Bài tập tách chất, điều chế, thể hiện tính chất hoá học của một chấ t

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện kiến thức - kĩ năng thí nghiệm trong chương trình hóa học 10 nâng cao cho học sinh theo hướng dạy học tích cực (Trang 62 - 72)

Bài 1: Làm thế nào chứng minh rằng trong natri clorua có chứa tạp chất natri iotua? Làm thế nào để loại bỏ tạp chất đó?

55

Cho muối đó vào nước clo và kiểm tra sự xuất hiện của iot bằng hồ tinh bột. Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2

Để loại bỏ tạp chất đó ta cho muối đó vào lượng dư nước clo, cô cạn và nung nóng để loại nước, clo và iot ta sẽ thu được NaCl tinh khiết.

Bài 2: Brom lỏng hay hơi đều rất độc. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra khi dùng một hoá chất thông thường dễ kiếm để huỷ hết lượng brom lỏng chẳng may bị

làm đổ, bảo vệ môi trường.

Dùng dd kiềm như NaOH hoặc Ca(OH)2. Br2 + 2NaOH → NaBr + NaBrO + H2O

Br2 + 2Ca(OH)2 → CaBr2 + Ca(OBr)2 + 2H2O

Bài 3: Từ các hoá chất sau: Na, H2O dd HCl đặc, dd H2SO4 đặc, KMnO4, bình cầu,

ống dẫn khí, bình tam giác, cốc thủy tinh, ống nhỏ giọt … Hãy tiến hành các thí nghiệm điều chế nước gia – ven.

KMnO4 → Cl2→ nước gia –ven Cách tiến hành:

- Cho một mẫu Na bằng hạt đậu xanh vào cốc nước ta được dd NaOH.

- Lắp bộ dụng cụđiều chế khí clo từ KMnO4 và HCl đặc, sau đó điều chế và thu khí clo vào bình tam giác.

- Dẫn khí clo sục vào dd NaOH vừa điều chếở trên sẽ thu được nước gia – ven. 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Bài 4: Từ các chất sau dây Fe, H2O, dd NaOH, dd HCl, MnO2 và các dụng cụ sau: bình tam giác, ống dẫn khí, đũa thủy tinh, đèn cồn, bình cầu, ống nhỏ giọt … Hãy tiến hành các thí nghiệm điều chế Fe(OH)3.

Các phương án điều chế Fe(OH)3:

Fe → FeCl2 → FeCl3 → Fe(OH)3 (1) Fe → FeCl3 → Fe(OH)3 (2)

56

- Lắp bộ dụng cụ điều chế khí clo từ MnO2 và dd HCl, sau đó điều chế và thu khí clo vào bình tam giác.

- Quấn sợi dây sắt thành hình lò xo, hơ nóng đỏ trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào bình đựng khí Clo sẽ thu được FeCl3.

- Cho nước vào bình hoà tan FeCl3 sẽđược dd FeCl3.

- Cho tiếp dd NaOH vào sẽ xuất hiện kết tủa Fe(OH)3, dùng phểu gạn lọc ta thu

được Fe(OH)3 2 3 3 3 2 3 2 3 ( ) 3 o t Fe Cl FeCl

FeCl NaOH Fe OH NaCl

 

  

Bài 5: Cho các hoá chất sau: dd HCl, Cu và các dụng cụ nhưống nghiệm, đèn cồn,

ống nhỏ giọt, kẹp gắp, kẹp ống nghiệm, giá đỡ … Hãy điều chế CuCl2.

Bài 6: Cho hỗn hợp khí gồm khí hiđro clorua, khí clo và hơi nước. Hãy vẽ cách lắp dụng cụ có thể tinh chế khí clo.

Bài 7: Từ các hoá chất sau H2O, quỳ tím, Zn, dd Ba(OH)2, dd HCl, H2SO4đặc, bình chứa khí clovà các dụng cụ sau: bình tam giác, ống dẫn khí, đũa thủy tinh, đèn cồn, bình cầu, ống nhỏ giọt … Hãy tiến hành các thí nghiệm điều chế khí hiđro clorua, từ đó hãy điều chế axit clohiđric và nhận biết axit sinh ra.

