Bài tập về nhận biết, phân biệt chất

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện kiến thức - kĩ năng thí nghiệm trong chương trình hóa học 10 nâng cao cho học sinh theo hướng dạy học tích cực (Trang 53 - 62)

Bảng nhận biết một số muối (phụ lục 1, trang 1). Bảng nhận biết một số khí (phụ lục 2, trang 2).

Bài 1: Có bốn lọ mất nhãn chứa các dd sau: NaOH, HCl, NaCl, Na2CO3. Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các lọ trên.

Giải lí thuyết: Lấy mẫu thử và đánh dấu. Dung dịch

Thuốc thử NaOH HCl NaCl Na2CO3

dd HCl Không hiện tượng Không hiện tượng Không hiện tượng Khí CO2↑ không màu, không mùi.

Quỳ tím Hoá xanh Hoá đỏ Còn lại x

Cách tiến hành TN:

- Lấy mỗi lọ khoảng 2ml mỗi dd cần nhận biết vào 4 ống nghiệm sạch. - Cho từ từ dd HCl lần lượt vào 4 ống nghiệm

+ Ống nghiệm nào có khí CO2↑ không màu, không mùi bay ra thì lọ cho mẫu thửđó là dd Na2CO3.

+ Ống nghiệm không có hiện tượng gì là NaOH, HCl, NaCl.

- Lấy mỗi lọ còn lại khoảng 2ml mỗi dd cần nhận biết vào 3 ống nghiệm sạch. - Cho 3 mẫu quỳ tím vào 3 ống nghiệm

+ Ống nghiệm nào làm quỳ tím hoá xanh thì lọ cho mẫu thửđó là dd NaOH. + Ống nghiệm nào làm quỳ tím hoá đỏ thì lọ cho mẫu thửđó là dd HCl.

46

+ Ống nghiệm không có hiện tượng gì là NaCl.

PTHH: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

Bài 2: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt 4 lọ mất nhãn đựng các dd sau: NaBr, HCl, NaI và NaCl.

Giải lí thuyết: Lấy mẫu thử và đánh dấu. Dung dịch

Thuốc thử NaOH HCl NaI NaCl

Quỳ tím Hoá xanh Hoá đỏ Không hiện tượng Không hiện tượng

dd AgNO3 x x ↓ vàng đậm ↓ trắng

Cách tiến hành TN:

- Lấy mỗi lọ khoảng 2ml mỗi dd cần nhận biết vào 4 ống nghiệm sạch. - Cho 4 mẫu quỳ tím vào 4 ống nghiệm

+ Ống nghiệm nào làm quỳ tím hoá đỏ thì lọ cho mẫu thửđó là dd HCl. + Ống nghiệm nào làm quỳ tím hoá xanh thì lọ cho mẫu thửđó là dd NaOH. + Ống nghiệm không có hiện tượng gì là NaI, NaCl.

- Cho từ từ dd HCl lần lượt vào 2 ống nghiệm chưa biết

+ Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa màu vàng đậm (↓AgI)thì lọ cho mẫu thử đó là dd NaI.

+ Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa màu trắng (↓AgCl)thì lọ cho mẫu thửđó là dd NaCl.

PTHH: NaI + AgNO3 → NaNO3 + AgI↓

NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl↓

Bài 3: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt 4 lọ mất nhãn đựng các chất rắn sau: Na2CO3, NaNO3, BaCl2, NaOH.

Giải lí thuyết: - Hòa tan các chất rắn trên ta được 4 dd tương ứng. - Lấy mẫu thử và đánh dấu.

47

Dung dịch

Thuốc thử Na2CO3 NaNO3 BaCl2 NaOH

dd HCl Khí CO2↑ không màu, không mùi

Không hiện tượng Không hiện tượng Không hiện tượng Quỳ tím Không hiện tượng Không hiện tượng Hoá xanh dd H2SO4 Còn lại ↓ trắng Cách tiến hành TN:

- Hòa tan các chất rắn trên ta được 4 dd tương ứng.

