Coâng ñoaïn laø

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ may trang phục 2 docx (Trang 55 - 67)

Uûi là một khâu quan trọng trong sản xuất công nghệ hàng may mặc. Sản phẩm may đẹp cũng có thể do ủi không tốt mà làm giảm giá trị hay một sản phẩm có khuyết tật nhỏ trong khi may cũng có thể dùng phương pháp ủi sửa chữa được, làm đẹp thêm lên.

III.1. Bản chất: Uûi là quá trình tạo hình dạng cho một chi tiết hay toàn bộ sản phẩm quần áo ở trong trạng thái nhiệt ẩm dưới tác dụng của một trạng thái bề mặt.

III.2. Đặc tính của quá trình ủi: các hoạt động trong ủi gồm:

- Tạo hình dạng hay biến đổi hình dạng sản phẩm qua tác dụng nén, ép hay kéo.

- Định hình hay ổn định hiệu quả ủi bằng cách làm mát và làm khô sản phẩm nhờ khí nén hay hút.

- Làm dẻo hay mềm vải bằng hơi (nhiệt ẩm). III.3. Các thông số kỹ thuật của các loại hình ủi:

Trong quá trình ủi, người ta tác dụng lên vải đồng thời các yếu tố: Nhiệt độ, áp suất, độ ẩm và thời gian. Tùy theo đặc điểm của công nghệ ủi, người ta có thể sử dụng các loại hình: ủi nhiệt, ủi hơi nước hay ủi kết hợp nhiệt và hơi nước.

III.3.1. Nhiệt độ: có tác dụng rút ngắn thời gian ủi. Nhiệt độ để ủi nằm trong khoảng 110 – 260 o

C. Khi ủi ở nhiệt độ cao, bàn ủi phải được di chuyển liên tục trên mặt vải. Nếu không tuân thủ điều này, có thể gây ra cháy sém mặt vải. Nhiệt độ của bàn ủi phải phù hợp với loại vải được ủi. Trước khi dùng bàn ủi để ủi sản phẩm, nên ủi thử lên một miếng vải nhỏ làm từ nguyên liệu ấy để tránh làm cháy sém mặt vải.

III.3.2. Aùp suất: dưới tác dụng của áp suất, những chỗ nhàu nát và bị gấp nếp trên vải được phẳng ra, sợi vải được nén ép xuống, khiến cho độ dày của nguyên liệu giảm đi.

III.3.3. Độ ẩm: độ ẩm cũng là một tác nhân quan trọng trong khi ủi. Tất cả các loại vải đều dễ thấm ẩm từ không khí và bao giờ chúng cũng có một độ ẩm nhất định, trừ loại vải sợi tổng hợp. Khi ủi, ta làm tăng độ ẩm của vải bằng cách vẩy nước, thấm nước bằng giẻ, ủi qua một tấm vải ẩm đặt trên vải chính hoặc dùng bàn ủi hơi. Nhờ có nhiệt độ của bàn ủi, nước ở vải lót sẽ bốc hơi và thấm đều vào vải chính. Độ ẩm khiến vải mềm mại, dễ ủi hơn và tránh làm bóng mặt vải. Nếu ủi hơi thì sau khi ủi, nhất thiết phải treo sản phẩm lên để hơi nước còn lại trong sản phẩm bốc hơi đi.

III.3.4. Thời gian ủi: phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm và loại vải được ủi.

III.4. Aûnh hưởng của tính chất vật liệu và điều kiện sản xuất đến quá trình công nghệ ủi: III.4.1. Aûnh hưởng của tính chất vật liệu đến quá trình công nghệ ủi:

Vải sợi bông: có thể dùng phương pháp ủi nhiệt, ủi hơi càng tốt. Có thể ủi cả 2 mặt trái và phải. Nhiệt độ ủi từ 180-200 oC.

Vải lanh: bao giờ cũng đòi hỏi ủi hơi. Ngoài ra, cũng giống như vải bông, vải lanh phải ủi ở nhiệt độ cao thì mới đạt kết quả giữ nếp. Vải lanh chịu được nhiệt độ cao nhất trong các loại vải.

Vải len dạ: đòi hỏi trong khi ủi phải quan tâm đặc biệt. Ta ủi mặt trái vải qua lượt vải lót ướt, nếu muốn ủi bai hoặc ủi thu thì ta thấm nước vào vải và ủi trực tiếp lên vải, không qua vải lót. Nếu vải len có nhiều lông, thì ta còn đặt một tấm vải lót khô bên dưới tấm vải lót ướt để lông không bị dập. Nhiệt độ ủi khoảng 165-190 oC

Vải sợi tơ tằm: ta ủi khô thẳng trên vải hay qua một lớp vải lụa mỏng. Một số vải lụa tơ tằm, ta có thể ủi qua vải ướt nhưng có một số loại không ủi ướt được, vì nước làm loang lổ vải. Nhiệt độ ủi từ 140-150 oC.

