Định h−ớng hình thành và phát triển cung ứng dịch vụ tại chợ đầu mối nông sản

Một phần của tài liệu Những chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm hình thành và phát triển chợ đầu mối (Trang 86 - 88)

2 Diện tích đất trồng ngũ cốc đ−ợc tính trên cơ sở cộng diện tích đ−ợc sử dụng gieo trồng của mỗi mùa vụ Do đó, tổng diện tích đất trồng ngũ cốc ở những vùng gieo trồng hoặc

3.1.4. Định h−ớng hình thành và phát triển cung ứng dịch vụ tại chợ đầu mối nông sản

mối nông sản

Sự phát triển cung ứng các loại hình dịch vụ tại các chợ đầu mối, một mặt, là sự hỗ trợ cần thiết nhằm phát triển các kênh phân phối và phát triển th−ơng nhân tại các chợ đầu mối nông sản. Mặt khác, nh− khái niệm đã nêu, nó chính là ph−ơng diện thể hiện trình độ tổ chức kinh doanh tại các chợ đầu mối phát triển cao hơn so với các chợ thông th−ờng khác. Tuy nhiên, thực trạng cung cấp dịch vụ tại các chợ đầu mối nông sản ở n−ớc ta vẫn còn nhiều hạn chế cả về sự hiện diện của các loại dịch vụ và chất l−ợng của dịch vụ đ−ợc cung ứng. Thực trạng này có nguồn gốc sâu xa từ trình độ kém phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh đó, một nguyên nhân không kém phần quan trọng chính là sự thiếu định h−ớng phát triển từ phía các đơn vị quản lý chợ, cũng nh− các cơ quan quản lý nhà n−ớc.

Trong định h−ớng hình thành và phát triển cung ứng các loại hình dịch vụ tại các chợ đầu mối nông sản ở n−ớc ta hiện nay cần tập trung tr−ớc hết vào một số loại hình dịch cơ bản sau:

Định h−ớng cung cấp các dịch vụ về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động kinh doanh tiêu thụ hàng nông sản qua chợ đầu mối

Đối với các chợ đầu mối nông sản, ngoài việc cung cấp dịch vụ cho thuê điểm kinh doanh trên chợ, còn phải cung cấp dịch vụ nh− dịch vụ kho, dịch vụ phơi sấy, bảo quản nông sản, sơ chế và chế biến nông sản, dịch vụ bến bãi,… Vì vậy, đây là nội dung định h−ớng có liên quan đến việc đầu t− xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là việc phê duyệt thiết kế mẫu của các chợ đầu mối nông sản. Trong nội dung định h−ớng cung cấp các dịch vụ về cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm các vấn đề cụ thể nh−: Tr−ớc hết, đảm bảo đầy đủ các công trình chức năng có qui mô phù hợp với các nhu cầu sử dụng trong hoạt động kinh doanh; Thứ hai, thu hút các đối t−ợng có đủ năng lực chuyên môn tham gia cung ứng dịch vụ; Thứ ba, xây dựng cơ chế phù hợp trong việc cung cấp và sử dụng dịch vụ.

Định h−ớng phát triển dịch vụ về vận tải, giao nhận hàng hoá l−u thông qua chợđầu mối nông sản

Để đảm bảo sự phát triển dịch vụ này phù hợp với yêu cầu mở rộng về phạm vi và qui mô l−u thông của hàng nông sản qua chợ đầu mối và xuất phát từ thực trạng đã nêu, trong nội dung định h−ớng này cần chú trọng đến

các vấn đề: 1) Nâng cao tính tổ chức của hoạt động vận tải, giao nhận hàng hoá l−u thông quan chợ đầu mối; 2) Xây dựng cơ cấu chủng loại các ph−ơng tiện vận chuyển phù hợp với yêu cầu vận chuyển của từng loại nông sản;

Định h−ớng phát triển và cung cấp dịch vụ bảo quản, giám định và kiểm tra chất l−ợng hàng nông sản l−u thông qua chợ đầu mối