- Lấy mỗi lọ khoảng 2ml mỗi dd cần nhận biết vào 4 ống nghiệm sạch. - Cho từ từ dd HCl lần lượt vào 4 ống nghiệm

+ Ống nghiệm nào có khí CO2↑ không màu, không mùi bay ra thì lọ cho mẫu thửđó là dd Na2CO3.

+ Ống nghiệm không có hiện tượng gì là NaOH, BaCl2, NaCl.

- Lấy mỗi lọ còn lại khoảng 2ml mỗi dd cần nhận biết vào 3 ống nghiệm sạch. - Cho 3 mẫu quỳ tím vào 3 ống nghiệm

+ Ống nghiệm nào làm quỳ tím hoá xanh thì lọ cho mẫu thửđó là dd NaOH. + Ống nghiệm không có hiện tượng gì là NaCl, BaCl2

- Cho từ từ dd H2SO4 lần lượt vào 2 ống nghiệm chưa nhận biết được

+ Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng BaSO4↓ thì lọ cho mẫu thửđó là dd BaCl2.

+ Ống nghiệm không có hiện tượng gì là NaNO3. PTHH: 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2↑ + H2O H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl

Bài 4: Không dùng thuốc thử nào khác hãy phân biệt 4 lọ mất nhãn đựng các dd sau: BaCl2, H2SO4, Na2CO3, HCl.

48 Dung dịch Thuốc thử BaCl2 H2SO4 Na2CO3 HCl dd BaCl2 - ↓ trắng ↓ trắng - dd H2SO4 ↓ trắng - ↑ - dd Na2CO3 ↓ trắng ↑ - ↑ dd HCl - - ↑ - Mẫu thử nào tạo 1 lần kết tủa trắng và 2 lần khí thoát ra là Na2CO3. Mẫu thử nào tạo 1 lần kết tủa trắng và 1 lần khí thoát ra là H2SO4. Mẫu thử nào tạo 2 lần kết tủa trắng và không có khí thoát ra là BaCl2. Mẫu thử nào không tạo kết tủa trắng và có 1 lần khí thoát ra là HCl. Cách tiến hành TN:

- Lấy mỗi lọ khoảng 2ml mỗi dd cần nhận biết vào 4 ống nghiệm sạch đánh số

thứ tự (1), (2), (3), (4). (lấy mỗi lọ 4 ống nghiệm).

-Cho ống nghiệm (1) lần lượt vào 3 ống nghiệm còn lại, ghi hiện tượng. - Cho ống nghiệm (2) lần lượt vào 3 ống nghiệm còn lại, ghi hiện tượng. - Cho ống nghiệm (3) lần lượt vào 3 ống nghiệm còn lại, ghi hiện tượng. - Cho ống nghiệm (4) lần lượt vào 3 ống nghiệm còn lại, ghi hiện tượng. - Tổng hợp các hiện tượng kết luận về các dd mất nhãn.

PTHH: H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2↑ + H2O H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O

Bài 5: Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất hãy phân biệt 4 lọ mất nhãn đựng các dd sau: BaCl2, H2SO4, KOH, HCl.

Giải lí thuyết: Lấy mẫu thử và đánh dấu. Dung dịch

Thuốc thử BaCl2 H2SO4 KOH HCl

Quỳ tím Còn lại Hoá đỏ Hoá xanh Hoá đỏ

49

Cách tiến hành TN:

- Lấy mỗi lọ khoảng 2ml mỗi dd cần nhận biết vào 4 ống nghiệm sạch. - Cho 4 mẫu quỳ tím vào 4 ống nghiệm

+ Ống nghiệm nào làm quỳ tím hoá đỏ thì lọ cho mẫu thử đó là dd H2SO4, HCl.

+ Ống nghiệm nào làm quỳ tím hoá xanh thì lọ cho mẫu thửđó là dd KOH. + Ống nghiệm không có hiện tượng gì là BaCl2.

- Lấy 2 lọ axit mỗi lọ khoảng 2ml vào 2 ống nghiệm sạch. - Cho dd BaCl2 vừa nhận biết được vào 2 ống nghiệm

+ Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng BaSO4↓ thì lọ cho mẫu thửđó là dd H2SO4.