Vải tơ nhân tạo Visco, Polyester: ta ủi khô thẳng lên vải. Nhiệt độ từ 150-160 oC. Nếp ủi giữ lâu và chỉ xóa được dưới nhiệt độ cao.

Vải sợi Poliamid và Acetat: ta ủi khô dưới nhiệt độ thấp hơn 140 oC

III.4.2. Aûnh hưởng của điều kiện sản xuất vật liệu đến quá trình công nghệ ủi: III.4.2.1. Thành phần cấu tạo xơ:

- Các xơ dệt có có cấu tạo hóa lý khác nhau sẽ có phản ứng khác nhau trước tác dụng của lực ép, độ ẩm và nhiệt độ.

- Dưới tác dụng của độ ẩm và nhiệt độ, vải dệt trở nên dẻo hoặc dễ tạo hình.

- Khả năng tạo hình của vật liệu tùy thuộc đặc biệt vào khả năng hút ẩm và tính chất nhiệt của xơ. Còn khả năng tạo hình của quần áo cần cử động phụ thuộc trước hết vào thành phần cấu tạo của xơ và các tính chất cấu trúc của xơ

III.4.2.2. Phương pháp xản xuất sợi dệt ra vải:

- Tùy theo phương pháp sản xuất sợi, xuất hiện ứng suất bên trong của sợi. Ứng suất này tác động tạo ra hiện tượng co khi ủi.

- Khả năng tạo hình phụ thuộc căn bản vào độ giãn của sợi. III.4.2.3. Phương pháp công nghệ xử lý hoàn tất vải.

III.4.2.4. Cấu trúc xốp của vải: cấu trúc xốp có ảnh hưởng đến tính chất cơ lý và các công đoạn gia công tiếp theo của vải. Ví dụ: tốc độ ngấm của hơi nước vào trong vải dệt thoi phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và đường kính của các lỗ rỗ trong vải.

III.4.2.5. Độ thẩm thấu của vải: có quan hệ chặt chẽ với sự truyền nhiệt và truyền ẩm trong quá trình ủi. Trong quá trình xử lý nhiệt ẩm, một hỗn hợp khí - hơi nước được ép đi qua vải. Các thông số ảnh hưởng đến độ thẩm thấu của vải trong quá trình ủi là: áp lực khí, cấu trúc vải, độ dày vải, khối lượng riêng của vải, số lớp chồng lên, lực ép của vật liệu nén trong xử lý nhiệt ẩm.

III.4.2.6. Độ ẩm của vải.

III.4.3. Aûnh hưởng của thiết bị ủi đến quá trình công nghệ ủi: III.4.3.1. Nhiệt độ và áp lực hơi nước:

- Nhiệt độ có ảnh hưởng quyết định đến kết quả ủi. Nhiệt độ được điều chỉnh qua áp lực của hơi nước. Cả hai đại lượng này phụ thuộc trực tiếp lẫn nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Để ủi, về nguyên tắc, cần sử dụng hơi nước áp lực cao (0,4 – 0,5 Mpa). Nhiệt độ hơi bão hòa khoảng 143 – 158 oC. Khi hơi đi vào vùng trống của vật ủi, có tác dụng giảm áp (lực ép của vật ủi)

- Nhiệt độ của hơi nước quá nhiệt bằng khoảng 135 oC. Trên đường chuyển tiếp đến vật ủi (truyền từ vùng quá nhiệt sang vùng hơi ẩm), hơi nước sẽ giảm nhiệt và đạt nhiệt độ 100 oC. Sản phẩm ủi cũng sẽ nhận được một nhiệt độ xấp xỉ như vậy.

- Theo nghiên cứu của Bottner, nhiệt độ của vật liệu nằm trong vùng ép để ủi (tại áp lực hơi nước 0,4 Mpa) tăng tỉ lệ với thời gian xử lý hơi nước đến một giá trị nhất định, sau đó giữ nguyên gần như không đổi.

Dưới đây là bảng Quan hệ giữa thời gian xử lý hơi nước và nhiệt độ vải dệt thoi:

Thời gian (s) Nhiệt độ (oC)

5 99

10 105

>10 105

III.4.3.2. Hút và làm mát:

- Có tác dụng đối với hiệu quả làm co và định hình sản phẩm ủi.

- Đối với các loại vải với nhiều chất lượng khác nhau, phải làm thí nghiệm trước quá trình ủi để xác định thời gian tác dụng của lực ép, nhiệt độ, độ ẩm cũng như hút và làm mát. Từ đó, xây dựng qui trình công nghệ ủi thíh hợp cho từng sản phẩm.

- Những thay đổi kích thước không kiểm soát được trong quá trình ủi có thể dẫn đến những chỗ hư hại vĩnh viễn trên sản phẩm ủi.

