy và dính liền mex vào nguyên liệu.

IV.1.1. Cấu trúc và tính chất mex:

Mex được cấu tạo từ lớp vải đế, trên bề mặt được bao phủ lớp chất nhiệt dẻo.

- Vải đế có thể được làm từ vải dệt thoi, thường dệt theo kiểu vân điểm, có trọng lượng riêng từ 50 đến 150 g/m2.

- Vải đế cũng có thể từ vải dệt kim, dùng gia cố những sản phẩm từ những nguyên liệu đàn hồi hơn như thun, nhung. Trọng lượng riêng của vải đế từ vải dệt kim khoảng từ 60 đến 150 g/ m2.

- Vải đế còn có thể từ vải không dệt như Folie, dựng xốp…. Trọng lượng riêng từ 20 đến 80 g/m2. Nguyên liệu dùng làm vải đế thường là cotton 100% hoặc Visco, cũng có thể là vải pha cotton và Visco.

Để cho vải đế không bị co rút nhiều khi ép dán với nguyên liệu chính, dưới tác dụng của nhiệt, ta phải xử lý giảm độ co của vải đế trước khi phủ keo.

IV.1.2. Các chất nhiệt dẻo thường dùng:

 Polyetylen (POE): để dán những chi tiết của sản phẩm và các loại vật liệu trang trí. Vật liệu này tan chảy dưới dạng màng kết, bền trong quá trình giặt. Nhiệt độ nóng chảy từ 105-115 oC, không tan trong dung môi và xăng. Có thể ép dán bằng bàn ủi.

 Polyamid (PAD): Có nhiệt độ nóng chảy cao từ 130-140 oC, được sử dụng dưới dạng keo bột, chỉ tan trong rượu etylen, không tan trong xăng và nước. Loại keo này, dưới tác dụng của nước nóng bị trương nở, mức độ trương nở có thể làm vật liệu tách ra từng lớp. Đây là loại keo dính tốt nhất phù hợp cho quần áo mặc ngoài. Sờ vào thấy mềm mại, có độ bám dính tốt. Chịu được việc tẩy hấp bằng chất hóa học nhưng lại dễ biến dạng khi giặt. Ơû nhiệt độ giặt từ 40-60 oC bị co rút. Sau khi giặt, phơi bị kém bền và bị vàng.

 Polyvinyl Chlorid (PVC): Nóng chảy ở 180 oC, được sử dụng dưới dạng dung dịch hoặc sáp. Dùng để tráng phủ bề mặt vật liệu, không bền dưới tác dụng của dung môi, chỉ dùng cho các sản phẩm không đòi hỏi giặt thường xuyên. Sử dụng loại mex này, không được ép dán dưới áp suất quá cao, có thể làm hỏng chi tiết hoặc làm lớp keo chảy sang mặt phải của sản phẩm. Chất PVC sau khi đưa tẩy hấp bằng chất hóa học, sản phẩm may sờ sẽ thấy thô cứng.

 Polyvinyl Acetad (PVA): Dễ tan trong dung môi như aceton, rượu, nước. Thường được dùng để làm hồ. Chỉ sử dụng trong công nghệ may để dán những chi tiết trang trí không đòi hỏi mức độ bền. Loại này ít sử dụng hơn.

IV.1.3. Phương pháp phủ keo lên vải đế: có 3 phương pháp.

 Phủ chất nhiệt dẻo ở dạng hạt lên vải đế: Các hạt chất nhiệt dẻo được phun đều lênvải đế. Sau đó cán tráng ở nhiệt độ cao, chất keo dính sẽ bám dính một lớp dày vào vải đế. Lúc này, ta có mex cán tráng.

 Phủ chất keo dính ở dạng kem nhuyễn: Chất keo dính được phủ lên vải đế nhờ trục quay in lên bề mặt tiếp xúc giữa trục và vải. Xuất hiện trên vải đế một lớp keo mỏng đều. Phương pháp này cho ta mex tráng.

 Phương pháp phun lên vải đế chất keo dính ở thể lỏng: phương pháp này có nguy cơ làm thẩm thấu keo dính sang bề mặt kia của vải đế. Dùng phương pháp này, ta có mex hạt.

IV.2. Đặc điểm quá trình công nghệ:

IV.2.1. Các thông số kỹ thuật của quá trình ép dán :

Khi ta ép dán mex, tức là ta dùng nhiệt độ và áp suất tác dụng lên mex đã được là dính điểm ( ủi mồi) lên vải chính trong một khoảng thời gian nhất định. Như vậy, các thông số của quá trình ép dán là nhiệt độ, áp suất và thời gian.

