1.4.6.1. TN thực hành của HS trong PTN
Ý nghĩa của các bài THHH [32, tr 87]
TNTH là hình thức TN do HS tự làm khi hoàn thiện kiến thức nằm minh họa, ôn tập, củng cố, vận dụng kiến thức đã học và rèn luyện KN, kĩ xảo hoá học. Đây là dạng TN mà HS tập triển khai nghiên cứu các quá trình hoá học như: nghiên cứu tính chất các chất, điều chế các chất, nhận biết các chất, giải bài tập thực nghiệm.
Đây là PP học tập đặc thù của môn học có tác dụng giáo dục, rèn luyện cho HS một cách toàn diện có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ trí dục, đức dục, phát triển cho HS vì các lí do sau:
- Bài thực hành giúp HS nắm vững kiến thức và thiết lập được lòng tin vào khoa học, hình thành và nâng cao hứng thú học tập bộ môn.
24
- Trong quá trình TN, HS phải phát huy tối đa các hoạt động của mọi giác quan và hoạt động tư duy.
- TNTH là PP học tập có ưu thế nhất trong việc rèn luyện các KN, kĩ xảo hoá học cho HS nhất là các kĩ năng, thao tác sử dụng hoá chất, dụng cụ TN, QS, mô tả
hiện tượng TN và KN vận dụng kiến thức hoá học.
- Thông qua bài thực hành thí nghiệm mà GV hình thành ở HS PPNC hoá học như phát hiện, đề xuất vấn đề nghiên cứu, dự đoán lí thuyết, lựa chọn dụng cụ hoá chất và xây dựng phương án tiến hành TN, quan sát trạng thái màu sắc các chất tham gia phản ứng, tiến hành các thao tác TN và quan sát mô tả hiện tượng TN.
- Thông qua bài thực hành thí nghiệm mà rèn luyện cho HS những đức tính của người nghiên cứu khoa học như phong cách làm việc nghiêm túc, bố trí chỗ làm việc ngăn nắp, gọn gàng và khoa học, cẩn thận và thành thạo trong thao tác, khách quan trong mô tả hiện tượng TN, các kết luận được đưa ra phải dựa trên cơ sở lí thuyết chặt chẽ …
Như vậy các bài thực hành thí nghiệm có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo ở trường phổ thông nhằm hình thành và phát triển năng lực hành động, năng lực nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy tích cực sáng tạo cho HS, tăng cường tính chủđộng cho HS.
Những yêu cầu sư phạm cần đảm bảo khi tiến hành bài thực hành hoá học
[16, tr 206]
Khi tiến hành giờ thực hành thí nghiệm GV cần chú ý đảm bảo các yêu cần sư
phạm sau:
- Giờ học TNTH cần phải chuẩn bị thật tốt. GV phải tổ chức cho HS nghiên cứu trước bản hướng dẫn làm TN thực hành (trong sách hoặc do GV soạn ra) nhằm giúp HS nắm vững mục đích của TN và hiểu rõ các điều kiện của TN. Cần cố gắng chuẩn bị những phòng riêng dành cho các giờ TNTH.
Với những lớp lần đầu tiên vào PTN, GV cần giới thiệu những điểm chính trong nội quy của PTN.
25
- Phải đảm bảo an toàn: Những TN với các chất nổ, chất độc, một số axit đặc như H2SO4 đặc, HNO3 … thì không nên cho HS làm. Nếu cho HS làm thì phải chú ý theo dõi, nhắc nhởđểđảm bảo an toàn tuyệt đối.
- Các TN phải đơn giản đến mức tối đa nhưng đồng thời phải rõ. Các dụng cụ
TN cũng phải đơn giản, tuy nhiên cần đảm bảo chính xác, mĩ thuật, phù hợp với yêu cầu về mặt sư phạm. Cần cố gắng dùng những lượng nhỏ hoá chất sẽ giáo dục cho HS tính cẩn thận, chính xác trong công việc, tinh thần tiết kiệm của công. Ngoài ra có một số TN nếu dùng lượng nhỏ hoá chất sẽ an toàn hơn (như TN điều chế clo, hidro sunfua …).
- Khi chọn TNTH, GV cần tính đến tác dụng của các TN đó tới việc hình thành KN, kĩ xảo cho HS.
- Phải đảm bảo duy trì trật tự trong lớp khi làm TN. Giờ TNTH không thểđạt kết quả tốt nếu HS mất trật tự, không chú ý đến những lời nhận xét, chỉ dẫn của GV, từđó dễ dẫn đến không an toàn trong TNTH.
