Chương 6: TÍNH TỔ CHỨC VÀ XÂY DỰNG
6.2.2.5. Nhà sinh hoạt vệ sinh:
Bất kỳ một nhà máy thực phẩm nào nhất thiết phải có nhà sinh hoạt vệ sinh, trong đó gồm các khu vực sau: Nhà vệ sinh, phòng giặt là, phòng phát áo quần - bảo hộ lao động và thay mặc ...
Nhà được bố trí ở cuối hướng gió và được chia ra nhiều phòng dành cho nam và cho nữ: phòng vệ sinh nam, phòng tắm nam, phòng để và thay áo quần nam, phòng vệ sinh nữ, phòng tắm nữ, phòng để và thay áo quần nữ, phòng giặt là, phòng phát áo quần và bảo hộ lao động.
60% nhân lực của ca đông nhất: 0,6 × 66 = 39,6 (người).
Trong nhà máy thực phẩm công nhân nữ chiếm đa số và thường chiếm tỉ lệ 70%, còn nam chiếm 30 %:
Nam: 0,3 × 39,6 = 12 (người).
Nữ: 0,7 × 39,6= 28 (người).
▪ Các phòng dành riêng cho nam:
+ Phòng thay áo quần: Chọn 0,2 m2 /người.
Diện tích: 0,2 × 12 = 2,4 (m2). + Nhà tắm: chọn 7 người/ vòi tắm.
Số lượng: 12/7 = 2 phòng, kích thước mỗi phòng 1 × 1 (m).
Tổng diện tích: 2 × 1 = 2 (m2). + Phòng vệ sinh:
Chọn 2 phòng, kích thước mỗi phòng 1,2 × 1 (m).
Tổng diện tích: 2 × 1,2 = 2,4 (m2).
▪ Các phòng dành riêng cho nữ:
+ Phòng thay áo quần: Chọn 0,2 m2 /người.
+ Nhà tắm: chọn 7 người/ vòi tắm
Số lượng: 28/7 = 4 phòng, kích thước mỗi phòng: 1 × 1 (m). Tổng diện tích: 4 × 1 = 4 (m2). + Phòng vệ sinh: Chọn 4 phòng, kích thước mỗi phòng: 1,2 × 1 (m). Tổng diện tích: 4 × 1,2 = 4,8 (m2). ▪ Phòng giặt là: Chọn kích thước phòng: 3 × 3 (m). Diện tích phòng: 3 × 3 = 9 (m2).
▪ Phòng phát áo quần và bảo hộ lao động:
Chọn kích thước phòng: 3 × 3 (m). Diện tích phòng: 3 × 3 = 9 (m2). Tổng diện tích nhà sinh hoạt vệ sinh:
2,4 + 2 + 2,4 + 5,6 + 4 + 4,8 + 9 + 9 = 39,2 (m2). Chọn kích thước nhà: 9 × 6 × 6 (m).