1.4.8.1. Khái niệm kĩ năng
Có nhiều cách hiểu về KN
Theo đại từđiển Tiếng Việt – NXB Văn hoá thông tin 1998 định nghĩa “KN là khả năng vận dung những kiến thức thu nhận được vào thực tế”.
Theo tác giả Lê Văn Hồng “KN là khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương pháp …) để giải quyết một nhiệm vụ mới”.
Theo tác giả Gurianốp “KN là những phương thức thực hiện hành động thích hợp với mục đích và những điều kiện hành động”.
Theo tác giả Ngô Công Hoàn, Nguyễn Quang Uẩn “KN là tổng hợp những thao tác, cử chỉ phối hợp hài hoà, hợp lí nhằm đảm bảo cho hành động đạt kết quả
cao với sự tiêu hao năng lượng tinh thần, cơ bắp ít nhất trong những điều kiện thay đổi”. Theo tác giả Nguyễn Như An “KN là khả năng thực hiện có kết quả một số
thao tác hay một loạt các thao tác phức tạp của một hành động sư phạm bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những cách thức, những qui trình hợp lí”.
Theo tác giả Nguyễn Thị Côi “KN là sự thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với các điều kiện cho phép”.
Ta có thể hiểu KN một cách tổng quát “KN là hệ thống phức tạp các thao tác hợp lí, có hiệu quảđược hình thành qua quá trình rèn luyện”.
1.4.8.2. Hệ thống kiến thức về KNTN hoá học cho học sinh
Hệ thống kiến thức này bao gồm
Kiến thức về KN sử dụng hoá chất
Đó là các kiến thức về:
- Cách sử dụng và lựa chọn hoá chất cần thiết cho các thí nghiệm tiến hành trong chương trình.
31
- Cách sử dụng và bảo quản hoá chất trong trường phổ thông.
- Lựa chọn các hoá chất có thể thay thếđểđảm bảo yêu cầu của thí nghiệm. Ví dụ: KN sử dụng đèn cồn, sử dụng và bảo quản Natri, cách lấy hoá chất, pha trộn hoá chất …
Kiến thức về KN sử dụng dụng cụ thí nghiệm
- Hiểu được tác dụng, cấu tạo, sử dụng và bảo quản các dụng cụ có trong PTN.
- Biết lựa chọn những dụng cụ cần thiết chuẩn bị cho thí nghiệm và cách sử
dụng các dụng cụđó.
- Lắp các dụng cụ vần thiết cho từng thí nghiệm, hiểu được tác dụng với của từng bộ phận, biết phân tích sựđúng – sai trong cách lắp.
- Có ý thức cải tiến dụng cụ thí nghiệm: thay thế dụng cụ trong PTN cho phù hợp với điều kiện ở trường phổ thông.
Ví dụ: KN sử dụng và bảo quản các dụng cụ bằng thuỷ tinh, sử dụng kẹp và giá thí nghiệm …
Kiến thức về KN tiến hành thí nghiệm
- Nắm được các thao tác TN cơ bản như cách lấy hoá chất, cách thu khí, pha trộn hoá chất …, hiểu được ý nghĩa cụ thể của từng thao tác trong những TN cụ thể và điều kiện để đảm bảo cho TN an toàn, thành công.
- Xác định thứ tự các thao tác khi tiến hành TN.
Kiến thức về KN sử dụng thí nghiệm
- Xác định được mục đích của các TN trong từng bài cụ thể.
- Biết khai thác hiện tượng của TN có liên quan đến kiến thức của bài học. - Sắp xếp nơi biểu diễn TN đáp ứng các yêu cầu sư phạm của TN.
- Phương pháp làm TN phải đảm bảo yêu cầu sư phạm.
Kiến thức KN quan sát, mô tả thí nghiệm
- Mô tả chi tiết cách tiến hành thí nghiệm.
- Biết được cách quan sát những hiện tượng chính trong thí nghiệm và cách mô tảđầy đủ và chi tiết các quá trình biến đổi hoá học.
32
Kiến thức về KN vận dụng kiến thức hoá học trong giải thích hiện tượng
- Lựa chọn những kiến thức hoá học để giải thích đúng hiện tượng xảy ra. - Tìm mối liên hệ giữa các hiện tượng với kiến thức hoá học cần truyền đạt
thông qua thí nghiệm.
Kiến thức về KN thu hồi và hủy các hoá chất
- Xác định những hoá chất có thể thu hồi.
- Cách thu hồi và xử lý những hoá chất độc hại không cho thoát ra môi trường như khí clo, hidroclorua …