Phương pháp nêu yêu cầu sư phạm

Một phần của tài liệu TIỂU MÔ ĐUN 1 ĐẠO ĐỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC doc (Trang 50 - 51)

Nêu yêu cầu sư phạm là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hiện nội quy, quy chế

dành cho chúng hay yêu cầu chúng thực hiện hành vi công việc cụ thể phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, quy định tập thể.

Trở thành thành viên của tập thể lớp, Sao nhi đồng, Đội thiếu niên, trẻ em phải được vũ

trang những chuẩn mực hành vi, những quy tắc, nội quy của đời sống tập thể - cái gì có thể, cái gì phải thực hiện, cái gì được khuyến khích, cái gì bị phạt, bị lên án,... Ngay từ đầu, nhà giáo dục nên nêu ra các yêu cầu đối với trẻ và tổ chức cho chúng thực hiện các yêu cầu.

Trong thực tiễn giáo dục, yêu cầu sư phạm thường được nêu ra như một nhiệm vụ, một quy định cụ thể mà tập thể lớp đề ra cho các thành viên của mình - học sinh phải đi học

đúng giờ, phải làm bài tập về nhà đầy đủ... Yêu cầu sư phạm cũng có thểđược sử dụng

để chấn chỉnh hành vi của trẻ, nhất là trong những trường hợp học sinh vi phạm kỉ luật, nội quy, cần đề ra những yêu cầu buộc trẻ thay đổi hành vi cho phù hợp.

Có thể thực hiện phương pháp nêu yêu cầu sư phạm theo các bước như sau : * Chuẩn bị

- Giáo viên xác định nội dung yêu cầu sư phạm : Căn cứ vào nội quy, quy chế dành cho học sinh, điều lệ Sao nhi đồng, Đội thiếu niên, nhiệm vụ mà học sinh đang thực hiện, giai đoạn, mức độ phát triển của tập thể trẻ em, khả năng thực hiện và kinh nghiệm đời sống tập thể của học sinh,... mà xác định nội dung yêu cầu sư phạm cho phù hợp. Khi

đó, cần xác định rõ những hành vi, công việc học sinh cần thực hiện và cả ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện yêu cầu sư phạm. Yêu cầu sư phạm được nêu ra phải công bằng, phải mang tính hiện thực. Tuy nhiên, ởđây không nên cùng một lúc nêu ra quá nhiều yêu cầu hay nội dung của yêu cầu không vừa sức với các em, đặc biệt là yêu cầu quá cao.

- Dự kiến cách thực hiện yêu cầu : Điều này có tác dụng ở chỗ, giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách thực hiện yêu cầu sư phạm sao cho có hiệu quả. Việc dự kiến các cách thực hiện này phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh thực tế khách quan, nội dung của yêu cầu sư phạm, khả năng và kinh nghiệm của học sinh,...

- Dự kiến các biện pháp hỗ trợ việc thực hiện yêu cầu : Trong nhiều trường hợp, để giúp học sinh thực hiện tốt yêu cầu sư phạm, nhất là vào giai đoạn đầu, cần có các biện pháp hỗ trợ các em từ phía gia đình, xã hội, bạn bè,...

giáo viên có thể kiểm soát, điều chỉnh, thúc đẩy việc thực hiện yêu cầu của học sinh. Tuỳ tính chất của yêu cầu sư phạm, khả năng phối hợp các lực lượng giáo dục mà giáo viên có thể trực tiếp kiểm tra hoặc thông qua đội ngũ tự quản của học sinh, thông qua gia đình, tổ chức Đội thiếu niên, Sao nhi đồng.

Cần dùng các biện pháp đánh giá khuyến khích (biểu thị sự đồng tình, ủng hộ, khen ngợi đối với những học sinh thực hiện tốt yêu cầu sư phạm và có nhiều cố gắng) và trách phạt (biểu thị sự phản đối, chê trách đối với những hành vi không phù hợp yêu cầu

đặt ra).

- Ngoài ra giáo viên có thể dự kiến khả năng thực hiện yêu cầu sư phạm của học sinh để

tác động giúp đỡ, hỗ trợ (những học sinh sẽ thực hiện tốt ngay từđầu, những học sinh “cá biệt”...), chuẩn bị phương tiện trực quan minh hoạ cho cách thực hiện yêu cầu. * Bước nêu yêu cầu

Trước hết giáo viên nêu rõ sự cần thiết phải thực hiện yêu cầu sư phạm, tác dụng của nó

đối với tập thể và đối với từng cá nhân. Sau đó, giáo viên giúp học sinh nắm vững : - Yêu cầu sư phạm có những nội dung gì ?

- Các em cần thực hiện yêu cầu sư phạm như thế nào ? * Tổ chức việc thực hiện yêu cầu

Đây là bước rất quan trọng, bởi nhờ bước này mà tri thức biến thành hành vi, việc làm cụ thể và qua việc thực hiện thường xuyên, ở các em sẽ hình thành được những thói quen tích cực.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, giáo viên cần kiểm tra, đánh giá kịp thời, cần tổ chức thi đua sôi nổi, lành mạnh giữa các cá nhân trong tổ, nhóm và giữa các tổ, nhóm trong lớp với nhau. Điều quan trọng là yêu cầu đã nêu ra phải được thực hiện đến cùng. Bên cạnh đó, cần đề cao vai trò của đội ngũ tự quản, của tổ chức Đội, Sao trong việc tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu TIỂU MÔ ĐUN 1 ĐẠO ĐỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC doc (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)