Bài 8: Iot có lẫn tạp chất natri iotua Làm thế nào để loại bỏ tạp chất đó?

Đun nóng hỗn hợp iot và NaI thì chỉ có iot thăng hoa, ngưng tụ hơi iot ta được iot rắn tinh khiết.

Khí clo khô Hỗn hợp

khí

57

Bài 9: Hãy chọn từ, cụm từ thích hợp cho sẵn trong bảng dưới đây điền vào chỗ

trống để mô tả đúng cách tiến hành thí nghiệm và hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm so sánh tính oxi hoá của clo, brom và iot.

a. dd có mà vàng nâu d. I2được giải phóng b. không có hiện tượng gì e. Br2được giải phóng c. dd có màu xanh f. không xảy ra phản ứng

Lấy ba ống nghiệm có ghi nhãn. Ống thứ nhất đựng dd NaCl, ống thứ hai đựng dd NaBr và ống thứ ba đựng dd NaI, ống thứ ba cho thêm vài giọt hồ tinh bột. Sau

đó nhỏ vào mỗi ống vài giọt nước clo rồi lắc nhẹ, ta thấy:

Ống nghiệm thứ nhất ….(1)…., đó là do ….(2)….

Ống nghiệm thứ hai ….(3)…., đó là do ….(4)….

Ống nghiệm thứ ba ….(5)…., đó là do ….(6)….

Làm lại thí nghiệm như trên nhưng thay nước clo bằng nước brom, ta thấy:

Ống nghiệm thứ nhất ….(7)…., đó là do ….(8)….

Ống nghiệm thứ hai ….(9)…., đó là do ….(10)….

Ống nghiệm thứ ba ….(11)…., đó là do ….(12)….

(1) – b (2) – f (3) – a (4) – e (5) – c (6) – d (7) – b (8) – f (9) – b (10) – f (11) – c (12)–d

Bài 10: Cho các chất sau: brom, iot, clo, hiđro clorua, bạc bromua, natri clorua. Hãy chọn trong số các chất trên:

a. Một chất lỏng ở nhiệt độ phòng. (brom)

b. Một chất có trong nước biển nhưng không có trong nước nguyên chất. (natri clorua)

c. Một chất khí màu vàng lục. (clo)

d. Một chất bị phân huỷ bởi ánh sáng mặt trời. (bạc bromua)

e. Một chất khí không màu tạo “khói” trong không khí ẩm. (hiđro clorua)

f. Một hợp chất được dùng để bảo quản thực phẩm. (natri clorua)

g. Một chất khí khi tan trong nước tác dụng dần với nước tạo ra hai axit. (clo)

58

i. Một chất khí tẩy trắng giấy màu ẩm. (clo)

Bài 11: Ghép các tính chất ở cột (II) cho phù hợp với chất tương ứng ở cột (I)

Cột (I) Cột (II) A. AgCl B. Cl2 C. Br2 D. I2 E. KI F. HF G. HCl 1. Chất rắn màu trắng bị phân huỷ bởi ánh sáng mặt trời thành màu đen. 2. Chất có trong muối iot. 3. Chất dùng để diệt trùng nước sinh hoạt.

4. Chất tan vô hạn trong nước tạo dd làm đỏ quỳ tím. 5. Halogen duy nhất là chất lỏng ởđiều kiện thường.

6. Chất rắn khi đun nóng bị thăng hoa, có nhiều trong tảo biển. 7. Chất dùng để khằc hình, khắc chữ lên thuỷ tinh.

A – 1 B – 3 C – 5 D – 6 E – 2 F – 7 G - 4

Bài 12: Trong tiết thực hành về tính chất của axit H2SO4 có những hoá chất sau: Cu, MgO, dd NaOH, CuCO3, Fe, CuSO4.5H2O, dd H2SO4 loãng và dd H2SO4 đặc. Hãy lập kế hoạch làm thí nghiệm để chứng minh rằng:

a. dd H2SO4 loãng có những tính chất hoá học chung của một axit.

b. H2SO4 đặc có những tính chất hoá học đặc trưng. Đó là những tính chất nào?

