1.4.5.1. TN biểu diễn bởi GV khi nghiên cứu tài liệu mới
Các hình thức phối hợp lời nói của GV với biểu diễn TN [37, tr 20]
Trong TN biểu diễn bởi GV, thì TN là nguồn cung cấp thông tin cho HS, còn lời nói của GV đóng vai trò chỉ đạo, hướng dẫn. Lời nói của GV hướng dẫn sự quan sát và chỉ đạo sự suy nghĩ của HS để đi đến kết luận đúng đắn, qua đó mà lĩnh hội
21
Hình thức 1: GV dùng lời nói hướng dẫn HS quan sát, HS nhờ sự quan sát có thể rút ra được kiến thức về những tính chất có thể tri giác trực tiếp được của đối tượng quan sát.
Ví dụ: GV hướng dẫn HS nghiên cứu TCVL của S.
GV cho HS quan sát lọ đựng mẫu lưu huỳnh, yêu cầu HS nhận xét về trạng thái, màu sắc. Sau đó GV hướng dẫn HS làm TN tính tan của lưu huỳnh trong nước, HS tự rút ra nhận xét về tính tan của lưu huỳnh.
Hình thức 2: GV dùng lời nói hướng dẫn HS quan sát các sự vật và các quá trình. Trên cơ sở những kiến thức sẵn có của HS mà GV hướng dẫn HS làm sáng tỏ
và trình bày ra được những mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng mà HS không thể nhận thấy được trong quá trình tri giác trực tiếp.
Ví dụ: khi nghiên cứu tính oxi hoá mạnh của axit H2SO4 đặc, nóng khi tác dụng với kim loại, GV làm TN Cu tác dụng với axit H2SO4 loãng và axit H2SO4
đặc, nóng, từ đó hướng đẫn HS rút ra kết luận về khả năng tác dụng với kim loại của axit H2SO4 loãng và axit H2SO4đặc, nóng, đồng thời nhấn mạnh cho HS về sản phẩm khí sinh ra trong hai trường hợp trên. Từ đó hướng dẫn HS viết phương trình hoá học của phản ứng.
Hình thức 3: HS thu được kiến thức về các hiện tượng hoặc tính chất đơn giản của các sự vật trước tiên từ lời nói của GV, còn việc biểu diễn các phương tiện trực quan nhằm khẳng định hoặc cụ thể hoá các thông tin mà GV đã thông báo.
Ví dụ: GV mô tả tính chất vật lý của lưu huỳnh, sau đó cho HS quan sát mẫu lưu huỳnh và làm TN tính tan của lưu huỳnh trong nước.
Hình thức 4: trước tiên GV thông báo cho HS về các tính chất, quá trình, định luật mà HS không thể nhận thức được bằng sự tri giác trực tiếp, sau đó GV mới biểu diễn các phương tiện trực quan để minh họa cho thông báo bằng lời của mình.
Ví dụ: GV giải thích khả năng tác dụng với kim loại của axit H2SO4 loãng và axit H2SO4 đặc, nóng và viết phương trình hóa học của phản ứng Cu tác dụng với H2SO4 đặc nóng. GV nêu cách nhận biết khí sinh ra. Sau đó GV tiến hành TN minh họa.
22
Hình thức 1 và hình thức 2 thuộc về PPNC trong việc biểu diễn TN. Khi sử
dụng hai hình thức này hoạt động trí lực của HS được tăng cường, HS tiếp thu kiến thức một cách chủđộng.
Hình thức 3 và hình thức 4 thuộc về PPMH trong việc biểu diễn TN. Khi sử
dụng hai hình thức này, HS nghe – hiểu – ghi nhớ một cách thụđộng.
Tuy hình thức 1 và hình thức 2 phát huy tính chủđộng của HS hơn nhưng hình thức 3 và hình thức 4 vẫn có điểm mạnh riêng. Kiến thức HS nhớ theo hình thức 1 và hình thức 2 bền vững hơn so với kiến thức HS nhớ theo hình thức 3 và hình thức 4. Tuy nhiên, muốn có kết quả giảng dạy tốt thì GV cần lựa chọn linh hoạt hình thức nào cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể nhưđối tượng HS, sự chuẩn bị về kiến thức của GV cho HS, mức độ phức tạp của kiến thức chứa đựng trong TN.
1.4.5.2. TN của HS khi nghiên cứu tài liệu mới
Hiện nay, TN của HS khi nghiên cứu tài liệu mới thường được tiến hành theo PPNC và PPMH.
Phương pháp nghiên cứu: thường được thực hiện như sau: GV giới thiệu mục đích TN.
GV thảo luận với HS nên làm những TN gì, làm như thế nào, cần có những dụng cụ và hoá chất gì để làm sáng tỏ mục đích trên.
GV giới thiệu dụng cụ TN, hoá chất cần có, lưu ý những hiện tượng cần QS kĩ, những dữ liệu cần thu thập.
HS tiến hành TN và tự rút ra kiến thức cần học (nếu cần GV giúp HS chỉnh lý cho kiến thức cần học được chính xác hơn).
Ví dụ: khi nghiên cứu phần ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng. GV giới thiệu mục đích TN: chất xúc tác có ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng phân hủy H2O2 hay không, có tham gia vào phản ứng hay không?
GV thảo luận với HS nên làm những TN gì (TN phân hủy H2O2 khi chưa có chất xúc tác và khi có chất xúc tác là MnO2), làm như thế nào, cần có những dụng cụ và hoá chất gì để làm sáng tỏ mục đích trên.
23
GV giới thiệu dụng cụ TN, hoá chất cần có là H2O2 và MnO2 , lưu ý những hiện tượng cần QS kĩ (tốc độ phản ứng khi không có chất xúc tác và khi có chất xúc tác), những dữ liệu cần thu thập (ảnh hưởng của MnO2đến tốc độ phản ứng).
HS tiến hành TN và tự rút ra kiến thức cần học (nếu cần GV giúp HS chỉnh lý cho kiến thức cần học được chính xác hơn): chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.
Phương pháp minh họa:
GV trình bày kiến thức mà HS cần học.
GV giới thiệu TN: mục đích TN, dụng cụ và hoá chất cần thiết và cách tiến hành TN.
HS tiến hành TN theo hướng dẫn của GV.
Ví dụ: khi nghiên cứu phần ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng. GV trình bày kiến thức: chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc ứng.
GV giới thiệu TN: TN phân hủy H2O2 khi chưa có chất xúc tác và khi có chất xúc tác là MnO2, những dụng cụ và hoá chất cần dùng, cách tiến hành.
HS tiến hành TN.