Phương pháp tỷ lệ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ cho công tác quản trị tại Công ty cổ phần tư vấn Cầu đường (Trang 33)

Được áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm, nhưng đối tượng tính giá thành lại là từng sản phẩm. Trong trường hợp này phải căn cứ vào tổng chi phí thực tế và tổng chi phí kế hoạch hoặc tổng chi phí dự toán của các hạng mục công trình có liên quan để xác định tỷ lệ phân bổ, thường tỷ lệ phân bổ là: Giá thành thực tế sản phẩm = Giá thành kế hoạch (hay dự toán)  Tỷ lệ điều chỉnh (tỷ lệ phân bổ) 1.3.2.6. Phương pháp hệ số

Cách tính giá thành sản phẩm theo hệ số được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu và kết quả thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm chính khác nhau.

Đối tượng hạch toán tập hợp chi phí sản xuất là otán bộ chi phí sản xuất ( cho các loại sản phẩm) còn đối tượng tính giá thành lại là từng loại sản phẩm do quy trình công nghệ sản xuất đã thực hiện.

Căn cứ vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm để quy định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số trong đó chọn loại sản phẩm có đặc trưng tiêu biểu nhất (hoặc thông dụng) làm sản phẩm tiêu chuẩn có hệ số bằng 1 (hệ số giá thành sản phẩm bằng 1).

Căn cứ vào sản lượng thực tế hoàn thành của từng loại sản phẩm và hệ số giá thành đã quy định để tính quy đổi sản lượng từng loại ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn.

Tính giá thành thực tế một đơn vị sản phẩm đã quy đổi theo công thức:

Z = Tổng chi phí thực tế cho toàn bộ sản phẩm đã hoàn thành Tổng số sản lượng sản phẩm đã quy đổi về sản phẩm hệ số 1

Phương pháp này phù hợp với các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng.

1.3.3. Hình thức sổ sách kế toán

1.3.3.1. Hệ thống chứng từ liên quan đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp.

 Đối với kế toán tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu có các chứng từ sau:

 Phiếu nhập kho

 Phiếu xuất kho

 Bảng kê mua hàng

 Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ

 Đối với kế toán tập hợp chi phí nhân công có các chứng từ sau:

 Bảng chấm công

 Bảng chấm công làm thêm giờ

 Bảng thanh toán tiền lương

 Hợp đồng giao khoán

 Biên bản nghiệm thu hợp đồng giao khoán Giá thành thực tế sản phẩm cần tính = Giá thành thực tế sản phẩm tiêu chuẩn  Hệ số giá thành

 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

 Đối với kế toán phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ để tính giá thành có các chứng từ sau:

 Biên bản giao nhận TSCĐ

 Biên bản thanh lý TSCĐ

 Biên bản bàn giao sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành

 Biên bản đánh giá lại TSCĐ

 Biên bản kiểm kê TSCĐ

 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

Ngoài ra còn một số chứng từ dịch vụ mua ngoài đó là các hóa đơn do nhà cung cấp cung cấp.

1.3.3.2. Trình tự ghi sổ kế toán

 Kế toán ghi sổ theo hình thức nhật ký chung

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ Cái, lập bảng cân đối số phát sinh.

Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính.

Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung.

 Kế toán ghi sổ theo hình thức Nhật ký – Sổ cái Chứng từ ghi sổ

Sổ nhật ký

đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số

phát sinh

Báo cáo tài chính

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, Kiểm tra

Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – sổ cái

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán ghi vào Nhật ký – Sổ cái, sau đó ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Cuối tháng, phải khóa sổ và tiến hành đối chiếu khớp đúng rồi dùng số liệu giữa sổ Nhật ký – Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết).

Về nguyên tắc thì số phát sinh bên Nợ, số phát sinh Có và số Dư cuối kỳ của từng tài khoản trên sổ Nhật ký – Sổ cái phải khớp đúng với số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tương ứng.

