Coâng ñoaïn giaët

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ may trang phục 2 docx (Trang 70 - 77)

V.1. Các hình thức giặt:

V.1.1. Đối với dây chuyền giặt khơ (Drycleaning):

Hàng được phân loại xong được đưa vào máy giặt khơ giặt sạch, được chia ra máy thổi phom sau đĩ được là phẳng bằng máy là ép, cuối cùng được kiểm tra cẩn thận trước khi đĩng gĩi.

V.1.2. Đối với hệ thống giặt nước (Laudry):

Hàng sau khi được phân loại được cho vào máy giặt nước giặt sạch rồi cho ra máy vắt li tâm vắt khơ, sau đĩ được đưa vào máy sấy hơi để sấy khơ rồi được cho ra máy thổi phom, sau đĩ được là phẳng bằng máy là ép cuối cùng được kiểm tra cẩn thận trước khi đĩng gĩi

Các loại bàn tẩy vết bẩn Bình phun thuốc tẩy

Nồi hơi trung tâm Hệ thống máy là hơi

Hệ thống sấy hơi Máy là cán

Hệ thống máy giặt nước

Hệ thống máy sấy hơi công nghiệp Hệ thống là cán drap trải giường

V.2. Giới thiệu về hệ thống giặt công nghiệp:

Máy giặt cơng nghiệp cĩ thể tích và khối lượng tương đương 4 lần máy giặt bình thường. Cứ 1 tiếng máy sẽ giặt xong một mẻ (trên dưới 40 kg quần, áo), cần 50 lít nước và 1 kg bột giặt đặc chủng. Như vậy, chiếc máy giặt này giặt gần 200 kg quần, áo/ 1ngày. Sau 1 hay 2 cối, máy được ngừng hoạt động để làm mát máy vừa để vệ sinh thùng máy. Vì chỉ thực hiện khâu giặt nước nên dù cĩ to lớn hơn các máy gia dụng nhưng cơ cấu của máy giặt cơng nghiệp khơng phức tạp hơn là mấy.

Bên ngoài, máy có đồng hồ cân đo khối lượng quần áo, công suất đang hoạt động để người công nhân dễ kiểm soát. Nước và bột giặt chuyên dụng cũng được đưa vào máy hoàn toàn tự động thông qua cần điều khiển. Cũng giống như máy giặt gia dụng, máy giặt công nghiệp cũng có nhiều mức nước phù hợp với khối lượng đồ cần giặt. Nếu là loaị máy được sản xuất từ năm 90 trở lại đây, thì máy có thể tự điều chỉnh lượng nưóc và xà phòng giặt tương ứng với lượng sản phẩm đang có trong máy. Tuy nhiên, với một số máy giặt đời cũ, thao tác này phải do công nhân tự ước lượng.

Máy thế hệ cũ lại được chia làm 2 dạng: loại đã đặt sẵn chế độ cài đặt nước (cứ khi nào nước đầy thì máy tự hoạt động); loại có 2 mức nước vừa hoặc đầy (do công nhân tự điều chỉnh). Dù sử dụng máy nào đi chăng nữa, để hoạt động hiệu quả, êm và tiết kiệm thì không nên giặt quá ít hay quá nhiều quần áo cho một lần giặt.

Khác với máy giặt gia dụng, thùng máy giặt cơng nghiệp được làm hồn tồn bằng inox, vỏ làm bằng thiếc hoặc thép tổng hợp chống rỉ (để tải và vận chuyển khối lượng quần, áo lớn). Máy cĩ khối lượng nhỏ hơn thì vỏ máy cĩ thể được làm bằng tơn dày. Chính vì được thiết kế chủ yếu bằng kim loại nên việc rị rỉ nước ra ngồi được kiểm sốt khá chặt chẽ. Máy giặt cơng nghiệp cĩ độ rung khá lớn, tiếng ồn nhiều. ở Việt Nam, máy cơng nghiệp cĩ 2 loại hình thức khác nhau: một cái hình khối vuơng và một cái hình khối trịn. Nhưng đấy chỉ là sự khác nhau về hình thức bên ngồi cịn cấu tạo thùng máy bên trong và cơ chế hoạt động là tương tự nhau.