Bài 13: Người ta điều chế một số chất khí bằng những thí nghiệm sau: TN1: nung nóng canxi cacbonat.

TN2: dd HCl đặc tác dụng với mangan đioxit. TN3: dd H2SO4 loãng tác dụng với kẽm. TN4: lưu huỳnh tác dụng với H2SO4đặc. TN5: natri sunfit tác dụng với dd H2SO4 loãng. TN6: Đốt nóng kali pemanganat.

2. Hãy cho biết tên những chất khí sinh ra trong các TN trên.

3. Bằng những TN nào ta có thể khẳng định được chất khí sinh ra trong mỗi TN 4. Viết các PTHH xảy ra.

GV cho các nhóm HS thảo luận về 6 TN trên, sau đó phân cho mỗi nhóm làm 2 TN. 1. Các chất khí sinh ra trong TN trên là:

59

TN1: khí cacbon đioxit (CO2). TN4: lưu huỳnh đioxit (SO2). TN2: khí Clo (Cl2). TN5: lưu huỳnh đioxit (SO2). TN3: khí hiđro (H2). TN6: khí oxi (O2).

2. Cách nhận biết các khí:

- Khí làm mất màu dd KMnO4 là SO2.

- Khí làm vẫn đục dd nước vôi trong là CO2.

- Khí cháy trong không khí với tiếng nổ nhỏ là H2.

- Khí làm than hồng bùng cháy là O2.

- Khí làm mấu màu giấy màu ẩm là khí Cl2.

Bài 14: Có 2 lọ A, B đựng 2 axit HCl và H2SO4 loãng, hãy chứng minh lọ A là axit HCl và lọ B là H2SO4 loãng (các dụng cụ và hoá chất cần thiết xem như có đủ).

Bài 15: Có 2 lọ A, B đựng 2 axit H2SO4 đặc và H2SO4 loãng, hãy chứng minh lọ A là axit HCl và lọ B là H2SO4 loãng (các dụng cụ và hoá chất cần thiết xem như có

đủ).

Bài 16: Khí oxi có lẫn tạp chất là các khí sau: khí cacbonic, khí Clo, khí lưu huỳnh

đioxit, hơi nước. Hãy vẽ cách lắp dụng cụ có thể loại bỏ các tạp chất trên.

Bài 17: Từ các chất sau dd NaOH, dd HCl, dd phenolphtalein, dd KMnO4, Cu, H2SO4 đặcvà các dụng cụ sau: bình tam giác, ống dẫn khí, đũa thủy tinh, đèn cồn, bình cầu, ống nhỏ giọt … Hãy tiến hành các TN điều chế SO2 và chứng minh: 1. SO2 là một oxit axit. 2. SO2 có tính khử. Khí oxi dd H2SO4đặc Hỗn hợp khí dd NaOH dd brom dd Ca(OH)2

60

Bài 18: Từ các chất sau dd NaOH, dd HCl, dd phenolphtalein, dd brom, FeS,

H2SO4 đặcvà các dụng cụ sau: bình tam giác, ống dẫn khí, đũa thủy tinh, đèn cồn, bình cầu, ống nhỏ giọt … Hãy tiến hành các TN điều chế H2S và chứng minh:

1. H2S là một axit.

2. H2S có tính khử mạnh.

Bài 19: Muối ăn bị lẫn các tạp chất là Na2SO4, MgCl2, CaCl2, CaSO4. Hãy trình bày phương pháp hoá học để loại bỏ các tạp chất để thu được NaCl tinh khiết. Viết các PTHH của phản ứng.

Hoà tan hoá chất vào nước, lọc loại bỏđược CaSO4 ít tan (nước lọc vẫn chứa một lượng nhỏ CaSO4).

