Phương pháp tính giá thành theo giá đơn đặt hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ cho công tác quản trị tại Công ty cổ phần tư vấn Cầu đường (Trang 29 - 31)

Phương pháp này thích hợp khi thực hiện các công trình, giai đoạn công việc phức tạp.

Đối tượng tính giá thành của phương pháp này là sản phẩm của mỗi đơn đặt hàng. Đặc điểm của phương pháp này là tất cả các chi phí sản xuất đều được tập hợp theo mối đơn đặt hàng không kể sản phẩm ghi trong đơn nhiều hay ít, cũng không kể trình độ phức tạp của việc sản xuất sản phẩm đó như thế nào. Khi bắt đầu sản xuất theo đơn đặt hàng, bộ phận kế toán mở ra một bảng chi tiết tính riêng các chi phí sản xuất theo từng khoản mục giá thành.

Trong hạch toán hàng ngày, các chi phí sản xuất cơ bản được căn cứ trực tiếp vào chứng từ gốc ghi trực tiếp vào từng đơn đặt hàng. Các chi phí giá tiếp, chi phí chung thường là tập hợp theo từng nơi phát sinh ra chi phí đó, sau đó định kỳ sẽ phân bổ vào giá thành của đơn đặt hàngcó liên quan theo một tiêu chuẩn nhất định.

Tổng giá thanh toán của mỗi đơn đặt hàng được xác định sau khi mỗi đơn đặt hàng này được hoàn thành xong. Việc tính giá thành như vậy không định kỳ, kỳ tính giá thành nhất trí với chu kỳ sản xuất nhưng không nhất trí với kỳ báo cáo của hạch toán.

Trong trường hợp khi đơn đặt hàng làm xong mới tính giá thành nên trên lý luận thì phương pháp đơn đặt hàng không cần đánh giá riêng sản phẩm làm dở. Trong trường hợp này có ba phương pháp đánh giá sản phẩm làm xong.

Nếu trước kia doanh nghiệp đã xây lắp sản phẩm tương tự thì căn cứ theo giá thực tế trước kia và tham khảo những thay đổi của điều kiện sản xuất hiện tại để đánh giá.

Thống kê và đánh giá đúng mức phần đơn đặt hàng chưa kết thúc để tính ra giá thành của sản phẩm đã hoàn thành.

Trình tự các bước tiến hành như sau:

Bước 1: Trước khi khởi công xây dựng theo hợp đồng hoặc theo đơn đặt hàng, bộ phận kế hoạch kinh doanh lập bảng kế hoạch chi tiết thi công – có kỳ hiệu công trình, đơn đặt hàng có liên quan (vật tư, tài chính, lao động). Căn cứ vào bảng này, bộ phận kế toán mở cho mỗi đơn đặt hàng một bảng tính giá thành chi tiết theo khoản mục giá thành.

Bước 2: Các chứng từ gốc chi vào chi phí sản xuất đều cần ghi rõ số liệu các đơn đặt hàng và được bảo quản riêng cho từng đơn đặt hàng (hoặc từng hợp đồng).

Bước 3: Cuối tháng kế toán tính giá thành lập bảng tổng hợp và phân bổ các chi phí theo các đơn đặt hàng. Các chi phí sản xuất trực tiếp được tập hợp ngay, còn các chi phí chung, chi phí gián tiếp liên quan đến nhiều đơn đặt hàng phải phân bổ theo tiêu thức thích hợp. Căn cứ vào bảng phân bổ chi phí sản xuất để ghi vào bảng tính giá thành chi tiết của các đơn đặt hàng theo khoản mục giá thành.

Bước 4: Sauk hi đơn đặt hàng đã hoàn thành các đối tượng xây dựng làm giấy báo hoàn thành, lập biên bản nghiệm thu công trình hoặc biên bản đánh giá công trình dở dang, bộ phận kế toán tiến hành tính giá thành của đơn đặt hàng đã hoàn thành.

Phương pháp đưon đặt hàng tương đối đơn giản nhưng nó cũng bộc lộ một số hạn chế:

Kỳ tính giá thành không nhất trí với kỳ báo cáo. Trong bảng tính giá thành của sản phẩm không phản ánh riêng các chi phí sản xuất đã chi ra trong kỳ đó, do đó giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành xong trong kỳ báo cáo hạch toán không phản ánh riêng biệt kết quả sản xuất trong thời kỳ đó.

Phương pháp đơn đặt hàng tập hợp các chi phí sản xuất theo toàn bộ đơn đặt hàng, do đó có thể biết được giá thành thực tế của toàn đơn đặt hàng là cao hơn hay thấp

hơn giá thành kế hoạch. Nhưng khó phân tích nguyên nhân tăng giảm giá thành từng loại sản phẩm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ cho công tác quản trị tại Công ty cổ phần tư vấn Cầu đường (Trang 29 - 31)