 Kế toán ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ

Sơ đồ 1.7: Trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ

Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết NHẬT KÝ – SỔ CÁI

Báo cáo tài chính

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, Kiểm tra

Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào sổ cái lập bản cân đối số phát sinh.

Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổn hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập các báo cáo tài chính.

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khỏan trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các tài khỏan trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.

 Kế toán ghi sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, Kiểm tra

Sơ đồ 1.8: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ

Ghi chú:

Ghi hàng ngày:

Ghi cuối tháng: Đối chiếu, kiểm tra:

Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc dã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.

Đối với các Nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán, bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng phải lập chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết vào Nhật ký chứng từ.

Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và Nhật ký chứng từ có liên quan.

Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhất ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái.

Chứng từ gốc và các bảng phân bổ

Bảng kê Nhật ký

chứng từ

Thẻ và sổ kế toán chi tiết

Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết

Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ và thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và cắn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản sẽ đối chiếu với Sổ Cái.

Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết dùng để lập báo cáo tài chính.

1.4. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất theo phương thức khoán gọn trong xây lắp trong xây lắp

Trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay hầu hết đều sử dụng hình thức khoán gọn tức là khoản toàn bộ việc thi công công trình, hạng mục công trình cho các đơn vị như đội sản xuất, tổ sản xuất. Việc khoán gọn sẽ được thực hiện bằng cách hai bên gồm: Giám đốc công ty và đội trưởng hay tổ trưởng phụ trách đội hay tổ sản xuất sẽ ký kết một hợp đồng giao khoán. Theo hợp đồng này thì về phía công ty sẽ tạm ứng trước cho người phụ trách đơn vị nhận khoán một khoản tiền nhất định để đội trưởng, tổ trưởng tự chịu trách nhiệm trong việc mua nguyên liệu, vật liệu, trả công công nhân trong quá trình thi công công trình, hạng mục công trình được giao. Đồng thời người phụ trách đơn vị nhận khoán có trách nhiệm về tiến độ thi công cũng như chất lượng của công trình được thi công trước ban lãnh đạo của công ty.

Sau khi công trình, hạng mục công trình được hoàn thành và được kiểm nghiệm thì biên bản thanh lý hợp đồng sẽ được lập. Hợp đồng giao khoán và biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán là cắn cứ để ghi sổ kế toán.

Hạch toán kế toán theo phương thức khoán gọn:

1.4.1. Trường hợp đơn vị nhận khoán không có tổ chức bộ máy kế toán riêng.

Tại đơn vị giao khoán: kế toán sử dụng TK141 – Tạm ứng để theo dõi các khoản tạm ứng được chi tiết theo từng đơn vị nhận khoán và dùng để quyết toán về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán cho đơn vị nhận khoán.

Giải thích:

(1): Tạm ứng tiền, nguyên liệu, vật liệu… cho đơn vị nhận khoán

(2): Quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp đã hoàn thành bàn giao được duyệt

(3): Thu hồi số tạm ứng thừa của đơn vị nhận khoán

TK621 TK154 TK621 TK622 TK623 (1) TK627 TK133 TK111, 112, 152.. TK111, 112, 152, 153…... (2)

Đơn vị nhận khoán trong trường hợp này có nhân viên kế toán làm việc với nhiệm vụ ghi chép theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên sổ chi tiết các tài khoản liên quan

1.4.2. Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng

Tại đơn vị nhận khoán: đơn vị nhận khoán tổ chức công tác kế toán thành một bộ máy độc lập có tập hợp tất cả các chứng từ, sổ sách tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp.

