Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ cho công tác quản trị tại Công ty cổ phần tư vấn Cầu đường (Trang 46 - 48)

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của công ty

Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định số cổ phần được chào bán, mức cổ tức hằng năm của công ty

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị do đại hội đồng cổ đông bầu ra.

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng cổ đông Ban kiểm soát

Ban giám đốc P.Quản lý kinh doanh P.Hành chính P. Tổ chức P.Kỹ thuật P. Vật tư P. Tài chính kế toán Các đội sản xuất

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản lý điều hành của công ty. Ban kiểm soát có ba thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu và bãi miễn bằng thể thức giới thiệu và bỏ phiếu kín; nhiệm kỳ của ban kiểm soát không quá năm năm; thành viên của ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Các thành viên ban kiểm soát bầu một người trong họ làm trưởng ban kiểm soát, quyền và nhiệm vụ của trưởng ban kiểm soát do điều lệ của công ty quy định. Thành viên ban kiểm soát phải thường trú ở Việt Nam và phải có ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên. Trong trường hợp vào thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà ban kiểm soát nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì ban kiểm soát đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nhiệm vụ cho đến khi ban kiểm soát nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ. Sau khi đại hội đồng cổ đông thành lập đã bầu ban kiểm soát thì các kiểm soát viên chính thức thực hiện kiểm soát quá trình triển khai và hoàn tất thủ tục thành lập công ty.

Ban giám đốc

Ban giám đốc gồm một giám đốc và ba phó giám đốc.

Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty trong mọi giao dịch, là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu sự giám sát của hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của giám đốc không quá năm năm, có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Tiền lương của giám đốc do hội đồng quản trị quyết định.

Phó giám đốc do giám đốc đề nghị hội đồng quản trị bổ nhiệm. Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc trong việc điều hành hoạch động kinh doanh hằng ngày của doanh nghiệp.

Dưới ban giám đốc là các phòng ban có nhiệm vụ giúp quản lý một lĩnh vực cụ thể trong hoạt động kinh doanh của công ty, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định của ban giám đốc.

 Phòng quản lý kinh doanh: giúp giám đốc điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

 Phòng hành chính: giúp giám đốc điều hành quản lý công tác tổ chức nhân sự, hành chính, quản trị trong doanh nghiệp.

 Phòng tổ chức: giúp điều chỉnh cán bộ ở các phòng ban sao cho hợp lý

 Phòng vật tư, thiết bị: giúp theo dõi và quản lý vật tư, thiết bị về mặt chất lượng và số lượng. Điều chỉnh cung ứng vật tư kịp thời.

 Phòng kỹ thuật: Giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của máy móc thiết bị, nâng cao trình độ kỹ thuật, sản phẩm của công ty.

 Phòng tài chính kế toán: Giúp xử lý cung cấp thông tin tài chính kế toán của hoạt động kinh doanh của công ty. Cung cấp thông tin tài chính của công ty cho các bên trong và bên ngoài công ty

 Các đội sản xuất: Đội sản xuất có nhiệm vụ thi công theo đúng kế hoạch mà công ty giao, hình thức giao khoán của đội là hình thức phân công theo cách giao khoán gọn. Trong mỗi đội sản xuất lại được phân ra thành các tổ khảo sát

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ cho công tác quản trị tại Công ty cổ phần tư vấn Cầu đường (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w