+ Ống nghiệm không có hiện tượng gì là HCl. PTHH: H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl

Bài 6: Cho 5 lọ mất nhãn đựng các dd không màu sau: NaCl, K2CO3, Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2. Hãy phân biệt các dd trên bằng phương pháp hoá học mà không dùng thêm hoá chất nào khác làm thuốc thử. Viết các PTHH nếu có.

Lấy mẫu thử và đánh dấu dd TT NaCl K2CO3 Na2SO4 HCl Ba(NO3)2 dd NaCl - - - dd K2CO3 - - - ↑ ↓ trằng dd Na2SO4 - - - - ↓ trắng dd HCl - ↑ - - - dd Ba(NO3)2 - ↓ trắng ↓ trắng - - Mẫu thử nào tạo 1 lần kết tủa trắng và 1 lần khí thoát ra là K2CO3. Mẫu thử nào tạo 1 lần kết tủa trắng là Na2SO4.

Mẫu thử nào tạo 2 lần kết tủa trắng và không có khí thoát ra là Ba(NO3)2. Mẫu thử nào không tạo kết tủa trắng và có 1 lần khí thoát ra là HCl.

50

Mẫu thử nào không có hiện tượng gì là NaCl. 2HCl + K2CO3 → 2KCl + CO2↑ + H2O K2CO3 + Ba(NO3)2 → 2KNO3 + BaCO3↓

Na2SO4 + Ba(NO3)2 → 2NaNO3 + BaSO4↓

Bài 7: Có 4 ống nghiệm đánh số thứ tự (1), (2), (3), (4) chứa 4 dd trong suốt, không màu sau: dd NaOH, dd HCl, dd MgCl2, dd phenolphtalein. Ta tiến hành các TN sau:

Cho dd ởống nghiệm (1) vào ống nghiệm (2), dd chuyển sang màu hồng. Cho tiếp dd ở ống nghiệm (3) vào thì dd mất màu hồng và xuất hiện kết tủa màu trắng.

Cho tiếp dd ởống nghiệm (4) vào thì kết tủa tan dần và dd trở nên trong suốt. Cho dd ởống nghiệm (3) vào ống nghiệm (1) thì xuất hiện kết tủa trắng. Hãy xác định các dd trong bốn ống nghiệm trên.

GV cho HS làm các thí nghiệm nhưng không nêu hiện tượng để HS dựa vào hiện tượng xảy ra xác định các dd trong bốn ống nghiệm.

Bài 8: Có 3 ống nghiệm đánh số thứ tự (1), (2), (3) chứa 3 dd trong suốt, không màu sau: dd Ba(OH)2, dd H2SO4 , dd Na2CO3. Ta tiến hành các thí nghiệm sau:

Cho dd ởống nghiệm (1) vào ống nghiệm (2) xuất hiện kết tủa màu trắng. Cho tiếp dd ở ống nghiệm (3) vào thì có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa màu trắng.

Cho tiếp dd ở ống nghiệm (3) vào ống nghiệm (2) thì có khí thoát ra và không xuất hiện kết tủa.

Hãy xác định các dd trong ba ống nghiệm trên.

GV cho HS làm các thí nghiệm nhưng không nêu hiện tượng để HS dựa vào hiện tượng xảy ra xác định các dd trong bốn ống nghiệm.

Bài 9: Cho các chất lỏng sau: dd NaOH, dd HCl, dd H2SO4 và H2O được kí hiệu bằng các chữ cái A, B, C và D (không theo trình tựở trên). Kết quả của những thí nghiệm tìm hiểu về những dd này được ghi trong bảng sau:

51 Thuốc thử Dung dịch Quỳ tím Dung dịch BaCl2 A B C D đỏ xanh tím đỏ kết tủa trắng không kết tủa không kết tủa không kết tủa 1. Hãy xác định các chất A, B, C, D. Giải thích và viết PTHH của phản ứng. 2. Hãy tiến hành các thí nghiệm trên.