Để phản ánh khoản nhận tạm ứng của đơn vị giao khoán kế toán đơn vị nhận khoán sử dụng TK336 chi tiết TK3362 – phải trả về giá trị khối lượng xây lắp nội bộ với trình tự hạch toán như sau:

Sơ đồ 1.10: Trình tự hạch toán tại đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng

Giải thích:

(1): Nhận tạm ứng để thực hiện việc thi công

(2): Bàn giao quyết toán khối lượng xây lắp hoàn thành: trường hợp được coi là doanh thu nội bộ dùng TK512, trường hợp không được coi là doanh thu nội bộ dùng TK154

(2’ ): Thuế GTGT đầu ra nếu có

Tại đơn vị giao khoán: để hạch toán phần tạm ứng cho đơn vị nhận khoản để đơn vị này tiến hành thi công công trình kế toán sử dụng TK136, chi tiết TK 1362 – phải thu về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ. Tài khoản này phản ánh số tiền,

TK 154, 512 TK 3331 TK 111, 112, 152, 153… TK 3362 (2) (1) (2’ )

nguyên liệu, vật liệu đơn vị giao khoán tạm ứng trước cho đơn vị nhận khoán để tiến hành thi công công trình, hạng mục công trình. Ta có trình tự hạch toán như sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.11: Trình tự hạch toán tại đơn vị giao khoán

Giải thích:

(1): Tạm ứng tiền, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ cho đơn vị nhận khoán. (2): Thanh toán hợp đồng giao khoán nội bộ

TK 111, 112, 152, 153.. TK 1362 TK 154

(1)

Phần hai: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN

CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÁNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN TƯ VẤN THIẾT KÊ CẦU ĐƯỜNG 2.2. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty cổ phần tư vấn thiết

kế cầu đường ảnh hưởng đến kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp.

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty cổ phẩn tư vần thiết kế cầu đường được hình thành qua các giai đoạn: Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và khôi phục đất nước sau chiến tranh, để tập hợp và phát huy sức mạnh chuyên ngành, Viện thiết kế giao thông vận tải đã đề nghị Bộ thành lập xí nghiệp khảo sát thiết kế đường sắt. Ngày 16/04/1985 Bộ quyết định thành lập xí nghiệp khảo sát thiết kế đường sắt gồm các đơn vị thành viên của viện thiết kế giao thông vận tải: phòng thiết kế đường sắt, Phòng thiết kế cầu sắt, Phòng thiết kế ga - thiết bị, Phòng thiết kế nhà xưởng và các đội khảo sát đường sắt, đội 3, đội khảo sát 34.

Đến ngày 10/09/1991 xí nghiệp được bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ và được đổi tên là xí nghiệp khảo sát thiết kế đường sắt và xây dựng.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo cơ chế thị trường, công ty khảo sát thiết kế giao thông vận tải được nhà nước thành lập Tổng công ty ngày 25/04/1996, xí nghiệp khảo sát đường sắt và xây dựng được đổi tên thành công ty tư vấn thiết kế cầu đường.

Để đáp ứng yêu cầu xây dựng và không ngừng vươn lên hoàn thiện công nghệ, bằng quyết định số 750/QĐ/TCCB-LĐ ngày 11/03/1995 bộ giao thông vận tải đã thành lập trung tâm ứng dụng công nghệ mới xây dựng nền móng công trình trực thuộc công ty khảo sát thiết kế giao thông vận tải (nay là Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải), bằng văn bản số 1828/CV-TCCB-LĐ ngày 03/01/1996 của bộ giao thông vận tải chấp thuận tách chuyển trung tâm công nghệ mới xây dựng nền

móng công trình từ tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải về công ty tư vấn thiết kế cầu đường. Ngày 08/07/1996 bằng QĐ số 255/TCCB-LĐ của chủ tịch hội đồng quản trị tổng công ty đã tách chuyển trung tâm ứng dụng công nghệ mới xây dựng nền móng công trình sang trực thuộc công ty tư vấn thiết kế cầu đường.

Để mở rộng phát triển theo định hướng cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của chính phủ, theo quyết định số 2130/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2006 của bộ trưởng bộ giao thông vận tải công ty tư vấn thiết kế xây dựng cầu đường đã

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ cho công tác quản trị tại Công ty cổ phần tư vấn Cầu đường (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w