Phương pháp tập luyện

Một phần của tài liệu TIỂU MÔ ĐUN 1 ĐẠO ĐỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC doc (Trang 51 - 52)

Tập luyện là phương pháp tổ chức cho học sinh lặp đi lặp lại một cách thường xuyên, có hệ thống các thao tác, các hành động nhất định nhằm biến chúng thành kĩ năng, kĩ xảo, thói quen cần thiết.

Việc tập luyện được thực hiện trong các tình huống, điều kiện khác nhau với tần số cao thì việc hình thành kĩ năng, kĩ xảo, thói quen càng có hiệu quả. Ngược lại nếu tính thường xuyên và tính hệ thống bị vi phạm thì khó có thể giúp các em có được kĩ năng, kĩ xảo, thói quen tích cực.

Kĩ năng, kĩ xảo giúp cho học sinh hình thành thói quen thực hiện các công việc trong hoạt động, đời sống một cách có chất lượng và hiệu quả. Thói quen tốt có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành các nét phẩm chất nhân cách con người. Đặc biệt là ở học sinh tiểu học, khi hành vi của chúng chưa thực sự bền vững, các em chưa có nhiều kinh nghiệm ứng xử trong các mối quan hệ thì việc hình thành các thói quen tốt bền vững ngay từ nhỏ cho chúng lại càng quan trọng.

Có thể tổ chức việc tập luyện cho học sinh theo các bước sau : * Chuẩn bị

- Giáo viên xác định nội dung của mẫu hành vi hay các thao tác cơ bản : Căn cứ vào nhiệm vụ giáo dục của học sinh mà giáo viên xác định nội dung chi tiết của mẫu hành vi. Trong đó cần làm rõ mẫu hành vi này bao gồm những thao tác cụ thể nào, những thao tác nào đã được học sinh thực hiện tốt, những thao thác nào chưa được tốt.

- Chuẩn bị phương tiện trực quan : Những phương tiện trực quan này có tác dụng minh hoạ cho mẫu hành vi. Đó có thể là tranh vẽ, ảnh, phim đèn chiếu, hoặc động tác mẫu,... Bên cạnh đó, giáo viên có thể huấn luyện trước một số học sinh để làm mẫu cho cả lớp. * Huấn luyện

- Củng cố ý thức học sinh về mẫu hành vi : Bằng đàm thoại hay giảng giải, giúp học sinh nắm vững :

+ Mẫu hành vi có những thao tác nào ? + Cách thực hiện ra sao ?

+ Tại sao phải thực hiện như vậy ?

- Trình bày trực quan về mẫu hành vi : Với phương tiện trực quan đã chuẩn bị, giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát mẫu hành vi. Khi đó, giáo viên cũng đưa ra cả những “mẫu” sai mà học sinh thường mắc phải để tự phát hiện ra cái sai và tựđề xuất cách sửa. - Tổ chức cho học sinh làm thử : Tổ chức cho cả lớp tập làm theo các thao tác của mẫu hành vi vừa quan sát. Ởđây, điều quan trọng là mọi học sinh đều được làm thử và bước

đầu nên quan tâm đến việc thực hiện đúng mẫu mà chưa yêu cầu thực hiện nhanh. * Tiến hành hằng ngày

Hằng ngày, học sinh thực hiện hành vi đạo đức theo mẫu của chuẩn mực được học ở mọi lúc, mọi nơi trong các mối quan hệ, trong các điều kiện, tình huống khác nhau. Nhờ việc tập luyện thường xuyên như vậy, hành vi của học sinh sẽ trở thành kĩ xảo, thói quen bền vững. Trong quá trình này, giáo viên phối hợp với gia đình và các tổ chức xã hội, đặc biệt là

Đội thiếu niên, Sao nhi đồng, đội ngũ tự quản của học sinh, để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hành vi của các em.

Khi tập luyện hành vi cho học sinh, giáo viên có thể sử dụng biện pháp tạo tình huống giáo dục. Tức là, giáo viên chủ động tạo ra các tình huống đạo đức một cách tự nhiên,

đặt cho học sinh một cách “tình cờ” trước tình huống đó để các em tự lựa chọn cách ứng xử cho mình. Khi đó, việc thực hiện hành vi của trẻ không phải là do thầy cô, cha mẹ, bạn bè ép buộc mà hoàn toàn theo ý thức, thái độ tự giác của các em. Từđó học sinh biết lựa chọn hành vi sao cho phù hợp chuẩn mực, những hành vi “thiện”, không mang lại điều “ác” cho người khác, cho xã hội. “Một hành vi thực sựđạo đức là hành vi vì người khác được thực hiện khi không có ai nhìn thấy” (A.X.Ma-ka-ren-kô).

Một trong những phương tiện quan trọng để tập thói quen hành vi là chếđộ giờ giấc. Việc tuân thủ chếđộ giờ giấc có vai trò quan trọng đặc biệt đối với học sinh tiểu học vì

ở chúng, ý chí chưa được hình thành đầy đủ. Chế độ giờ giấc nghiêm ngặt, chặt chẽ

giúp trẻ củng cố các hành động tích cực, điều khiển ước muốn của mình, tạo ra các thói quen tích cực.

Một phần của tài liệu TIỂU MÔ ĐUN 1 ĐẠO ĐỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC doc (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)