Hoạt động 9. TÌM HIỂU NHÓM CÁC PHưƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
Thời gian : 20 phút
Nhiệm vụ
Bạn hãy đọc thông tin cơ bản đưới đây, sau đó thực hiện các yêu cầu :
- Giải thích khái niệm về các phương pháp quan sát, thực nghiệm tự nhiên, đàm thoại, an-két trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.
- Cùng trao đổi, rút ra kết luận sư phạm về việc vận dụng các phương pháp giáo dục đạo đức
đã nghiên cứu ở trên.
Thông tin cơ bản
Việc hoàn thiện quá trình giáo dục đòi hỏi phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá khách quan quá trình giáo dục nói chung và kết quả của nó nói riêng để làm rõ chất lượng, hiệu quả giáo dục, để nắm vững ưu điểm và những hạn chế của nó. Trên cơ sởđó, nhà giáo dục lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp. Nhóm này có các phương pháp như : quan sát, thực nghiệm tự nhiên, đàm thoại, an-két .
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục là nhân tố quan trọng nhằm xác định công tác giáo dục có đạt mục đích hay không. Ởđây, đòi hỏi việc đánh giá phải toàn diện (cả ý thức, thái độ, động cơ, hành vi,...) đánh giá mọi lúc, mọi nơi (ở trường, ở nhà, ngoài xã
hội), qua các hoạt động khác nhau (học tập, vui chơi, lao động, công tác xã hội,...). Thước đo cơ bản của đánh giá là việc làm, hành vi của các em, sự tham gia của chúng vào các hoạt động xã hội chứ không phải lời nói, lời hứa.
Khi đánh giá, cần dựa vào nội quy dành cho học sinh, điều lệ Sao nhi đồng, Đội thiếu niên, yêu cầu của tập thể, các chuẩn mực đạo đức xã hội và tuân thủ nguyên tắc : chính xác, khách quan, công bằng, tôn trọng nhân cách của học sinh.