Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ cho công tác quản trị tại Công ty cổ phần tư vấn Cầu đường (Trang 42)

Tại đơn vị nhận khoán: đơn vị nhận khoán tổ chức công tác kế toán thành một bộ máy độc lập có tập hợp tất cả các chứng từ, sổ sách tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp.

Để phản ánh khoản nhận tạm ứng của đơn vị giao khoán kế toán đơn vị nhận khoán sử dụng TK336 chi tiết TK3362 – phải trả về giá trị khối lượng xây lắp nội bộ với trình tự hạch toán như sau:

Sơ đồ 1.10: Trình tự hạch toán tại đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng

Giải thích:

(1): Nhận tạm ứng để thực hiện việc thi công

(2): Bàn giao quyết toán khối lượng xây lắp hoàn thành: trường hợp được coi là doanh thu nội bộ dùng TK512, trường hợp không được coi là doanh thu nội bộ dùng TK154

(2’ ): Thuế GTGT đầu ra nếu có

Tại đơn vị giao khoán: để hạch toán phần tạm ứng cho đơn vị nhận khoản để đơn vị này tiến hành thi công công trình kế toán sử dụng TK136, chi tiết TK 1362 – phải thu về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ. Tài khoản này phản ánh số tiền,

TK 154, 512 TK 3331 TK 111, 112, 152, 153… TK 3362 (2) (1) (2’ )

nguyên liệu, vật liệu đơn vị giao khoán tạm ứng trước cho đơn vị nhận khoán để tiến hành thi công công trình, hạng mục công trình. Ta có trình tự hạch toán như sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.11: Trình tự hạch toán tại đơn vị giao khoán

Giải thích:

(1): Tạm ứng tiền, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ cho đơn vị nhận khoán. (2): Thanh toán hợp đồng giao khoán nội bộ

TK 111, 112, 152, 153.. TK 1362 TK 154

(1)

Phần hai: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN

CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÁNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN TƯ VẤN THIẾT KÊ CẦU ĐƯỜNG 2.2. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty cổ phần tư vấn thiết

kế cầu đường ảnh hưởng đến kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp.

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty cổ phẩn tư vần thiết kế cầu đường được hình thành qua các giai đoạn: Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và khôi phục đất nước sau chiến tranh, để tập hợp và phát huy sức mạnh chuyên ngành, Viện thiết kế giao thông vận tải đã đề nghị Bộ thành lập xí nghiệp khảo sát thiết kế đường sắt. Ngày 16/04/1985 Bộ quyết định thành lập xí nghiệp khảo sát thiết kế đường sắt gồm các đơn vị thành viên của viện thiết kế giao thông vận tải: phòng thiết kế đường sắt, Phòng thiết kế cầu sắt, Phòng thiết kế ga - thiết bị, Phòng thiết kế nhà xưởng và các đội khảo sát đường sắt, đội 3, đội khảo sát 34.

Đến ngày 10/09/1991 xí nghiệp được bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ và được đổi tên là xí nghiệp khảo sát thiết kế đường sắt và xây dựng.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo cơ chế thị trường, công ty khảo sát thiết kế giao thông vận tải được nhà nước thành lập Tổng công ty ngày 25/04/1996, xí nghiệp khảo sát đường sắt và xây dựng được đổi tên thành công ty tư vấn thiết kế cầu đường.

Để đáp ứng yêu cầu xây dựng và không ngừng vươn lên hoàn thiện công nghệ, bằng quyết định số 750/QĐ/TCCB-LĐ ngày 11/03/1995 bộ giao thông vận tải đã thành lập trung tâm ứng dụng công nghệ mới xây dựng nền móng công trình trực thuộc công ty khảo sát thiết kế giao thông vận tải (nay là Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải), bằng văn bản số 1828/CV-TCCB-LĐ ngày 03/01/1996 của bộ giao thông vận tải chấp thuận tách chuyển trung tâm công nghệ mới xây dựng nền

móng công trình từ tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải về công ty tư vấn thiết kế cầu đường. Ngày 08/07/1996 bằng QĐ số 255/TCCB-LĐ của chủ tịch hội đồng quản trị tổng công ty đã tách chuyển trung tâm ứng dụng công nghệ mới xây dựng nền móng công trình sang trực thuộc công ty tư vấn thiết kế cầu đường.

Để mở rộng phát triển theo định hướng cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của chính phủ, theo quyết định số 2130/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2006 của bộ trưởng bộ giao thông vận tải công ty tư vấn thiết kế xây dựng cầu đường đã chuyển đổi thành công ty cổ phần tư vấn thiết kế cầu đường.

