Để tìm hiểu thực trạng về vấn đề sử dụng TN và BTHH để rèn luyện KNTN cho HS, chúng tôi đã tiến hành quan sát, điều tra, phỏng vấn GV, HS một số trường
ở tỉnh Tiền Giang. Cụ thể:
Phỏng vấn trực tiếp HS.
Phỏng vấn GV bằng phiếu điều tra (phụ lục 15, trang 63). Sau khi thu thập và tổng hợp các ý kiến của GV và HS cho thấy:
34
- So với chương trình hoá học 10 cũ, chương trình hoá Học 10 nâng cao (và cơ
bản) đã chú trọng nhiều đến phần TN, cụ thể là tăng số bài thực hành thí nghiệm (7 bài), có nhiều bài tập rèn luyện KNTN.
- GV có sử dụng nhiều hơn TN khi dạy học nhưng chủ yếu là TN của GV, HS rất hạn chế làm TN.
- GV đã có sự thay đổi về PPDH theo xu hướng chung hiện nay đã biết áp dụng công nghệ thông tin vào bài dạy để giúp HS quan sát được những TN phức tạp, nguy hiểm hay khó thực hiện. GV cũng đã phát huy được vai trò tích cực của HS.
- TN chủ yếu được GV tiến hành khi dạy bài mới và trong tiết thực hành, rất ít sử dụng và ít sử dụng khi luyện tập, ôn tập hay tổng kết.
- Số lượng bài tập rèn luyện KNTN (như bài tập thực nghiệm, bài tập liên quan đến các vấn đề thực tiễn, bài tập hình vẽ …) rất ít sử dụng hoặc không sử dụng.
Các nguyên nhân chủ yếu:
- Mặc dù đã được tăng cường dụng cụ và hoá chất nhưng vẫn còn thiếu. - Một số trường dụng cụ hoá chất không được bảo quản tốt nên chóng hỏng. - Một số trường không có PTN nên HS có thực hành nhưng không đủ và
không đạt yêu cầu đạt ra.
- Tốn nhiều thời gian chuẩn bị nên nhiều GV cũng không chú trọng là TN. - Có nhiều TN độc hại, nguy hiển nên GV cũng hạn chế làm.
- Thời gian dạy trên lớp vẫn còn hạn chế nên chủ yếu GV làm TN, do KN TN của các em còn yếu nên HS rất ít được làm TN ngoài những TN thực hành. - GV có làm hay không làm TN cũng không có ai khen hay chê.
- Các TN ngoại khoá rất ít được sử dụng.
- Số lượng các bài tập hình vẽ, bài tập thực nghiệm rất ít (các loại sách tham khảo hiện nay hầu như không sử dụng bài tập có hình vẽ) nên GV cũng rất ít hoặc không sử dụng. Ngoài ra, đề thi hoặc kiểm tra hiện nay không sử dụng bài tập hình vẽ nên GV không chú trọng đến dạng bài tập này.
35
Chương 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG RÈN LUYỆN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG THÍ NGHIỆM TRONG CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC 10 NÂNG CAO CHO HỌC SINH
THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC
Theo Đại từđiển Tiếng Việt “Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể”. Để nâng cao chất lượng rèn luyện kiến thức – KNTN cho HS theo hướng dạy học tích cực, chúng tôi đã nghiên cứu và thử nghiệm một số
biện pháp sau: