Những yêu cầu sư phạm khi sử dụng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện kiến thức - kĩ năng thí nghiệm trong chương trình hóa học 10 nâng cao cho học sinh theo hướng dạy học tích cực (Trang 26 - 28)

Trong biểu diễn TN hoá học, người GV phải nhất thiết tuân theo các yêu cầu sau: [16, tr 186]

1.4.3.1. Đảm bảo an toàn cho GV và HS

GV phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhân dân và pháp luật về mọi sự

không may xảy ra có ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của HS. GV phải nhất thiết tuân theo những qui định về bảo hiểm. Nếu luôn giữ hoá chất tinh khiết, dụng cụ sạch sẽ và tốt, làm đúng kĩ thuật, luôn bình tĩnh khi tiến hành TN sẽ đảm bảo an toàn. sự nắm vững kĩ thuật, KN thành thạo khi làm TN, sự am hiểu nguyên nhân của sự thất bại hoặc không may có thể xảy ra, ý thức trách nhiệm và tính cẩn thận là những điều kiện chủ yếu để đảm bảo an toàn của các TN. Mặt khác không nên quá

19

cường điệu những nguy hiểm của các TN hoá học và tính độc hại của các hoá chất làm cho HS sợ hãi.

1.4.3.2. Đảm bảo thành công của TN là TN phải có kết quả và đảm bảo tính khoa học.

Muốn đảm bảo cho TN có kết quả tốt, GV phải nắm vững kĩ thuật TN, phải tuân theo đầy đủ, chính xác các chỉ dẫn về kĩ thuật khi lắp dụng cụ và khi tiến hành TN. Muốn nắm vững KN làm TN, người GV phải tích lũy kinh nghiệm, làm nhiều lần, đúc kết rút kinh nghiệm, có cải tiến, sáng tạo.

GV phải chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo, làm thử nhiều lần trước khi biểu diễn TN trên lớp. Không nên chủ quan cho rằng TN đơn giản, đã làm quen không cần làm thử. GV cần kiểm tra lại số lượng và chất lượng các dụng cụ và hoá chất có liên quan

đến TN cần thực hiện, ngoài ra GV cần chuẩn bị sẵn những bộ dụng cụ khác để thay thế nếu cần thiết.

Khi TN thất bại GV cần bình tĩnh suy nghĩ để tìm ra nguyên nhân của thất bại và cách khắc phục thất bại đó. Nếu khắc phục được thất bại thì uy tính của GV sẽ

tăng lên. Khi TN thất bại không nên lừa dối HS hoặc ép HS phải công nhận trong khi TN không thành công.việc lừa dối HS là một việc làn vừa phản khoa học, vừa phản giáo dục.

1.4.3.3. TN phải rõ, tất cả HS phải được quan sát đầy đủ

GV không đứng che lấp TN. Kích thước dụng cụ và lượng hoá chất phải đủ

lớn. Bàn để biểu diễn TN cao vừa phải. Bố trí thiết bị ánh sáng như thế nào để cả

lớp quan sát được rõ. Nếu cần thì dùng phông có màu sắc thích hợp, dùng thiết bị

bổ sung để làm nổi bật kết quả của TN.

1.4.3.4. TN phải đơn giản, dụng cụ TN gọn gàng, mĩ thuật đồng thời đảm bảo tính khoa học

Những TN quá phức tạp có thể biểu diễn vào giờ thực hành. GV có thể cải tiến TN bằng cách dùng dụng cụ TN đơn giản, hoá chất dễ kiếm và rẻ tiền để thay thế

cho phù hợp với điều kiện thiết bị còn thiếu thốn ở nước ta. Đồng thời phải chú ý các dụng cụ TN phải đảm bảo tính mĩ thuật và tính khoa học.

20

1.4.3.5. Số lượng TN trong mỗi bài giảng và thời gian giành cho mỗi TN phải hợp lí

Số lượng TN cần biểu diễn trong một bài lên lớp và thời gian của mỗi TN phải hợp lí. Chỉ chọn những TN phục vụ trọng tâm bài giảng. Không nên biểu diễn quá nhiều TN trong một bài học, phải đảm bảo đúng nhịp độ của tiết học.

1.4.3.6. TN phải kết hợp chặt chẽ với bài giảng

Nội dung của TN phải phù hợp với chủđề của bài học, giúp HS nắm vững bản chất của vấn đề và tạo thành một thể thống nhất với nội dung của bài học. GV phải

đặt vấn đề rõ ràng, giải thích mục đích của TN và tác dụng của từng dụng cụ. Cần tập luyện cho HS quan sát các hiện tượng TN xảy ra, giải thích hiện tượng và rút ra những kết luận khoa học hướng vào những điểm cơ bản nhất của bài học.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện kiến thức - kĩ năng thí nghiệm trong chương trình hóa học 10 nâng cao cho học sinh theo hướng dạy học tích cực (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)