Phương pháp trách phạt

Một phần của tài liệu TIỂU MÔ ĐUN 1 ĐẠO ĐỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC doc (Trang 55 - 56)

Trách phạt là phương pháp giáo viên biểu thị sự đánh giá tiêu cực những hành động, hành vi sai trái của học sinh không phù hợp các chuẩn mực hành vi xã hội, quy tắc tập thể. Trách phạt là cách tạo dư luận xã hội không đồng tình, ủng hộ việc làm, hành vi sai trái.

Tác dụng giáo dục của trách phạt là ở chỗ, nhờ có đánh giá của giáo viên mà học sinh thấy sai trái, lỗi lầm của mình và từ đó, các em sẽ thay đổi hành vi,

cách thực hiện sao cho phù hợp.

Việc trách phạt cần đi kèm với việc phân tích nguyên nhân và tính đến điều kiện nảy sinh hành vi đó cũng như mức độ phổ biến của hành vi. Việc phân tích như vậy giúp

đánh giá việc vi phạm lỗi của trẻ khách quan hơn và có tác động hợp lí giúp chúng từ bỏ

hành vi ấy. Trong những trường hợp vi phạm nội quy, kỉ luật không cố ý thì giáo viên chỉ cần nhắc nhở nhẹ nhàng hay trao đổi trực tiếp với học sinh là đủ.

Các hình thức biểu thị trách phạt là : nhắc nhở, chê, trách, phê bình, trừng phạt,... Khi sử dụng phương pháp trách phạt, cần chú ý :

- Tránh việc trách phạt tập thể, tránh trách phạt trong những trường hợp nghi vấn (chưa có chứng cứ rõ ràng), vì dễ tạo nên sự chống đối. Khi một nhóm có lỗi, nên phạt em chịu trách nhiệm chính.

- Việc trách phạt phải chính xác, khách quan, công bằng, được tập thể học sinh ủng hộ. - Tôn trọng nhân cách của học sinh, không được gây ra ở trẻ sự đau khổ về thể

xác và tinh thần.

- Không nên trách phạt quá nhiều, quá “liều” (vượt quá giới hạn quyền hạn cho phép theo điều lệ của nhà trường tiểu học)..

Khi trách phạt, có thể sử dụng dư luận tập thểđể các em nhắc nhở phê bình bạn và giúp bạn sửa chữa. Tuy nhiên không nên tổ chức riêng cho buổi sinh hoạt tập thểđể phê bình một em nào đó.

Một phần của tài liệu TIỂU MÔ ĐUN 1 ĐẠO ĐỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC doc (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)