Bài 10: Cho bốn chất rắn màu trắng: AlCl3, MgCl2, Na2SO4 và MgSO4 được kí hiệu bằng các chữ cái E, F, G và H (không theo trình tựở trên). Kết quả của những thí nghiệm tìm hiểu về những chất rắn này được ghi trong bảng sau:

Thuốc thử

Chất rắn Thêm dd BaCl2 vào dd của từng chất

Thêm dd NaOH vào dd của từng chất E F G H Tạo ra kết tủa trắng. Không có kết tủa. Không có kết tủa. Tạo ra kết tủa trắng. Không có kết tủa. Tạo ra kết tủa trắng. Kết tủa này tan trong dd NaOH dư.

Tạo ra kết tủa trắng không tan trong dd NaOH dư.

Tạo ra kết tủa trắng.

1. Hãy xác định các chất A, B, C, D. Giải thích và viết PTHH của phản ứng. 2. Hãy tiến hành các thí nghiệm trên.

Bài 11: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt 4 lọ mất nhãn đựng các chất rắn sau: CaCO3, CaSO4, CaCl2, CaO.

Bài 12: Có bốn bình không ghi nhãn, mỗi bình chứa một trong các dd sau: natri clorua, natri nitrat, bari clorua, bari nitrat. Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết từng dd chứa trong mỗi bình.

52

Bài 13: Cho các chất lỏng sau: dd CuCl2, dd MgCl2, dd NaNO3 và Na2SO4 được kí hiệu bằng các chữ cái A, B, C và D (không theo trình tự ở trên). Hãy tiến hành thí nghiệm của các dd trên với thuốc thử là BaCl2 và dd NaOH.

1. Hãy điền kết quả của thí nghiệm vào bảng sau:

Thuốc thử

Dung dịch

Dung dịch BaCl2 Dung dịch NaOH A

B C D

2. Xác định các chất A, B, C và D. Viết các PTHH của phản ứng.

Bài 14: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt 4 lọ mất nhãn đựng các chất rắn sau: AlCl3, MgCl2, Na2SO4 và MgSO4.

Bài 15: Chỉ dùng một hoá chất duy nhất hãy phân biệt các lọ mất nhãn chứa các dd sau: NaNO3, FeCl2, FeCl3, MgCl2, CuSO4.

Bài 16: Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất hãy phân biệt các lọ mất nhãn chứa các dd sau: Na2SO4, AlCl3, NaOH, FeCl3.

Bài 17: Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất hãy phân biệt các lọ mất nhãn chứa các dd sau: NaCl, AlCl3, FeCl3, CuCl2, H2SO4.

Bài 18: Hãy trình bày phương pháp hoá học phân biệt 4 lọ đựng các dd mất nhãn sau: NaCl, NaNO3, BaCl2, Ba(NO3)2.

Bài 19: Hãy phân biệt các khí đựng trong các bình mất nhãn sau: O2, Cl2, HCl, SO2.

Bài 20: Hãy phân biệt các khí đựng trong các bình mất nhãn sau: O2, CO2, H2S, SO2.

Bài 21: Có bốn bình chứa các chất khí sau: khí hiđro clorua, khí sunfurơ, khí cacbonic, khí oxi. Hãy trình bày phương pháp hoá học phân biệt 4 bình chứa khí này

Bài 22: Có bốn bình chứa các chất khí sau: khí clo, khí oxi, khí hiđro, khí lưu huỳnh đioxit. Hãy trình bày phương pháp hoá học phân biệt 4 bình chứa khí này.

53

Bài 23: Chỉ dùng phenolphtalein hãy phân biệt: a. 3 dung dịch: KOH, KCl, H2SO4.

b. 5 dung dịch: Na2SO4, H2SO4, NaOH, BaCl2, MgCl2. c. 5 dung dịch: NaOH, HCl, H2SO4, BaCl2, NaCl.