III.5. Các phương pháp ủi trong công nghiệp may: III.5.1. Theo nhiệm vụ và mục đích công nghệ:

- Uûi thiết kế : tạo hình dạng mới qua uốn, gập, kéo giãn, nén ép và nén phồng những vùng nhất định trên sản phẩm

- Uûi làm phẳng: hồi phục hình dạng, làm phẳng sơ hay sợi, loại bỏ hình dạng không mong muốn hay sự thay đổi bề mặt không mong muốn của vải.

III.5.2. Theo tiến độ ủi:

- Phương pháp ủi sơ bộ: tiền xử lý chi tiết cắt.

- Phương pháp ủi trung gian: dùng trong công đoạn hoàn thành hay liên kết các chi tiết quần áo.

- Phương pháp ủi sau cùng:ủi kết thúc để tổ chức tạo dựng và định hình hình dạng bên ngoài sau cùng của sản phẩm quần áo.

III.5.3. Theo tính chất và công dụng của kỹ thuật ủi:

- Uûi lật, ủi rẽ đường may: là cách ủi để làm các đường may can thêm phẳng, êm và không bị dày.

- Uûi định hình: để ủi các chi tiết rời hoặc bộ phận rời cần định hình theo khuôn mẫu như nẹp, cầu vai, cổ, manchette, túi…. Để tạo điều kiện cho khâu may đạt chất lượng, đảm bảo û năng suất.

- Uûi tạo hình: kỹ thuật ủi này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao. Khi ủi tạo hình, ta ủi tấm vải phẳng thành những hình dáng cong theo hình dáng của cơ thể hay theo mốt hiện hành. Đôi khi ta cũng tạo hình dáng cong cho ôm sát cơ thể ở phần mông và ngực bằng cách sử dụng các chiết ly thân sau quần và chiết ly ngực. Phương pháp ủi tạo hình đạt kết quả tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào loại nguyên liệu. Loại nguyên liệu mềm mại, mỏng thì chỉ ủi tạo hình theo dáng cong mà sản phẩm cần có. Những nguyên liệu sau khi ủi tạo hình thì khi tiến hành ủi hoàn tất cần cẩn thận, tránh làm hỏng hình dáng đã tạo. Khi ủi tạo hình, ta ủi trực tiếp vào mặt trái của vải, không qua vải lót đệm, nên nhiệt độ của bàn ủi không được quá cao để khỏi làm cháy hoặc ố vàng vải. Những chỗ cần ủi tạo hình, ta thấm nước sạch vào và ủi sao cho có chỗ bị giãn ra (ủi bai), có chỗ lại co lại (ủi thu) tùy theo hình dáng ta cần. Trong công nghiệp, nếu dùng bàn ủi hơi, sẽ lọai bỏ được động tác thấm nước vào vải và tránh được nguy hiểm bị cháy hoặc bẩn vải.

- Uûi hoàn chỉnh sản phẩm: có tác dụng làm phẳng mặt vải, loại trừ những vết bóng và những dấu vết khác có thể để lại sau khi may, đồng thời tạo dáng hoàn chỉnh cho sản phẩm. Nếu ủi tốt, ta có thể làm đẹp thêm dáng sản phẩm và tăng giá trị của nó. Ngược lại, nếu ủi không đạt yêu cầu, có thể làm hỏng cả dáng của sản phâm, mặc dù nó được may rất khéo và vừa vặn. Trong khi ủi hoàn chỉnh, không những ta phải giữ được hình dáng trong khi ủi tạo hình mà ta còn phải hoàn chỉnh hình dáng sản phẩm lên mức cao hơn. Đó là: phải giữ được độ mo ở ngực, ở bả vai, ở mông, ở vòng eo và dáng đứng của vải. Những chỗ cần phẳng thì ta ủi trên nệm phẳng, nhũng chỗ cần có độ mo, ta ủi trên đệm gối, ống quần ủi trên tay đòn,… Với những sản phẩm cao cấp, ta nên ủi trên máy ủi phom. Máy ủi phom có nhiều loại được chế tạo theo hình dáng của các sản phẩmkhác nhau. Những chi tiết nhỏ còn lại, ta ủi lại bằng bàn ủi tay.

III.6. Giới thiệu các thiết bị ủi:

III.6..1.Bàn ủi điều chỉnh bằng điện: Bàn ủi điện được cấu tạo như sau:

- Đế ủi: bằng nhôm hoặc gang được đánh bóng và nhẵn để tránh làm hư vải. Bề mặt (diện tích) ủi, tùy theo loại công việc ủi, thường trong khoảng 100 đến 400 cm2. Mũi nhọn của đế giúp ủi phẳng đường may và các hình dạng khác của chi tiết sản phẩm. Bên trong đế có đúc bộ phận ống đốt để làm nóng bàn ủi đến nhiệt độ cần thiết.

