Nếu quyết định của thị trƣờng (đa số các doanh nghiệp) là khôn ngoan

Một phần của tài liệu Khoaluan_NguyenManhHiep_K46BA5242 (Trang 65 - 67)

II. ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRÊN SÀN HOSE

a. Nếu quyết định của thị trƣờng (đa số các doanh nghiệp) là khôn ngoan

Khóa luận này đã khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quyến định thay đổi cơ cấu vốn doanh nghiệp trong năm nay dựa trên các biến trễ cấp 1 (năm trước). Giả sử rằng các quyết định của số đông doanh nghiệp là sáng suốt và tối ưu, và sự thay đổi trong cơ cấu vốn đó là cách doanh nghiệp theo đuổi chính sách cơ cấu vốn tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, một số kết quả đáng lưu ý được rút ra.

Theo kết quả của Phần II.1, sự thay đổi trong sử dụng nợ vay của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE năm nay so với năm trước phụ thuộc một cách có ý nghĩa thống kê vào các biến trễ cấp 1 (các thông số năm trước) Tỷ lệ Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của cổ phiếu, Tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản của doanh nghiệp và Log(Doanh thu), Tỷ lệ thu nhập trước thuế, lãi suất và khấu hao trên tổng tài sản doanh nghiệp và Tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản. Cụ thể mô hình này cho kết quả:

- Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (của cổ phiếu) năm trước càng cao, doanh nghiệp càng có xu hướng đi vay nhiều hơn trong năm nay. Vậy mô hình này đề xuất các doanh nghiệp có Tỷ lệ giá thị trường so với giá sổ sách của cổ phiếu năm ngoái càng cao càng có khả năng hấp thụ nhiều nợ hơn, vì vậy năm nay nên sử dụng nhiều vốn vay hơn so với các doanh nghiệp có Tỷ lệ này thấp, các yếu tố khác tương đồng.

- Tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản năm trước càng cao, doanh nghiệp càng có xu hướng đi vay nhiều hơn trong năm nay. Vậy mô hình này đề xuất các

có khả năng hấp thụ nhiều nợ hơn, vì vậy năm nay nên sử dụng nhiều vốn vay hơn so với các doanh nghiệp có Tỷ lệ này thấp, các yếu tố khác tương đồng.

- Doanh thu năm trước càng cao, có nghĩa là quy mô càng lớn, doanh nghiệp càng có xu hướng đi vay nhiều hơn trong năm nay. Vậy mô hình này đề xuất các doanh nghiệp có quy mô càng lớn, có khả năng hấp thụ nhiều nợ hơn, vì vậy nên sử dụng nhiều vốn vay hơn so với các doanh nghiệp có Tỷ lệ này thấp, các yếu tố khác tương đồng.

- Tỷ lệ thu nhập trước thuế, lãi suất và khấu hao trên tổng tài sản, thể hiện khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, năm ngoái càng cao thì năm nay doanh nghiệp càng có xu hướng giảm tỷ lệ sử dụng vốn vay. Vậy mô hình này đề xuất các doanh nghiệp có tỷ lệ sinh lợi cao vào năm ngoái, để bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu hiện tại cũng như duy trì sự linh động về mặt tài chính để tận dụng các cơ hội đầu tư, tài trợ cho tỷ lệ sinh lợi cao, bảo vệ giá trị doanh nghiệp thì năm nay nên giảm tỷ lệ sử dụng vốn vay, các yếu tố khác không đổi.

- Tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản năm trước càng lớn thì doanh nghiệp càng có xu hướng giảm sử dụng nợ trong năm nay. Vậy mô hình này đề xuất các doanh nghiệp có tỷ lệ sử dụng nợ cao năm trước nên giảm sử dụng nợ vào năm nay, các yếu tố khác không đổi.

Đồng thời các kết quả trên cũng cho thấy Lý thuyết thứ tự lựa chọn khá phù hợp với thực tế, thể hiện qua hệ số hồi quy tỷ lệ sinh lợi mang dấu âm. Các yếu tố khác vẫn có thể đúng cho cả Lý thuyết thứ tự lựa chọn lẫn Lý thuyết đánh đổi.

Còn các kết quả của Phần II. 2 Chương này có thể dùng để đưa ra đề xuất gì? Theo các kết quả này, với giả định rằng quan hệ giữa cơ cấu vốn và giá trị doanh nghiệp tuân theo Lý thuyết đánh đổi, doanh nghiệp nên duy trì cơ cấu vốn ở mức tỷ lệ Nợ vay trên tổng tài sản là 12%. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, mô hình này có dấu hiệu thiếu biến, vì vậy các hệ số hồi quy có thể bị lệch. Các hạn chế của một mô hình thiếu biến đã được giải thích ở Phần II, Chương 2.

Một phần của tài liệu Khoaluan_NguyenManhHiep_K46BA5242 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)