Tên giao dịch quốc tế là: road and bridge engineering consultant joint-stock company

Tên viết tắt: TEDI - RECO

Trụ sở chính của công ty: 278 Tôn Đức Thắng, Phường Hàng Bột, quận Đống Đa, TP Hà Nội

Điện thoại: 04.8514439/04.8517193 Fax: 04.8519535

Email: RECO_TEDI@HN.VNN.VN

Công ty đã tham gia thiết kế, khảo sát và thi công nền móng một số công trình giao thông lớn như: Quốc lộ 1A, quốc lộ 38, quốc lộ 39, quốc lộ 9 Việt - Lào, đường Hồ Chí Minh, QL 279 đoạn nối QL3 thuộc Bắc Cạn và Tuyên Quang, Dự án cầu Thanh Trì…và nhiều tuyến đường giao thông quan trọng khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty đã được nhà nước hai lần tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất, một huân chương lao động hạng ba, cùng nhiều bằng khen tuyên dương, cờ thi đua của ngành giao thông vận tải và các cơ quan đơn vị khác.

2.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công tySơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của công ty Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của công ty

Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định số cổ phần được chào bán, mức cổ tức hằng năm của công ty

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị do đại hội đồng cổ đông bầu ra.

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng cổ đông Ban kiểm soát

Ban giám đốc P.Quản lý kinh doanh P.Hành chính P. Tổ chức P.Kỹ thuật P. Vật tư P. Tài chính kế toán Các đội sản xuất

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản lý điều hành của công ty. Ban kiểm soát có ba thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu và bãi miễn bằng thể thức giới thiệu và bỏ phiếu kín; nhiệm kỳ của ban kiểm soát không quá năm năm; thành viên của ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Các thành viên ban kiểm soát bầu một người trong họ làm trưởng ban kiểm soát, quyền và nhiệm vụ của trưởng ban kiểm soát do điều lệ của công ty quy định. Thành viên ban kiểm soát phải thường trú ở Việt Nam và phải có ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên. Trong trường hợp vào thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà ban kiểm soát nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì ban kiểm soát đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nhiệm vụ cho đến khi ban kiểm soát nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ. Sau khi đại hội đồng cổ đông thành lập đã bầu ban kiểm soát thì các kiểm soát viên chính thức thực hiện kiểm soát quá trình triển khai và hoàn tất thủ tục thành lập công ty.

Ban giám đốc

Ban giám đốc gồm một giám đốc và ba phó giám đốc.

Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty trong mọi giao dịch, là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu sự giám sát của hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của giám đốc không quá năm năm, có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Tiền lương của giám đốc do hội đồng quản trị quyết định.

Phó giám đốc do giám đốc đề nghị hội đồng quản trị bổ nhiệm. Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc trong việc điều hành hoạch động kinh doanh hằng ngày của doanh nghiệp.

Dưới ban giám đốc là các phòng ban có nhiệm vụ giúp quản lý một lĩnh vực cụ thể trong hoạt động kinh doanh của công ty, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định của ban giám đốc.

 Phòng quản lý kinh doanh: giúp giám đốc điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

 Phòng hành chính: giúp giám đốc điều hành quản lý công tác tổ chức nhân sự, hành chính, quản trị trong doanh nghiệp.

 Phòng tổ chức: giúp điều chỉnh cán bộ ở các phòng ban sao cho hợp lý

 Phòng vật tư, thiết bị: giúp theo dõi và quản lý vật tư, thiết bị về mặt chất lượng và số lượng. Điều chỉnh cung ứng vật tư kịp thời.

 Phòng kỹ thuật: Giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của máy móc thiết bị, nâng cao trình độ kỹ thuật, sản phẩm của công ty.

 Phòng tài chính kế toán: Giúp xử lý cung cấp thông tin tài chính kế toán của hoạt động kinh doanh của công ty. Cung cấp thông tin tài chính của công ty cho các bên trong và bên ngoài công ty

 Các đội sản xuất: Đội sản xuất có nhiệm vụ thi công theo đúng kế hoạch mà công ty giao, hình thức giao khoán của đội là hình thức phân công theo cách giao khoán gọn. Trong mỗi đội sản xuất lại được phân ra thành các tổ khảo sát

2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Công ty cổ phần tư vấn thiết kế cầu đường (sau đây gọi tắt là công ty) là công ty con của Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải. Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam, độc lập về tài chính, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Có điều lệ tổ chức và hoạt động, chịu trách nhiệm tài chính hữu hạn đối với các khoản nợ trong phạm vi vốn điều lệ. Tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, được hạch toán kinh tế độc lập và tự chủ về tài chính. Có bảng cân đối kế toán riêng, được lập các quý theo quy định của pháp luật và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

Sản phẩm sản xuất của công ty có nhiều loại nhưng công ty có sản phẩm chủ yếu là tư vấn khảo sát thiết kế, lập bản thiết kế, lập dự án các công trình cầu đường, và các sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, do vậy sản phẩm sản xuất ra có tính chất đơn chiếc, thời gian sản xuất kéo dài.