Sau khi hồn thành khâu giặt nước, nhân viên giặt là sẽ chuyển bằng tay đồ từ máy giặt sang máy vắt. Máy vắt cĩ hình dáng giống như một chiếc nồi áp suất khổng lồ. Khối lượng vắt 1 lần là 15 kg. Cĩ hai loại đặt giờ vắt. Một là loại máy vắt đặt giờ tự động, cứ khoảng hơn 5 phút thì tự ngưng vắt. Cịn cĩ loại do người đặt giờ. Vì vắt là một cơng đoạn cĩ độ rung rất cao nên thành máy là cũng khá dày, chừng 20 đến 30 cm. Khoang máy làm bàn thép trắng chống rỉ và được thiết kế với chi chít các lỗ thốt nước. ống xả của máy vắt ngắn và đặt trực tiếp ở cống thốt nước. Khi máy vắt đang chạy mà mở nắp máy thì máy vẫn tiếp tục hoạt động, vì thế để bảo đảm an tồn chỉ nên mở máy khi nĩ đã hồn tồn dừng hoạt động.

Tiếp theo là cơng đoạn cán khơ. Vì đây là loại máy rút ngắn thời gian hiệu quả nhất vì ta cĩ thể bỏ qua khâu phơI khơ. Máy cán rất cồng kềnh, phải cĩ một gian nhà lớn mới chứa được. Máy gồm nhiều trục cuốn nĩng vừa làm chức năng của một chiếc bàn là giúp cho vải thẳng vừa làm chức năng của máy sấy nĩng giúp vải khơ trong tức thì. Để hỗ trợ máy cán hoạt động, cần ít nhất 4 cơng nhân thường xuyên túc trực bên máy. Hai người ở đầu máy đưa vải vào cán. Hai người đĩn vải ở đầu ra của máy để gấp lại, thực hiện đĩng gĩi luơn tại khâu này.

Cũng như các loại máy tự động khác. Nếu khơng tuân thủ các qui trình hoạt động và bảo dưỡng thì sẽ dẫn đến việc máy hay bị hỏng vặt mà việc sửa chữa thì phức tạp và tốn hơn nhiều so với máy gia dụng. Vì phần lớn linh kiện của máy là hàng nhập, khơng dễ dàng tìm mua trên thị trường Việt Nam. Về tuổi thọ máy thì cũng tương đương với những máy gia dụng khác trên thị trường.

Máy giặt cơng nghiệp chỉ phù hợp với nhà xưởng rộng, dây chuyền tự động đồng loạt với nhiều cơng nhân điều phối. Khách sạn, nhà hàng, nơi cĩ khối lượng đồ giặt lớn, thường xuyên và yêu cầu về thời gian gấp rút là đối tượng khách hàng phù hợp của xí nghiệp giặt là cơng nghiệp

Tại Xí nghiệp Giặt là Tràng An nằm tại 186 Trương Định đã cĩ cả 3 loại máy cơng nghiệp này cùng hơn 20 cơng nhân điều khiển máy đang lao động liên tục. Năm chiếc máy giặt cơng nghiệp hoạt động hết cơng suất để đáp ứng các khối lượng đồ khổng lồ đến từ các khách sạn lớn nhỏ cũng như các đại lý giặt là trong thành phố. Chủ yếu là khăn, ga, rèm, ngồi ra cịn cĩ quần áo. Vào bẩn ra sạch, việc thực hiện cĩ khi chỉ trong một ngày là cĩ thể trả hàng cho khách. Chi phí để xây dựng một phân xưởng như thế này lên tới hàng tỉ đồng nhưng nếu hoạt động rất hiệu quả và thu hồi vốn nhanh chĩng trong bối cảnh dịch vụ - cơng nghiệp phát triển chĩng mặt và nhà nhà đem đồ ra tiệm giặt mặc dù ai cũng đã cĩ sẵn máy giặt gia dụng. Anh Quang - quản đốc phân xưởng cho biết, trong mơi trường lao động giữa điện và nước như ở đây, ban lãnh đạo Xí nghiệp luơn đặt vấn đề an tồn lao động lên hàng đầu. Các cơng nhân trong Xí nghiệp phải nắm vững cơ chế hoạt động cũng như qui tắc an tồn của các loại máy này.

V. 3. Phòng chống bụi bặm:

Để đảm bảo tốt vệ sinh công nghiệp, tránh dây bẩn, đảm bảo tốt chất lượng hàng hóa, tất cả các bộ phận sản xuất phải tuân theo qui định sau đây:

- Trước khi vào xưởng, công nhân phải ăn mặc sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng. Nên thay đổi giày dép trước khi vào xưởng.

- Sản phẩm may xong cần phải cho vào hộp, thùng … ngay, tránh để bừa bãi ở sàn nhà, gầm ghế.

- Trước khi may, phải lau chùi máy móc thật sạch sẽ.