Bài 24: Chất có thể dùng làm thuốc thửđể nhận biết các hợp chất halogenua trong dd là

A. dd Ba(OH)2. B. dd NaOH. C. dd AgNO3. D. dd Ba(NO3)2.

Bài 25: Chất nào sau đây có thể dùng để nhận biết hồ tinh bột?

A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.

Bài 26: Có ba bình không ghi nhãn, mỗi bình đựng một trong các dd NaCl, NaBr, NaI. Cặp thuốc thử dùng để xác định dd chứa trong mỗi bình là:

A. dd clo, dd iot. B. dd brom, dd iot.

C. dd clo, hồ tinh bột. D. dd brom, hồ tinh bột.

Bài 27: Chỉ dùng hai thuốc thử (không dùng dd AgNO3) để phân biệt các dd đựng trong 3 lọ mất nhãn sau: NaCl, NaBr, NaI, thuốc thử cho vào theo thứ tự:

A. nước brom, nước clo. B. nước clo và hồ tinh bột. C. nước brom, nước iot. D. cả A, B.

Bài 28: Cho các dd đựng trong các lọ mất nhãn sau: HCl, NaOH, MgCl2, CuCl2, FeCl3 và các thuốc thử sau: quỳ tím, dd phenolphtalein, dd Ba(OH)2, dd KNO3. Nếu chỉ dùng một thuốc thửđể nhận biết thì số thuốc thử có thể dùng là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Bài 29: Cho các dd riêng biệt bị mất nhãn gồm: Na2SO4, HNO3, Na2CO3, NaOH, BaCl2, H2SO4. Thuốc thử duy nhất có thể dùng để phân biệt các dd này là

A. quỳtím. B. dd HCl.

C. dd KOH. D. dd phenolphtalein.

Bài 30: Chỉ dùng hai thuốc thử để phân biệt 4 chất bột sau: CaCO3, Na2CO3, BaSO4, Na2SO4. Có thể dùng:

54

A. H2O, dd NaOH. B. dd HCl, H2O. C. H2O, dd HCl. D. cả B và C đều đúng.

Bài 31: Có 3 bình riêng biệt đựng 3 dd: HCl, H2SO3 và H2SO4. Thuốc thử duy nhất có thể dùng để phân biệt các dd trên là

A. quỳtím. B. dd natri hiđroxit.

C. dd bari hiđroxit. D. natri oxit.

Bài 32: Thuốc thử thích hợp để phân biệt 4 dd đựng trong 4 lọ mất nhãn gồm: HCl, H2SO4, Ba(OH)2, NaNO3 là

A. quỳ tím. B. dd phenolphtalein. C. dd NaOH. D. dd H2SO4.

Bài 33: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt các khí Cl2, O2, HCl? A. Giấy quỳ tím khô. B. Giấy quỳ tím ẩm.

C. Que đóm còn than hồng. D. Giấy tẩm dd phenolphtalein.

Bài 34: Thuốc thử dùng để phân biệt các lọ mất nhãn chứa các dd sau: NaCl, AlCl3, FeCl3, CuCl2, H2SO4 là

A. quỳtím. B. dd NaOH.

C. dd Ba(OH)2. D. dd Mg(OH)2.

Bài 35: Để phân biệt các khí không màu : HCl, CO2, O2, O3 phải dùng lần lượt các hoá chất là:

A. nước vôi trong, quỳ tím ẩm, dd KI có hồ tinh bột. B. quỳ tím ẩm, vôi sống, dd KI có hồ tinh bột.

C. quỳ tím ẩm, nước vôi trong, dd KI có hồ tinh bột.

D. dd NaOH, dd KI có hồ tinh bột.

Bài 36: Thuốc thử thích hợp để phân biệt 4 dd đựng trong 4 lọ mất nhãn gồm: Na2CO3, NaOH, Na2SO4, HCl là

A. quỳ tím. B. dd AgNO3. C. dd BaCl2. D. dd H2SO4.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện kiến thức - kĩ năng thí nghiệm trong chương trình hóa học 10 nâng cao cho học sinh theo hướng dạy học tích cực (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)