Coâng ñoaïn chænh, söûa, hoaøn taát chi tieát sau caét

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ may trang phục 2 docx (Trang 39 - 43)

V.1. Đánh số :

V.1.1. Khái niệm: là sử dụng các dụng cụ cần thiết đánh số trên vị trí qui định (phần đường may) của chi tiết nhằm các mục đích:

- Tránh hiện tượng khác màu trên các chi tiết của 1 sản phẩm. - Kiểm tra được số lớp vải đã trải trên một bàn vải.

- Dễ dàng cho bóc tập và điều động rải chuyền.

- Dễ dàng phân biệt được mặt trái, mặt phải của vải trong quá trình may. V.1.2. Dụng cụ đánh số:

- Các loại bút: chì, bíc, sáp… phản màu với màu vải. Phương pháp này nhanh, rẻ tiền và dễ thực hiện. Tuy nhiên, dễ xảy ra hiện tượng công nhân không tuân thủ vị trí đánh số, nhảy số, nhầm số và dơ sản phẩm.

- Các loại phấn thăng hoa, phấn ủi bay: phương pháp này tương tự như dùng phấn . Sau một thời gian, dấu phấn sẽ tự bay hoặc bay sau quá trình ủi. Phấn này khá tốn kém và độc hại cho người sử dụng.

- Các loại decal phản màu vải. Phương pháp này thực hiện nhanh, đơn giản, không nhầm số , không nhảy số, khi cần có thể gỡ số. Tuy nhiên, khá tốn kém vì cần nhiều loại decal khác nhau và đôi khi khó xử lý vì keo dính quá chặt vào vải.

- Máy đánh số:

+ Máy đánh số tự động: chính xác, dễ thực hiện, không nhầm số, không nhảy số. Tuy nhiên, sản phẩm dễ bị dơ và có thể khó xử lý tẩy khi muốn hủy số.

+ Máy dán số : chính xác, dễ thực hiện, không nhầm số, không nhảy số, có thể gỡ số khi cần thiết. Tuy nhiện, phương pháp này khátốn kém và khó xử lý nếu keo dính quá chặt vào vải.

V.1.3. Nguyên tắc đánh số:

- Tùy theo lọai nguyên phụ liệu mà người ta qui định rõ việc đánh số được thực hiện trên bề phải hay bề trái của chi tiết.

- Cần đánh số trong diện tích đường may của chi tiết sao cho khi may xong thì khuất số.

- Đánh số phải quan sát lá giấy trên mặt để phát hiện số bàn, cỡ vóc có đúng với phiếu hạch toán bàn cắt hay không.

- Đánh số theo thứ tự từ 1 cho đến hết từng màu một.

- Cần có bản vẽ qui định vị trí đánh số và vị trí ép mex. Có thể sử dụng thêm bút lông màu để phân biệt mặt vải khi đánh số và ký hiệu các loại mex

- Vị trí đánh số phải đúng như qui định, chiều cao của số không được vượt quá 2/3 độ rộng đường may.

V.2. Bóc tập :

Là công việc chia số chi tiết đã cắt thành nhiều nhóm nhỏ theo yêu cầu của mã hàng để tiện cho việc điều động rải chuyền sau này. Khi tiến hành bóc tập xong, cần ghi phiếu bóc tập và buộc vào từng tập vải, làm cơ sở kiểm tra các chi tiết sau này.

V.3. Khoan dấu, bấm dấu trên chi tiết chính:

Sử dụng máy khoan dấu hoặc máy cắt để khoan dấu, bấm dấu các vị trí cần làm dấu trên hàng loạt các chi tiết sản phẩm. Các vị trí này cần được nêu rõ trong Bảng Qui định cho phân xưởng cắt.

PHIẾU BÓC TẬP Mã hàng:

Màu : Bàn cắt số: Cỡ vóc: Số lớp bóc:

Từ lá số … đến lá số…… Ngày….tháng ….năm….

Người Bóc tập Ký tên

Máy khoan dấu V.4. Kiểm tra chi tiết:

Nhân viên kiểm tra chất lượng cần lấy mẫu để kiểm tra cụ thể như sau:

 Lỗi cắt: lấy 1 lá đầu, 1 lá cuối và một lá giữa trong chi tiết, trải êm phẳng trên bàn. Tiến hành đặt mẫu rập lên trên, mẫu vải phải trùng với mẫu rập, thông số phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Dung sai cho phép đối với chi tiết bằng vải là ± 2mm. Nếu quá dung sai cho phép, tiến hành báo cáo cho tổ trưởng tổ cắt có biện pháp xử lý, vào biên bản kiểm tra.

 Các vị trí lấy dấu: lấy 1 lá đầu, 1 lá cuối của một chi tiết. Tiến hành so sánh với bảng qui trình đánh số, mẫu rập để kiểm tra các vị trí cần lấy dấu trên chi tiết (chiều dài vết bấm phải nhỏ hơn 5mm, dấu phải rõ, sắc nét, không làm rút sợi hoặc quá lớn làm rách, lủng sản phẩm).

 Sự cân xứng của các chi tiết: lấy lá đầu và lá cuối tiến hành so sánh 2 lá với mẫu cứng. Dung sai cho phép là ± 3mm. Tiến hành báo cáo cho tổ trưởng tổ cắt có biện pháp xử lý nếu có xảy ra sai sót. Ghi trực tiếp biện pháp xử lý vào biên bản kiểm tra.

 Các góc của chi tiết: Kiểm tra tất cả các góc bằng cách đặt mẫu lên chi tiết đầu tiên. Dung sai cho phép là ± 2mm. Nếu vượt quá dung sai này, phải báo cho tổ trưởng tổ cắt.

 Xơ cắt: Kiểm tra các xơ cắt trên các chi tiết dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm. Nếu các chi tiết không đạt, bắt buộc phải cắt lại.

 Đánh số: số đánh trên vị trí phải rõ, đúng vị trí, dễ đọc, đúng số thứ tự tập, đúng bàn, đúng chiều cao cho phép.

 Eùp keo: kiểm tra độ bám dính của keo vào vải bằng cách kéo mẫu vải có ép keo theo canh sợi xép hoặc cạo mặt keo ép xem có bong dộp hay bung sút không. Kiểm tra mặt chi tiết ở lớp ngoài để đảm bảo sau khi ép, chi tiết không bị biến dạng, ố vàng hay thay đổi màu sắc. Kiểm tra vị trí ép keo và chắc chắn không bị dấu chỉ, xơ vải, bụi bẩn trong các chi tiết có ép keo.

V.5. Phối kiện:

Là công tác kết hợp các nhóm chi tiết đã bóc tập vào thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chuẩn bị cho việc điều động rải chuyền. Chỉ sau khi kiểm tra đầy đủ các chi tiết, các kiện hàng mới được cho nhập kho Bán thành phẩm chờ gửi xuống chuyền may.

Phối kiện

CHƯƠNG IV: CÔNG ĐOẠN RÁP NỐI

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ may trang phục 2 docx (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)