Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch Quảng Ngãi đến năm 2010 (Trang 42 - 43)

Năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam 2001 – 2010 với quan điểm chỉ đạo chung “Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Du lịch được xác định là một hướng chiến lược quan trọng trong Đường lối phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước. Vì vậy địi hỏi các ngành, mỗi cấp, mỗi địa phương và tổ chức xã hội , với trách nhiệm của mình trong đĩ Ngành Du lịch là nịng cốt, phải cĩ nhận thức và tư duy mới nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực của đất nước để phát triển mạnh Du lịch, hình thành ngành cơng nghiệp Du lịch cĩ quy mơ ngày càng tương xứng với tiềm năng Du lịch to lớn của ta”

Ngành du lịch Quảng Ngãi là một bộ phận trong tổng thể ngành du lịch Việt Nam. Do vậy quan điểm phát triển của du lịch Quảng Ngãi cũng theo đúng đường lối, quan điểm phát triển của du lịch Việt Nam trong định hướng chiến lược phát triển du lịch tỉnh nhà. Phấn đấu đến năm 2010 du lịch Quảng Ngãi thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong những ngành quan trọng xuất khẩu “tại chỗ” trên cơ sỡ khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hĩa, lịch sử. Sau đây là các quan điểm chỉ đạo trong định hướng phát triển du lịch Quảng Ngãi.

Thứ nhất: Quan điểm phát triển du lịch bền vững:

Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo vệ và tơn tạo nguồn tài nguyên, mơi trường sinh thái bền vững. Từ đĩ đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tơn tạo, khai thác các tiềm năng về nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn nhưng phải bảo đảm cho mơi trường cảnh quan tự nhiên trong sạch và khơng bị xâm hại và cĩ đầu tư để tái tạo cũng như bảo tồn các nguồn tài nguyên này.

Quy hoạch du lịch cũng phải gắn với việc bảo vệ mơi trường xã hội trong sạch, cần cĩ biện pháp tổ chức quản lý chặt chẽ để ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực từ việc giao thoa các nền văn hĩa.

chẽ giữa các ngành:

Như chúng ta đã biết, ngành du lịch nĩ là một ngành tổng hợp, vì vậy cần phải cĩ sự phối kết chặt chẽ giữa các ngành trong việc phát triển bền vững. Muốn vậy, cần phải nhận thức đúng đắn về phát triển du lịch trong tất cả các cấp, các ngành, từ đĩ cĩ sự chỉ đạo phối hợp chặt chẽ để đưa việc phát triển du lịch trở thành nhiệm vụ chung của mỗi cấp, ngành, mỗi người dân Quảng Ngãi. Nhờ đĩ sẽ thúc đẩy du lịch Quảng Ngãi phát triển bền vững và đạt được các mục tiêu đề ra.

Thứ ba: Quan điêm phát tiển du lịch phải gắn với việc bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an tồn xã hội:

Phát triển du lịch mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội, nhưng phải dựa trên quan điểm bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an tồn xã hội; đặc biệt trong bối cảnh Quảng Ngãi là tỉnh ven biển và hiện nay đang cĩ những dự án kinh tế quan trọng, nên vấn đề bảo đảm an ninh quốc gia và an tồn xã hội phải được chú trọng. Đặc biệt là đến năm 2005, dự án phát triển hành lang kinh tế Đơng – Tây hồn thành , lúc này du lịch Quảng Ngãi thu hút khách quốc tế thơng qua tuyến liên hồn (thơng qua nước thứ 3) thì vấn đề này cần được chú trọng đặc biệt.

Thứ tư: Quan điểm xã hội hĩa du lịch

Phải phát huy được vai trị của quần chúng nhân dân trong việc làm du lịch, phát động phong trào tồn dân làm du lịch vì nét văn hố của một dân tộc được biểu hiện qua hành vi, cách ứng xử của từng người, do đĩ mà muốn du khách thấy được bản sắc riêng, những nét tinh tế trong văn hố của dân tộc mình, thì chúng ta phải giáo dục, tuyên truyền văn hố ứng xử cho mỗi người dân trong việc tiếp xúc với du khách.

Thứ năm: Quan điểm phát triển theo ưu tiên sử dụng các nguồn lực.

Để phát triển du lịch, ngồi điều kiện ưu đãi của thiên nhiên, thì nguồn nội lực là quan trọng nhất. Do vậy, cần phải huy động và tập trung nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong nước, nhất là cần kêu gọi sự đầu tư từ các cơng ty lớn từ các tỉnh, thành như các tỉnh lân cận và nhất là các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lớn ở thành phố Hồ Chí Minh. Các nguồn lực từ các nhà doanh nghiệp và cá nhân là người Quảng Ngãi đang làm việc, sinh sống ở các thành phố lớn và kể cả kiều bào là người Quảng Ngãi đang sinh sống ở nước ngồi, cũng là một nguồn lực khơng nhỏ. Quảng Ngãi nên cĩ kế hoạch thu hút cho được các nguồn lực này để đầu tư phát triển du lịch Quảng Ngãi đầy tiềm năng này, thành một ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2010.

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch Quảng Ngãi đến năm 2010 (Trang 42 - 43)