Tùy theo loại mex và loại nguyên liệu chính mà ta điều chỉnh thông số cho thích hợp. Thường đối với mỗi loại mex, người sản xuất thường cung cấp các thông số ép dán kèm theo. Ta phải điều chỉnh máy theo các thông số ấy đối với máy không tự động. Đối với máy tự động, ta chỉ cần điều chỉnh các nút bấm để chọn các thông số cần thiết.

- Nhiệt độ ép dán phải đủ cao để tan chảy lớp chất nhiệt dẻo phủ trên bề mặt mex. Nhiệt độ vì thế phụ thuộc rất nhiều vào chất keo dính phủ liên vải đế. Nhiệt độ ép dán dao động trong khoảng 105- 180 oC tùy thuộc vào loại mex. Nếu nhiệt độ quá cao sẽ dẫn đến lớp keo dính bị vàng và có nguy cơ thẩm thấu ra ngoài bề mặt vải chính.

- Lực nén có tác dụng làm cho mex bám dính chặt vào vải chính và bám dính đều trên toàn bộ bề mặt tiếp xúc giữa mex và vải. Lực nén tùy thuộc loại mex và loại nguyên liệu chính, dao động trong khoảng 0,03 đến 0,05 MPa đối với áo ngoài, 0,3 đến 0,4 MPa đối với áo quần mặc trong. Sự tăng áp suất trên bề mặt vật liệu ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt, thẩm thấu keo và khả năng kết dính của keo. Chất lượng ép dán còn phụ thuộc vào sự đồng nhất của áp suất trên bề mặt của vật liệu. Nghĩa là phụ thuộc vào khả năng nén của thiết bị.

- Thời gian ép phải đủ để chất nhiệt dẻo tan chảy hết và thẩm thấu vào bề mặt vải.. Thời gian dao động trong khoảng 12 đến 24 giây.

- Chất lượng của mối liên kết keo không chỉ phụ thuộc vào thuộc nhiệt độ, áp suất, thời gian mà còn phụ thuộc vào tính chất của vật liệutính chất của keo.

+ Tính chất của vật liệu ép bao gồm: thành phần sợi có nguồn gốc thiên nhiên hay tổng hợp, liên kết sợi, cấu trúc dệt, trọng lượng, độ cứng, khả năng hút ẩm của vật liệu. Với các vật liệu có bề mặt nổi hay có xơ thì quá trình ủi ép xảy ra dễ dàng và mau chóng. Với các vật liệu có trọng lượng thấp, vải mỏng, keo dễ dàng thẩm thấu qua bề mặt của vật liệu. Khi mối liên kết keo hình thành, vật liệu trở nên cứng, mất hoàn toàn tính đàn hồi ban đầu. Với các vật liệu có trọng lượng cao thì chi phí thời gian trong quá trình ép tăng. Đối với các vật liệu có bề mặt bóng láng, khả năng thẩm thấu kém thì khả năng tạo liên kết keo khó hình thành.

+ Tính chất keo (thành phần, khối lượng): mối liên kết keo phụ thuộc vào khả năng kết dính của thành phần keo sử dụng. Khối lượng keo càng tăng thì mối liên kết keo càng bền vững nhưng vật liệu sẽ trở nên cứng, mất đi tính đàn hồi, độ mềm mại, khả năng trao đổi khí giảm. Trong công nghệ ép, thường sử dụng keo dưới dạng bột hay vật liệu keo có bề mặt nổi hạt. Khi đó, chất lượng của mối liên kết keo phụ thuộc đáng kể vào sự phân bố keo trên bề mặt của vật liệu. Vật liệu có trọng lượng càng lớn thì mối liên kết keo càng kém bean.

+ Hơi nước: Để tránh bị bóng vải do nhiệt độ và áp suất cao, người ta có thể sử dụng thêm hơi nước tác dụng vào quá trình ủi ép. Sự có mặt của hơi nước làm cho các hạt keo mau nở, dễ thẩm thấu và quá trình thay đổi nhiệt diễn ra nhanh chóng.

IV.2.2. Qui trình công nghệ ủi ép :

 Giai đoạn chuẩn bị: ủi khử độ co của nguyên liệu. Có thể dùng bàn ủi hoặc máy ép

 Giai đoạn ủi mồi: dùng bàn ủi thường ủi dính tạm mex nằm đúng vị trí trên chi tiết ( là dính điểm). Tinh thể keo dưới tác dụng của nhiệt độ sẽ hóa mềm, tạo khả năng kết dính. Giai đoạn này sẽ

diễn ra nhanh hơn khi xông hơi. Ngoài ra, một số keo có tác dụng trương nở dưới tác dụng của hơi nước càng làm thúc đẩy khả năng kết dính của keo.