- Trọng lượng của vật ép hỗ trợ tác dụng ủi: Tùy theo vật liệu ủi nặng hay nhẹ, trọng lượng của vật ép có thể từ 1 đến 10 kg.

- Tay cầm bằng nhựa: có tác dụng cách nhiệt.

- Điều chỉnh nhiệt độ bằng băng lưỡng kim(2 băng làm bằng kim loại). Băng lưỡng kim thường được làm từ băng thứ nhất là các kim loại như Fe, Ni, Mn và băng thứ hai là băng dẫn nhiệt kém gồm Fe + Ni (35-36%). Thông thường có 5 bậc điều chỉnh nhiệt độ, cụ thể là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

100 o C ( ±20 oC): vải từ xơ Polyamid, Acetat

150 o C ( ±20 oC): vải từ xơ Polyester 160 o C ( ±20 oC): vải từ xơ Len 220 o C ( ±20 oC): vải từ xơ Lanh.

Bàn ủi điện

III.6.2. Bàn ủi hơi:

Là loại bàn ủi điện được hỗ trợ tác dụng bằng hơi. Trong khi ủi, hơi nước sẽ tuôn qua các lỗ khoan của đế ủi để tỏa vào vật liệu. Tác dụng của hơi: chống làm bóng vải, không phải làm ẩm vật liệu trước khi ủi.

- Đế ủi: thường làm bằng các hợp kim Al + Si, có tuổi thọ cao. Ngoài ra, người ta còn dùng loại đế ủi làm bằng nhựa Teflon, còn gọi là đế ủi chống làm bóng.

- Ưu điểm của loại đế ủi chống làm bóng:

+ Nhiệt độ tiếp xúc giảm, làm tăng nhiệt độ ban đầu, tăng chất lượng hơi. + Giảm thiểu nguy cơ tạo bóng hay làm nám cháy vải từ xơ, sợi tổng hợp. + Xơ không bám dính vào đế, làm khả năng trượt tốt.

- Trong công nghệ may, tùy khả năng nối mạch thực tế, có thể dùng bàn ủi hơi cao áp hay thấp áp:

+ Bàn ủi hơi thấp áp: một thùng nước dễ di chuyển, cấp nước qua một đường dẫn cho bàn ủi để tạo hơi trong đế ủi.

+ Bàn ùi hơi cao áp: Hệ thống rãnh nằm trong đế ủi được nối với đường dẫn hơi từ thiết bị sản xuất hơi đến. Mỗi khi nhấn vào nút điều khiển ở tay cầm bàn ủi, hơi sẽ được tuôn qua các lỗ khoan của đế ủi tỏa vào vật liệu ủi.

Bàn ủi hơi

III.6.3.. Bàn ủi điều khiển bằng điện tử: Dùng bộ điều khiển điện tử thích hợp thay thế cho các bộ điều hòa nhiệt từ trước đến nay trong ủi công nghiệp.

- Các loại bàn ủi khô, cao áp hay thấp áp được nối với một điều khiển điện tử qua một đầu cắm chuyên dùng. Sản phẩm nổi tiếng trên thế giới là bộ điều khiển Veitronic của hãng Veit.

- Veitronic 2000/2001: Lập trình vô cấp từng nhiệt độ ủi yêu cầu trong phạm vi từ 85 oC- 225oC với độ chính xác là ±3 oC. Ngoài ra, còn có khả năng kết nối vơi điều khiển hút và hơi

III.6.4.Bàn để ủi : có 2 loại:

+ Bàn gỗ có bọc vải dày flanel dùng để đặt sản phẩm lên và tiến hành ủi. Thường đặt ở trong chuyền may nơi cần lấy dấu, ủi các chi tiết.

+ Bàn có hút chân không: nằm trong chuyền may và ở công đoạn hoàn tất. Dùng để ủi trong quá trình lắp ráp sản phẩm và ủi hoàn tất sản phẩm.

Bàn để ủi III.6.5. Tay đòn bằng goã :

Có nhiều kích thước khác nhau và có thể di chuyển được trên trục đặt phía trên bàn để ủi. Một mặt to, phẳng, phần còn lại hình tròn, được bọc lớp vải dày (gọi là đệm gối), dùng để ủi phẳng và để ủi các chi tiết cần có độ mo như đỉnh vai, ngực áo…. của sản phẩm.

Dưới đây là hình ảnh của các bàn để ủi có tay đòn bằng gỗ:

Các loại bàn ủi có tay đòn bằng gỗ

III.6.6. Máy ủi ép (ủi dập):

Là loại máy được thiết kế các mặt ủi rất đa dạng phù hợp theo hình dáng của từng loại chi tiết

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ may trang phục 2 docx (Trang 55 - 67)