2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công tySơ đồ 2.2: Bộ máy tổ chức kế toán Sơ đồ 2.2: Bộ máy tổ chức kế toán

• Kế toán trưởng (trưởng phòng kế toán): là người chịu trách nhiệm cao nhất về công tác kế toán trước ban giám đốc của công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong toàn công ty, kế toán trưởng giúp giám đốc công ty chấp hành chế độ chính sách, chịu trách nhiệm trước giám đốc, cấp trên và nhà nước về tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của các thông tin kế toán.

• Phó phòng kế toán: Là người thay mặt kế toán trưởng ký duyệt các giấy tờ liên quan khi kế toán trưởng vắng mặt và thay mặt kế toán trưởng xử lý một phần công việc của công ty.

• Kế toán tổng hợp: Kế toán tổng hợp định kỳ có nhiệm vụ tập hợp chi phí tính gía thành sản phẩm, lập các báo cáo về tình hình tài chính của công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Kế toán vốn bằng tiền và công nợ: Theo dõi tình hình tăng giảm của tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Kế toán công nợ có nhiệm vụ theo

Kế toán trưởng Phó phòng kế toán Kế toán tổng hợp Kế toán vốn bằng tiền, công nợ Kế toán vật tư, TSCĐ Kế toán thanh toán tiền lương Thủ quỹ

dõi và thu hồi các khoản phải thu khách hàng, theo dõi các khoản phải trả nhà cung cấp và phải nộp ngân sách nhà nước.

• Kế toán vật tư, TSCĐ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, tính khấu hao các tài sản cố định khi đến kỳ, phản ánh các nghiệp vụ sửa chữa, bảo dưỡng hay thanh lý TSCĐ. Kế toán vật tư có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm vật tư nhằm cung cấp một cách kịp thời vật tư khi có nhu cầu.

• Kế toán thanh toán tiền lương: tính tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp cho cán bộ công nhân viên trong công ty và các công nhân thuê ngoài khi đến kỳ. Phản ánh vào phần chi phí hợp lý.

• Thủ quỹ: thường xuyên kiểm tra, so sánh tiền mặt tại quỹ với lượng tiền được phản ánh trên sổ sách của kế toán vốn bằng tiền. Thủ quỹ có nhiệm vụ bảo quản tiền mặt tại quỹ đảm bảo việc chi tiêu tiền mặt theo các nhu cầu hợp lý cho hoạt động của công ty.

• Ngoài ra tại đội sản xuất có nhân viên thống kê đội, nhân viên này có nhiệm vụ tập hợp tất cả các chứng từ gốc về nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu phục vụ cho quá trình khảo sát, thiết kế. Nhân viên thống kê đội có nhiệm vụ lập tờ kê nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho từng dự án cụ thể, cuối quý nhân viên thống kê có nhiệm vụ gửi các chứng từ gốc, tờ kê khai về phòng kế toán để tính giá thành sản phẩm.

2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty

Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty

Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.

Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để phản ánh chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để tính khấu hao TSCĐ.

2.2. Thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Công ty

Công ty cổ phần tư vấn thiết kế cầu đường ngày 12/10/06 đã chuyển hình thức từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần, quyết định này có hiệu lực chính thức từ ngày 1/1/2007 việc chuyển đổi hình thức hoạt động của công ty không làm thay đổi tổ chức của bộ máy kế toán trong công ty. Do vậy trong khóa luận này em xin được trình bày về thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành xây lắp tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế cầu đường theo số liệu năm 2006 khi công ty còn mang tên là công ty tư vấn thiết kế cầu đường.

2.2.1. Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty sản phẩm xây lắp tại Công ty

Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, công ty thực hiện các việc chủ yếu khảo sát, thiết kế và lập dự án các công trình cầu đường theo như yêu cầu của tổng công ty hoặc theo đơn đạt hàng của khách hàng. Sản phẩm của công ty là những công trình cầu đường, hay hạng mục công trình, do vậy đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty tư vấn thiết kế cầu đường là các hạng mục công trình, hay công trình hoàn thành, do vậy công ty tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ cho công tác quản trị tại Công ty cổ phần tư vấn Cầu đường (Trang 42)