thực hành
Dùng bài tập thực nghiệm tổ chức hoạt động học tập của HS nhằm rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức, kĩ năng thực hành, phương pháp làm việc khoa học. GV cần tổ chức các hoạt động học tập cho HS như sau:
Giải lí thuyết: GV hướng dẫn HS phân tích lí thuyết, xây dụng các bước giải bằng TN, dựđoán hiện tượng, kết quả TN.
Tiến hành TN kiểm nghiệm các bước giải lí thuyết. GV cần chú trọng đến các kĩ năng:
Sử dụng dụng cụ, hoá chất, lắp thiết bị, thao tác TN đảm bảo an toàn, thành công.
QS, mô tả đầy đủ và đúng hiện tượng TN, giải thích đúng các hiện tượng đó.
Đối chiếu kết quả TN với việc giải lí thuyết. Nhận xét và kết luận về
lời giải.
Với các dạng bài tập thực nghiệm khác nhau thì các hoạt động cụ thể
của HS cũng có thay đổi phù hợp.
Các dạng bài tập thực nghiệm thường gặp:
- Quan sát thí nghiệm và phát biểu nhận xét. - Điều chế một chất.
- Làm thí nghiệm để thể hiện TCHH đặc trưng của một chất. - Làm thí nghiệm để thể hiện một qui luật hoá học.
- Phân biệt chất, nhận biết chất.
- Pha chế dung dịch theo nồng độ yêu cầu.
- Nhận xét cách lắp dụng cụ thí nghiệm đúng hay sai. - Lắp dụng cụ theo yêu cầu của bài tập thực nghiệm. Một số hình thức làm bài tập thực nghiệm
Hình thức 1: Nếu nội dung bài tập đơn giản và đủ hoá chất, dụng cụ cho từng người thì mỗi HS tự làm bài tập thực nghiệm.
45
Hình thức 2: Nếu nội dung bài tập không đơn giản hoặc không đủ hoá chất, dụng cụ cho từng người thì mỗi HS tự mình viết ra phương án giải bài tập thực nghiệm, các phương án được đưa ra thảo luận tại lớp để chọn phương án tốt nhất, sau đó tác giả của phương án đó làm toàn bộ TN cho cả lớp xem.
Hình thức 3: Phần đầu như hình thức 2, sau đó tác giả của phương án được chọn chỉ làm một phần của TN cho cả lớp xem.
Hình thức 4: Lắp ráp dụng cụ theo yêu cầu bằng cách vẽ lên giấy, sau đó lắp ráp trên dụng cụ rồi dùng bộ dụng cụđó để làm bài tập thực nghiệm.