3. Phân tích hình cho vay tại ngân hàng NN&PTNT chi nhánh TP.Pleiku-Gia Lai:
3.3.2. Theo ngành nghề kinh doanh:
Bảng 3.3.2: Dư nợ cho vay phân theo ngành nghề kinh doanh năm 2009-2011
Đơn vị tính: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tuyệt đối Số tương đối
(%)3. Số tiền Tỷ 3. Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2010 -2009 2011 -2010 2010/ 2009 2011/ 2010 NL N 3.202 0,83 3.939 1,07 4.680 1,27 737 741 23,02 18,81 CN XD 129.017 33,44 88.124 23,96 191.912 51,96 -40.893 103.788 31,70 117,77 TN DV 243.228 63,04 264.272 71,84 163.994 44,40 21.044 -100.278 8,65 -37,95 Khác 10.368 2,69 11.526 3,13 8.741 2,37 1.158 -2.785 11,17 -24,16 Tổg dư nợ 385.815 100 367.861 100 369.327 100 -17.954 1.466 -4,65 0,40
(Nguồn: Phòng Kế hoạch Kinh doanh chi nhánh Pleiku) Biểu đồ 3.3.2: Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh năm 2009-2011.
Nếu phân tích dư nợ theo ngành kinh tế thì ngành thương nghiệp, dịch vụ có tỷ lệ dư nợ cao nhất .Do đặc thù của chi nhánh nên địa bàn hoạt động chủ yếu là thành phố Pleiku mà đối tượng chủ yếu ở khu vực này là các hộ, các doanh nghiệp thu mua nông sản;kinh doanh công cụ dụng cụ sản xuất nông nghiệp;dịch vụ vận tải;kinh doanh gỗ;bất động sản…..Để phù hợp với định hướng là nâng dần tỉ trọng sản xuất, công nghiệp, dịch vụ.. trong nền kinh tế,ngân hàng NNo&NT đã quyết định tăng dần vốn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này góp phẫn thúc đẩy nền kinh tế toàn thành phố, nâng số dư nợ của nghành này lên cao.Cụ thể,năm 2009 doanh số dư nợ của ngành thương nghiệp, dịch vụ đạt 243.228 triệu đồng chiếm 63,04% tổng dư nợ năm 2009. Năm 2010 dư nợ tăng đạt 264.272 triệu đồng chiếm 71,84% trên tổng dư nợ năm 2010 Và tăng 8,65 % so với năm 2009 . Đến năm 2011 dư nợ giảm còn 163.994 triệu đồng chiếm 44,40% trên tổng dư nợ năm 2011, giảm 37,95% so với năm 2010.
Đi kèm với ngành thương nghiệp, dịch vụ thì ngành công nghiệp xây dựng trên địa bàn toàn thành phố phát triển rõ rệt .Thành phố Pleiku nói riêng và toàn tỉnh Gia Lai nói chung đang từng bước hoàn thiện mình để nâng cao vị thế và thế mạnh của mình, vì vậy, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp mà sản phẩm có
lợi thế so sánh, có khả năng cạnh tranh, có hiệu quả kinh tế cao, có thị trường ổn định (trong nước và đặc biệt là xuất khẩu) thu hút được nhiều lao động đồng thời xây dựng cơ sở hạ tầng là nhu cầu cần thiết. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy được dư nợ của ngành này năm 2009 là 129.017 triệu đồng chiếm 33,44% tổng dư nợ năm 2009 , năm 2010 dư nợ giảm đạt 88.124 triệu đồng giảm 31,70% so với năm 2009, và đến năm 2011 thì doanh số dư nợ ngành này lại tăng đạt 191.912 triệu đồng tăng 117,77% so với năm 2010 và chiếm 51,96% tồng dư nợ kinh tế năm 2011.
Bên cạnh đó,với hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn cũng gắn liền nhiều với các mặt hàng nông sản như cà phê, cao su, tiêu…mặc dù tỷ trọng dư nợ của nghành này chiếm không nhiều trong cơ cấu dư nợ theo nghành kinh tế nhưng lại không thể thiếu.Cụ thể, năm 2009 doanh số dư nợ của ngành nông lâm nghiệp đạt 3.202 triệu đồng chiếm 0,83% tổng dư nợ năm 2009. Năm 2010 dư nợ tăng đạt 3.939 triệu đồng chiếm 1,07% trên tổng dư nợ năm 2010 Và tăng 23,02% so với năm 2009 . Đến năm 2011 dư nợ tăng 4.680 triệu đồng chiếm 1,27% trên tổng dư nợ năm 2011, tăng 18,81% so với năm 2010.
3.3.3. Theo kì hạn cho vay:
Bảng 3.3.3: Dư nợ cho vay phân theo kì hạn cho vay năm 2009-2011
Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ
tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tuyệt đối Số tương đối (%)
4. Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2010 -2009 2011 -2010 2010/ 2009 2011/ 2010 NH 282.598 73,24 252.573 68,66 234.746 63,56 -30.025 -17.827 -10,62 -7,06 TDH 103.271 26,76 115.288 31,34 134.581 36,44 12.017 19.293 11,64 16,73 Tổng DN 385.815 100 367.861 100 369.327 100 -17.954 1.466 -4,65 0,40
(Nguồn: Phòng Kế hoạch Kinh doanh chi nhánh Pleiku)
Theo bảng số liệu trên cho thấy tỉ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn luôn ở mức cao trong tổng dư nợ tín dụng, nó chiếm khoảng 70% điều này cũng phản ánh rõ trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thiếu vốn ngắn hạn là chủ yếu.
Tại chi nhánh, năm 2009 dư nợ cho vay là 385.815 triệu đồng, năm 2010 con số này đã giảm xuống còn 367.861triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 4,65%. Năm 2011 dư nợ có chuyển biến tăng nhẹ 0,40% so với năm trước đó và đạt đến 369.327 triệu đồng.
Cũng giống như doanh số cho vay và doanh số thu nợ thì dư nợ ngắn hạn cũng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ.Dư nợ ngắn hạn: năm 2009, dư nợ là 282.598triệu đồng, chiếm tỷ trọng 73,24%. Năm 2010 dư nợ giảm đạt 252.573 triệu đồng, giảm 30.025 triệu đồng so với năm 2009,tỷ trọng lại giảm tương ứng còn 68,66%. Dư nợ ngắn hạn năm 2011 tiếp tục giảm xuống còn 234.746 triệu đồng, giảm 17.827 triệu đồng so với năm 2010 với tỷ lệ giảm tương ứng là 63,56%.Qua 3 năm dư nợ ngắn hạn liên tục giảm, tỷ trọng cũng giảm nhưng không đáng kể và vẫn duy trì ở mức cao. Lý do là cho vay ngắn hạn có đặc điểm thời gian luân chuyển ngắn, mau thu hồi vốn nên hạn chế được rủi ro tín dụng do lạm phát, hay do những biến động của nền kinh tế.
Riêng tại chi nhánh, dư nợ trung và dài hạn có xu hướng tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong tổng dư nợ. Điều này phù hợp với chủ trương tập trung
đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn theo chương trình mục tiêu cụ thể.Nhờ đó mà dư nợ cho vay trung, dài hạn tại chi nhánh đang tăng lên. Năm 2009, dư nợ 103.271 triệu đồng, chiếm 26,76% tỷ trọng. Năm 2010, dư nợ này tăng mạnh lên thành 115.288 triệu đồng kéo theo tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn tăng lên 31,34%. Năm 2011, tốc độ tăng của dư nợ trung, dài hạn là 16,73%, đạt 134.581 triệu đồng, chiếm 36,44% tổng dư nợ.