- Không được ngồi hoặc dẫm chân lên bán thành phẩm, nguyên liệu.

- Không để lẫn lộn các màu, không dùng dây màu để buộc bán thành phẩm.

- Bán thành phẩm, nguyên liệu trong quá trình vận chuyển phải được che đậy cẩn thận.

- Sau khoảng thời gian định kỳ (khoảng 1-2 giờ), nên có lao công dọn dẹp bụi, xơ vải hay vải vụn trong phân xưởng.

- Hàng hóa dở dang trên chuyền phải sắp xếp thứ tự, gọn gàng, không để rơi vãi bừa bãi. Khi hết giờ sản xuất, phải được che đậy kỹ càng, chống bụi bẩn hoặc mưa dột.

- Cần giáo dục tinh thần tự giác giữ gìn vệ sinh công nghiệp ở mỗi công nhân. V.4. Công đoạn cắt chỉ, dò kim: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

V.4.1. Cắt chỉ, hút chỉ:

Các sản phẩm sau khi may xong phải được tiến hành cắt chỉ , quá trình này được thực hiện bằng tay hay bằng máy có chương trình cắt chỉ tự động bằng máy. Trong công đoạn hoàn tất quá trình cắt chỉ, cho toàn bộ sản phẩm mà trong quá trình may chưa cắt được hết chỉ may, còn gọi là cắt chỉ tổng hợp. Công việc này thường được làm bằng tay và thực hiện trên từng sản phẩm một. Qui trình thực hiện như sau:

- Đầu tiên phải có một cây bấm chỉ.

- Lộn bề trái sản phẩm ra , cắt chỉ từ phía trên lần xuống tới lai, cả hai mặt trước và mặt sau của sản phẩm. Chú ý những nơi ở đầu và cuối đường may,

- Lộn mặt phải của sản phẩm ra, sau đó tiến hành cắt chỉ từ trên lần xuống tới lai .

Sau khi cắt chỉ xong , các vụn chỉ hay bụi vải còn tồn đọng trên sản phẩm sẽ được làm sạch qua quá trình hút chỉ . Quá trình này được thực hiện bằng máy hút chỉ hay giũ chỉ. Công nhân cầm từng sản phẩm đưa vào máy, các vụn chỉ, bụi vải sẽ được quạt thổi hút vào máy.

Cách bảo trì máy hút chỉ:

+ Để máy được bảo trì tốt, sử dụng lâu dài, công nhân khi sử dụng cần làm các bước sau: Vào ca:

- Làm vệ sinh máy.

- Kiểm tra nguồn điện và công tắc nguồn, bảo quản, đảm bảo an toàn cho máy hoạt động. - Kiểm tra lưới cản trước quạt hút phải sạch sẽ và đặt gá chắc chắn.

Khi vận hành máy :

- Bấm nút “On” khởi động máy, đợi 5 giây cho máy đạt tốc độ ổn định. Cuối giờ :

- Rút phích cắm khỏi ổ điện.

- Thu dọn sản phẩm để vào nơi qui định.

- Làm vệ sinh máy và lưới cản trước quạt hút và đậy bao che bụi cẩn thận. V.4.2. Dò kim:

Đây là một quá trình kiểm tra để các sản phẩm may không còn sót các mảnh kim bị gẫy hay các mảnh kim loại xảy ra trong công đoạn may. Công việc này được tiến hành cho những sản phẩm không có phụ liệu bằng kim loại. Mục đích của quá trình này là đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Từng sản phẩm được đưa vào máy dò kim . Nếu có mảnh kim hay kim loại trên sản phẩm, máy sẽ báo tín hiệu , công nhân lấy sản phẩm ra , tìm và lấy cho hết những vật kim loại ra khỏi sản phẩm.

V.4.2.1. Công dụng của máy dò kim: dùng để tìm các vật lạ bằng kim loại lẫn vào trong sản phẩm như: kim gãy, kim gài, mảnh nút kim loại, . . .

V.4.2.2. Phân loại: Máy dò kim thật ra là máy dò kim loại, dùng sóng siêu âm. Khi gặp vật lạ bằng kim loại, máy sẽ tự động kêu lên. Tùy theo chức năng dò kim , có các loại máy dò kim sau:

 Máy dò kim tủ treo .

 Máy dò kim băng tải.

 Máy dò kim cầm tay.

 Máy dò kim để bàn

Máy dò kim tủ treo. Máy dò kim để bàn

Máy dò kim bằng tay. Máy dò kim băng tải

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ may trang phục 2 docx (Trang 70 - 77)