 Giai đoạn kết dính: keo mềm và nóng chảy ngấm vào cấu trúc phân tử của vật liệu, hình thành mối liên kết giữa bề mặt vật liệu keo và vật liệu vải. Quá trình ép keo phụ thuộc nhiệt độ, áp suất, thời gian. Nhiệt độ và áp suất càng lớn thì mối liên kết keo càng xảy ra mau chóng và bền vững.

 Giai đoạn định hình: khi tác dụng của nhiệt độ và áp suất chấm dứt, keo nguội dần và trở lại trạng thái cứng. Mối liên kết keo hình thành.

IV.3. Các lọai máy ép dán :

IV.3.1. Máy ép dán phẳng không liên tục:

Người đứng máy phải chịu đựng nhiệt độ cao của máy và những điều kiện bất lợi như hơi hóa chất tan chảy do phải đứng gần mặt bằng làm việc của máy.

Các thông số của quá trình ép dán do thợ cơ khí điều chỉnh.

Nhiệt độ được xác định bằng giấy thử nhiệt độ hoặc pin nhiệt điện. Giấy thử nhiệt là loại giấy tẩm các loại hóa chất khác nhau, có thể biến thành màu đen ở các nhiệt độ khác nhau. Mỗi thang tẩm một loại hóa chất nhất định.Nếu đưa giấy vào máy, thang nào bị đen thì nhiệt độ nằm trong khoảng đó. Aùp suất được đo bằng cách ta đưa vào máy ép giấy than và giấy trắng thay vào vải chính. Sau đó, xác định độ lớn của áp suất theo diện tích than được in trên mặt giấy.

Trong phương pháp này, người công nhân phải đặt các chi tiết cần ép dán vào, chờ đủ thời gian (hoặc nếu đủ thời gian máy tự động mở ra) thì lấy các chi tiết được ép dán ra.

Phương pháp này không liên tục nên tốn thời gian và ép dán được ít vì lâu và diện tích ép dán nhỏ.

IV.3.2. .Máy ép dán trục liên tục:

Là loại máy hiện đại thông dụng trong công nghiệp may. Các thông số ép dán được điều chỉnh tự động bằng các nút bấm điều khiển nhiệt độ, thời gian, lực nén. Máy hoạt động liên tục không ngừng khi đặt và lấy các chi tiết. Một người công nhân đặt các chi tiết đã được là dính điểm vào máy, các chi tiết chuyển động qua trục ép trong buồng nhiệt, theo một vận tốc nhất định. Do đó, thời gian ép cũng cố định. Ở đầu kia, một người công nhân khác lấy chi tiết đã dán ép ra. Phương pháp này ép dán được nhanh và số lượng nhiều, đảm bảo kỹ thuật.

Các loại máy ép

IV.4. Kiểm tra chất lượng ép dán:

IV.4.1. Kiểm tra độ bám dính của mex vào vải:

Ta ép dán mex lên vải có kích thước 10 x 20 cm. Các thông số nhiệt độ, áp suất và thời gian phù hợp với lọai mex và nguyên liệu. Sau đó tách lớp vải và lớp mex ra đến ½ chiều dài. Đưa mẫu vật đó vào đo ở máy đo cường lực kéo đứt. Cường lực dùng để kéo tách hoàn toàn lớp mex và vải nằm trong khoảng 0,8 đến 1,5 dN thì mex có độ bám dính đạt yêu cầu.

Trong điều kiện ở doanh nghiệp của ta không có máy đo cường lực kéo đứt thì ta kiểm tra chất lượng ép dán bằng mắt thường: lúc chi tiết còn nóng khoảng 50oC, ta tách mex và vải ra, nếu thấy lớp keo dính chảy đều ra bề mặt tiếp xúc thì đạt yêu cầu. Lúc chi tiết ép đã khô, nếu thấy hạt keo dính đều ở hai bên mép vải của chi tiết thì chất lượng ép dán đạt yêu cầu.

IV.4.2. Thử độ bền của mex trong sử dụng:

Mẫu vật sau khi ép dán, chờ cho nguội và khô, đem đi giặt và ủi khoảng 10 lần. Nếu thấy mex bị bong dộp khỏi vải thì chất lượn ép dán không đạt yêu cầu.

IV.4.3. Nguyên nhân khiến cho chất lượng ép dán không đạt yêu cầu:

- Do lọai dựng mex không tốt hoặc đã quá thời gian sử dụng. Thời hạn sử dụng mex thường khoảng 6 tháng, quá 6 tháng lớp keo sẽ bị lão hóa và không có độ bám dính tốt nữa.

- Các thông số ép dán không phù hợp với loại mex và nguyên liệu đã chọn.

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ may trang phục 2 docx (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)