Xác định được tầm quan trọng của công tác huy động vốn là khâu đầu tiên quyết định qui mô và cơ cấu hoạt động tín dụng Ngân hàng. Trong những năm qua Chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố Pleiku đã luôn chú trọng đến công tác huy động vốn bằng cách sử dụng nhiều hình thức huy động vốn với lãi suất hợp lý đã khuyến khích người gửi tiền đến với Ngân hàng, họ gửi bằng nhiều hình thức như TGTK không kỳ hạn, TGTK có kỳ hạn, kỳ phiếu có kỳ hạn...bằng nhiều biện pháp cải tiến nghiệp vụ, đổi mới phương thức giao dịch Chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố Pleiku đã từng bước lấy được lòng tin của người gửi tiền. Nhờ vậy mà những năm qua nguồn vốn huy động của Chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố Pleiku luôn tăng trưởng và tương đối ổn định.
2.1. Theo đối tượng huy động vốn:
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố Pleiku năm 2009 – 2011.
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tuyệt đối Số tương đối (%) 2010
-2009 -20102011 2010/ 2009 2011/ 2010 TGDC 111.690 116.746 150.147 5.056 33.401 4,53 28,61 TGTCKT 43.304 48.547 40.720 5.243 -7.827 12,11 -16,12
VHĐ
(Nguồn: Phòng Kế hoạch Kinh doanh chi nhánh TP.Pleiku)
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố Pleiku năm 2009 – 2011
Đơn vị: Triệu đồng.
Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động ngân hàng tăng liên tục hằng năm. Nguồn vốn huy động năm 2009 là 154.994 triệu đồng.Bước sang năm 2010 nguồn vốn huy động là 165.293 triệu đồng tăng 10.299 triệu đồng tương đương
6,64% so với năm 2009 đến năm 2011 thì nguồn vốn huy động đạt 190.867 triệu đồng tăng 25.574 triệu đồng tương đương 15,47% so với năm 2010
Tiền gửi dân cư tăng dần qua các năm, cụ thể: Năm 2009 đạt 111.690 triệu đồng,năm 2010 đạt 116.746 triệu đồng tăng 5.056 triệu đồng tương đương 4,53% và bước sang năm 2011 đạt 150.147 triệu đồng tăng 33.401 triệu đồng đạt 150.147 tương đương 28,61% . Điều này cho thấy khách hàng ngày càng an tâm hơn khi gửi tiền vào ngân hàng , đồng thời cho thấy công tác tiếp thị huy động vốn của chi nhánh thực hiện tốt , giúp ngân hang có được nguồn vốn ổn định hơn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng .
Đối với tiền gửi tổ chức kinh tế, năm 2009 đạt 43.304 triệu đồng, năm 2010 đạt 48.547 triệu đồng, tăng 5.243 triệu đồng tương đương tăng 12,11% nhưng đến năm 2011 TGTCKT lại giảm 7.827 triệu đồng đạt 40.720 tương đương 16,12%. Nguyên nhân là do các tổ chức kinh tế vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt là chủ yếu , chưa quen sử dụng các dịch vụ tiền gửi của ngân hàng và không muốn công khai tình hình kinh doanh thực tế để nhằm tránh thuế nên chỉ nộp một phần tiền kiếm được vào tài khoản ở ngân hàng .Tuy nhiên đến năm 2011 thì tiền gửi của các Tổ chức kinh tế lại giảm 16,12% so với năm 2010 chỉ đạt 40.720 triệu đồng. Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến đó là do suy thoái kinh tế làm nhiều tổ chức kinh tế đứng trước bờ vực phá sản và khó khăn trong thanh khoản bởi vậy làm giảm lượng tiền gửi vào ngân hàng.