Dịch vụ bảo quản, giám định và kiểm tra chất l−ợng hàng hoá l−u thông qua chợ đầu mối có vị trí hết sức quan trọng vì những lý do làm tăng nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm đ−ợc l−u thông qua các chợ đầu mối. Chẳng hạn, thời gian l−u thông hàng nông sản qua các chợ đầu mối th−ờng cao hơn so với chợ khác, cung cấp các mặt hàng nông sản cho nhiều ng−ời tiêu dùng ở phạm vi rộng lớn,… Ngoài ra, yêu cầu phát triển kênh phân phối theo chiều ngang của chợ đầu mối nông sản đòi hỏi phải có sự đảm bảo ổn định về uy tín và chất l−ợng sản phẩm. Vì vậy, xuất phát từ lợi ích của ng−ời tiêu dùng và lợi ích của chính các th−ơng nhân, định h−ớng phát triển và cung cấp dịch vụ bảo quản, giám định và kiểm tra chất l−ợng hàng nông sản l−u thông qua chợ đầu mối cần đ−ợc đặc biệt quan tâm nhiều hơn trong những năm tới. Trong đó, những vấn đề cơ bản cần đ−ợc quan tâm phát triển trong định h−ớng này, bao gồm: 1) Khuyến khích thành lập các tổ chức có đủ năng lực chuyên môn tham gia kinh doanh, cung cấp dịch vụ này; 2) Ban hành những qui định bắt buộc và khuyến khích các th−ơng nhân chịu trách nhiệm về chất l−ợng sản phẩm của mình; 3) Xây dựng cơ chế hỗ trợ về chuyên môn cho các tổ chức kinh doanh dịch vụ và hỗ trợ chi phí các th−ơng nhân sử dụng dịch vụ này.

Định h−ớng phát triển và cung cấp dịch vụ tài chính, ngân hàng cho hoạt động kinh doanh, tiêu thụ hàng nông sản qua chợ đầu mối

Có thể nói, sự kém phát triển của hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng là một trong những nguyên nhân hạn chế sự phát triển về qui mô và phạm vi của hàng hoá l−u thông qua các chợ đầu mối nông sản. Chẳng hạn, việc thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch mua bán hàng nông sản hiện nay sẽ không phù hợp với qui mô và phạm vi hoạt động của các chợ đầu mối do hạn chế về khả năng huy động khối l−ợng lớn tiền mặt tại một thời điểm, về đảm bảo an toàn cho ng−ời mang tiền,… Hay, việc cung cấp tín dụng của các chủ sạp, các nậu vựa với lãi suất cao và điều kiện tín dụng ngặt nghèo gây ảnh h−ởng đến lợi ích của ng−ời sản xuất (nông dân) và đẩy giá lên cao làm hạn chế khả năng l−u thông của sản phẩm,… Tất cả những điều đó dẫn đến sự cần thiết phải xây dựng định h−ớng phát triển cung cấp dịch

vụ tài chính, ngân hàng cho hoạt động kinh doanh, tiêu thụ hàng nông sản qua các chợ đầu mối.

Trong nội dung định h−ớng này, những vẫn đề cần đ−ợc quan tâm bao gồm: Một là, xây dựng các biện pháp thu hút sự quan tâm của các tổ chức tài chính, các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác phát triển mạng l−ới của hộ đến tận các chợ đầu mối; Hai là, Nghiên cứu áp dụng những điều kiện tín dụng thuận tiện và phù hợp với tính chất kinh doanh hàng nông sản của các tầng lớp th−ơng nhân tại các chợ đầu mối; Ba là, tăng c−ờng khuyến cáo và khuyến khích các th−ơng nhân sử dụng dịch vụ tài chính (chính thức) để phòng ngừa các rủi ro tài chính trong các giao dịch kinh doanh.

Định h−ớng phát triển và cung cấp thông tin thị tr−ờng và các dịch vụ hỗ trợ khác đối với hoạt động kinh doanh, tiêu thụ hàng nông sản qua chợ đầu mối

Các đối t−ợng tham gia hoạt động kinh doanh tại các chợ đầu mối ở n−ớc ta hiện nay vẫn chủ yếu là nông dân, các hộ kinh doanh nhỏ hoặc mới đ−ợc phát triển trong những năm gần đây, nên th−ờng có những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận thông tin, tìm hiểu các qui định pháp luật và kiến thức có liên quan trong lĩnh vực kinh doanh hàng nông sản. Do đó, để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững trên các mặt về hàng hoá l−u thông, về sự chu chuyển của tiền tệ, về quan hệ giữa các thành viên trong kênh phân phối hàng nông sản qua chợ đầu mối cần phải phát triển và cung cấp nhiều dịch vụ khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh. Cụ thể, các dịch vụ hỗ trợ này bao gồm dịch vụ t− vấn và cung cấp thông tin thị tr−ờng, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ kế toán, dịch vụ t− vấn pháp lý… Do tính đa dạng các loại dịch vụ và tính cụ thể của mỗi loại dịch vụ, nên trong nội dung định h−ớng này vấn đề chung nhất cần đ−ợc quan tâm hàng đầu là việc tạo lập môi tr−ờng thể chế cho các dịch vụ phát triển, tiếp đến là khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ và nghiên cứu áp dụng các hình thức cung cấp dịch vụ, giá cả dịch vụ phù hợp với đối t−ợng sử dụng dịch vụ đặc biệt đối t−ợng là nông dân, ng−ời kinh doanh nhỏ.

Một phần của tài liệu Những chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm hình thành và phát triển chợ đầu mối (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)