Thêm vào nước lọc một lượng dư dd BaCl2 để chuyển hoá hết Na2SO4 và CaSO4 thành BaSO4↓

BaCl2 + CaSO4 → BaSO4↓ + CaCl2

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl

Lọc bỏ BaSO4 dd nước lọc chứa MgCl2, CaCl2, NaCl, BaCl2 dư. Thêm vào nước lọc một lượng dư dd Na2CO3 để chuyển hoá hết MgCl2, CaCl2 và BaCl2 thành BaCO3↓, CaCO3↓, MgCO3↓.

Na2CO3 + MgCl2 → MgCO3↓ + 2NaCl Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2NaCl Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3↓ + 2NaCl

Lọc bỏ kết tủa dd nước lọc chứa NaCl, Na2CO3 dư. Thêm vào nước lọc một lượng dư dd HCl để chuyển hoá hết Na2CO3 thành NaCl và khí CO2.

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

dd nước lọc chứa NaCl, HCl dư. Cô cạn dd HCl và nước bay hơi thu được NaCl tinh khiết.

Bài 20: Cho các hoá chất sau: dd HCl 18%, dd HCl 6%, dd H2SO4 20%, dd H2O2, MnO2, Zn hạt nhỏ, Zn hạt lớn, ống nghiệm đựng khí NO2 và các dụng cụ như ống nghiệm, đèn cồn, ống nhỏ giọt, kẹp gắp, kẹp ống nghiệm, giá đỡ, cân, cốc thuỷ tinh, nước đá … Hãy tiến hành các thí nghiệm chứng minh:

61

a. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng. b. Ảnh hưởng của nhiệt độđến tốc độ phản ứng.

c. Ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng. d. Ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng. e. Ảnh hưởng của nhiệt độđến cân bằng hoá học.

Bài 21: Cho các hoá chất sau: dd HCl 18%, Zn, Cu, dd NaOH, dd CuSO4, dd BaCl2, dd Na2CO3, dd AgNO3 và các dụng cụ nhưống nghiệm, đèn cồn, ống nhỏ giọt, kẹp gắp, kẹp ống nghiệm, giá đỡ … Hãy tiến hành các thí nghiệm sau:

a. 2 thí nghiệm về phản ứng oxi hoá - khử. b. 3 thí nghiệm về phản ứng trao đổi.

Bài 22: Khí hiđro clorua có thể điều chế bằng cách cho muối ăn tinh thể tác dụng với chất nào sau đây?

A. NaOH. B. H2SO4đặc. C. H2SO4 loãng. D. H2O.

Bài 23: Muốn điều chế axit clohiđric từ khí hiđro clorua ta có thể dùng phương pháp nào sau đây?

A. Oxi hoá khí này bằng MnO2.

B. Cho khí này hoà tan trong nước.

C. Oxi hoá khí này bằng KMnO4.

D. Cho khí này tác dụng với dd axit clohiđric đặc.

Bài 24: Trong muối natri clorua có lẫn tạp chất natri iotua. Để loại bỏ tạp chất trên người ta cho muối đó vào

A. nước, cô cạn và nung nóng. B. nước, cô cạn.

C. lượng dư nước clo, cô cạn và nung nóng.

D. lượng dư nước clo, cô cạn.

Bài 25: Dãy hoá chất nào sau đây dùng cho TN so sánh tính hoạt động của các halogen?

A. dd KBr, dd KI, dd clo, hồ tinh bột.

62

C. dd clo, dd brom, dd NaOH, dd KBr.

D. Dd clo, dd brom, hồ tinh bột, dd KI, dd KBr.

Bài 26: Trong PTN, khí CO2 được điều chế từ CaCO3 và dd HCl thường bị lẫn khí hiđro clorua và hơi nước. Để thu được khí CO2 gần như tinh khiết, người ta dẫn hỗn hợp khí lần lượt qua hai bình đựng các dd nào trong các dd dưới đây?

A. NaOH, H2SO4đặc. B. NaHCO3, H2SO4đặc. C. Na2CO3, NaCl. D. H2SO4đặc, Na2CO3.

Bài 27: Để loại bỏ SO2 ra khỏi CO2, có thể dùng cách nào dưới đây? A. Cho hỗn hợp khí qua dd nước vôi trong.

