Kiến nghị đối với ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh thành phố Pleiku, tỉnh Gia

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đề thực tập DA CHINH SUA (Trang 62 - 64)

- Lợi nhuận và thu dịch vụ trong kinh doanh Ngoại tệ tăng 17%.

4. Kiến nghị đối với ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh thành phố Pleiku, tỉnh Gia

Nông Thôn Việt Nam chi nhánh thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai:

Xây dựng mô hình chuyên nghiệp, chuyên môn sâu phục vụ cho từng đối tượng khách hàng khác nhau:

Chi nhánh có thể xây dựng mô hình theo hướng chuyên môn hoá bằng việc hình thành hệ thống đến từng loại đối tượng khách hàng tại chi nhánh để phục vụ hiệu quả và tư vấn cụ thể.

Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức chuyên sâu về đăng ký kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, kỹ năng giao tiếp với khách hàng….

Chuyển hoá về cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục cho vay, cung cấp dịch vụ cho khách hàng:

Cần có quy trình riêng biệt phù hợp cho từng nhòm khách hàng là doanh nghiệp, cá nhân.

Nên đơn giản hoá các thủ tục để cho các nhóm khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng mà vẫn đảm bảo đầy đủ yếu tố pháp luật

Cần có hệ thống chấm điểm tín dụng phù hợp với từng phân khúc thị trường:

Phân chia hệ thống chấm điểm rõ rang giữa các nhóm khách hàng (doanh nghiệp, cá nhân,..). Hệ thống chấm điểm nên đơn giản, linh hoạt.Không nên quá chú trọng vào các chỉ số tài chính mà nên chú trọng đến các yếu tố ở chính bản thân khách hàng như: Khách hàng là người thế nào? Mối quan hệ làm ăn ra sao? Thiện chí trả nợ ra sao?...

Tiếp cận công nghệ thông tin hiện đại nhằm tối đa hoá công nghệ để đạt hiệu quả cao nhất

Cần có sự đồng bộ giữa công nghệ thông tin và nghiệp vụ, đạt được chuẩn hoá theo quốc tế.

Hạn chế rủi ro về khả năng thanh khoản của tài sản đưa vào thế chấp: Nhiều trường hợp lượng tài sản thế chấp đã khấu hao, giảm giá trị không đủ để

đảm bảo cho khoản vay hiện tại. Chi nhánh nên yêu cầu thế chấp bổ sung. Ngân hàng nên đánh giá khả năng tái tạo trong sản xuất cũng như khả năng tiếp cận công nghệ mới của khách hàng, tránh tình trạng tăng nợ xấu của các đối tượng khách hàng vì không đảm bảo trong sản xuất và lượng tài sản đảm bảo quá thấp.

KẾT LUẬN

Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, NHNNo&PTNT Việt Nam phải tìm cách đề phòng và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, đồng thời từng bước nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của mình nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Nâng cao hoạt động tín dụng là tiền đề cho sự phát triển vững mạnh của ngân hàng. Do vậy ngân hàng cần chú ý quan tâm đúng mức việc nghiên cứu, phân tích đánh giá đưa ra những giải pháp phù hợp. Để đáp ứng được yêu cầu tín dụng trong nền kinh tế thì việc sử dụng tổng hợp và linh hoạt các biện pháp phòng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng là cách tốt nhất để hạn chế rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng. Em mong rằng với một vài suy nghĩ về các giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng, có thể góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện các giải pháp giúp ngân hàng NN&PTNT chi nhánh TP.Pleiku có thể sử dụng nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động tín dụng của mình. Tạo điều kiện mở rộng mối quan hệ ngân hàng và khách hàng từ đó tăng cường chất lượng phục vụ, góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và trở thành đơn vị kinh doanh tiền tệ vững mạnh

Với vốn kiến thức còn hạn chế, trình độ nhận thức và nguồn thông tin thu thập còn giới hạn nên bài báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cán bộ công chức trong Chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố Pleiku và thầy cô giáo trong Khoa Tài Chính Ngân Hàng để bài báo cáo của em hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Lê Xuân Quang cùng ban lãnh đạo chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố Pleiku, các cô chú, anh chị phòng Kế hoạch Kinh doanh tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo của mình.

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đề thực tập DA CHINH SUA (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w