B. Cho hỗn hợp khí qua dd brom dư.

C. Cho hỗn hợp khí qua dd Na2CO3. D. Cho hỗn hợp khí qua dd NaOH.

Bài 28: Đểđiều chế SO2 trong PTN, chúng ta tiến hành như sau A. đốt lưu huỳnh cháy trong không khí.

B. đốt cháy hoàn toàn khí H2S trong không khí. C. cho dd Na2SO3 tác dụng với H2SO4đặc.

D. cho Na2SO3 tinh thể tác dụng với H2SO4đặc, nóng.

Bài 29: Để làm khô khí SO2 có lẫn hơi nước, người ta dùng

A. H2SO4đặc. B. CuO. C. KOH đặc. D. CaO.

Bài 30: Khí oxi có lẫn tạp chất là các khí sau: khí cacbonic, khí Clo, khí lưu huỳnh

đioxit, hơi nước. Để loại bỏ các tạp chất trên ta cho hỗn hợp khí lần lượt đi qua các hoá chất sau:

A. H2SO4 đặc, dd brom, dd NaOH.

B. dd brom, dd NaOH, H2SO4đặc.

C. H2SO4 đặc, dd brom, dd Ca(OH)2. D. dd brom, dd NaCl, H2SO4đặc.

Bài 31: Muốn pha loãng axit H2SO4đặc, cần làm như sau A. rót từ từ nước vào dd axit đặc và khuấy đều.

63

C. rót từ từ dd axit đặc vào nước và khuấy đều.

D. rót thật nhanh dd axit đặc vào nước và khuấy đều.

Bài 32: Khí oxi có lẫn tạp chất là khí clo, hơi nước. Để loại bỏ tạp chất đó ta cho hỗn hợp khí lần lượt qua các chất sau:

A. dd NaOH, dd HCl. B.dd NaOH, dd H2SO4 đặc.

C. dd NaOH, dd CaCl2. D. cả B và C.

Bài 33: Chất nào sau đây không có tính tẩy màu?

A. SO2. B. dd clo. C. SO2 và dd clo. D. Ca(OH)2.

Bài 34: Khí oxi có lẫn tạp chất CO2, SO2, H2S. Để loại bỏ tạp chất trên ta dùng A. nước. B. dd H2SO4 loãng.

C. dd CuSO4. D. dd Ca(OH)2.

Bài 35: Dãy khí nào sau đây làm nhạt màu dd brom?

A. CO2, SO2. B. SO2, H2S. C. CO2, H2S. D. CO2, H2.

Bài 36: Người ta thu oxi bằng phương pháp đẩy nước là do tính chất: A. khí oxi nhẹ hơn nước. B. khí oxi tan trong nước.

C. khí oxi ít tan trong nước. D. khí oxi khó hoá lỏng.

Bài 37: Khí CO2 có lẫn tạp chất là khí SO2. Để loại bỏ tạp chất thì cần sục hỗn hợp khí vào

A. dd Br2 dư. B. dd Ba(OH)2 dư. C. dd NaOH dư. D. dd Ca(OH)2 dư.

Bài 38: Đốt nóng ống nghiệm chứa hỗn hợp KClO3 và MnO2 theo tỉ lệ 4 : 1 về khối lượng trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó đưa tàn đóm còn than hồng vào miệng ống nghiệm, thì

A. tàn đóm tắt ngay. B.tàn đóm bùng cháy.

C. có tiếng nổ lách cách . D. không thấy hiện tượng gì.

Bài 39: Khí H2S rất độc, để thu khí H2S thoát ra khi làm TN có thể dùng

A. dd HCl. B. dd NaCl. C. dd NaOH. D. nước cất.

Bài 40: Chất nào sau đây có thể dùng để làm khô khí oxi có lẫn hơi nước? A. Nhôm oxit. B. Nước vôi trong.

64

C. Axit sunfuric đặc. D. dd NaOH.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện kiến thức - kĩ năng thí nghiệm trong chương trình hóa học 10 nâng cao cho học sinh theo hướng dạy học tích cực (Trang 62 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)