- GV phải theo dõi sát công việc của HS, chú ý tới kĩ thuật TN của HS và trật tự chung của lớp, uốn nắn và giúp đỡ kịp thời các nhóm khi cần thiết. Không nên làm thay cho HS, không can thiệp vào công việc của các em hoặc hỏi những câu hỏi không cần thiết. Tuy vậy cũng không thể thờ ơ, không giúp đỡ cho HS, không chỉ
dẫn cho các em thấy những sai lầm, thiếu sót để các em kịp thời điều chỉnh.
Chuẩn bị cho bài thực hành hoá học [32, tr 89]
Kết quả của giờ học thực hành phụ thuộc chủ yếu vào việc chuẩn bị của GV, vì vậy GV cần chuẩn bị chu đáo cho giờ học. Hoạt động chuẩn bị bài thực hành bao gồm:
- Xác định rõ mục tiêu của bài thực hành TN.
- Tiến hành trước tất cả các TN có trong bài thực hành. GV căn cứ vào nội dung bài TNTH, tiến hành trước các TN để xác định những hướng dẫn cụ thể, chính xác, phù hợp với các điều kiện thực tế về thiết bị, hoá chất trong PTN của nhà trường. Khi tiến hành các TN cần chú ý đến các yếu tốđảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường, sự thành công của TN và cả các nguyên nhân dẫn đến không thành công.
26
- Chuẩn bị nội dung hướng dẫn tiến hành các TN trong bài thực hành và thể
hiện trên bảng phụ hoặc bảng trong dùng cho máy chiếu hắt. Nội dung hướng dẫn cần ngắn gọn, rõ các thao tác, các bước tiến hành TN, lắp rắp dụng cụ, thứ tự lấy hoá chất hoặc các hình vẽ mô tả dụng cụ, sơ đồ nhận biết các chất có trong bài thực hành.
- Dự kiến hình thức tổ chức hoạt động giờ thực hành và chuẩn bị dụng cụ hoá chất cần dùng. GV cần dự kiến sự phân chia nhóm thực hành trên cơ sở số lượng HS trong lớp học và thực tế thiết bị của nhà trường, chuẩn bị hoá chất, dụng cụ cho các nhóm đồng thời dự kiến các hoạt động học tập của HS trong giờ thực hành và thứ tự các hoạt động đó.
Các phương án tổ chức cho HS tiến hành các TN trong bài TNTH [24, tr 22]
Phương án 1: Toàn lớp cùng bắt đầu làm và cùng kết thúc một TN. Các TN làm kế tiếp nhau đến hết. Bài thực hành soạn theo bốn bước.
- Bước 1: Ổn định tổ chức: GV cho HS vào chỗ ngồi theo vị trí sắp xếp của các bộ TN. Ghi tên HS vắng mặt. GV nhắc nhở các việc cụ thểđể đảm bảo cho buổi TN được an toàn.
- Bước 2: Làm TN: GV giới thiệu bộ dụng cụ để HS biết sử dụng. GV gọi 1 HS trình bày cách làm, tiếp đó GV làm mẫu, HS quan sát. Sau đó HS tự làm TN ghi kết quả vào tường trình. GV đi giúp đỡ các em làm TN không đạt yêu cầu. Khi hết thời gian cho TN này thì đồng loạt cả lớp cùng ngừng TN. GV củng cố kết quả TN vừa làm. TN tiếp theo được bắt đầu theo trình tự
trên, cho đến TN cuối cùng.
- Bước 3: Củng cố toàn bài: GV hệ thống lại mối liên hệ giữa các TN và mối liên hệ giữa TN với lí thuyết chủđạo.
- Bước 4: Nhận xét tinh thần làm việc trong bài thực hành. Hướng dẫn bài tập thực hành về nhà (nếu có). Thu bản tường trình, làm vệ sinh chuẩn bị cho lớp khác vào PTN.
Phương án 2: Nhiều TN làm cùng một lúc. HS chia nhóm lần lượt làm từ TN này đến TN khác theo kiểu xoay vòng. Bài thực hành soạn theo 4 bước:
27
- Bước 1: Ổn định tổ chức: GV cho HS vào chỗ ngồi theo vị trí sắp xếp của các bộ TN. Ghi tên HS vắng mặt. GV nhắc nhở các việc cụ thểđể đảm bảo cho buổi TN được an toàn.
- Bước 2: Làm TN: GV kiểm tra sự chuẩn bị của từng nhóm TN. GV lần lượt lần lượt giới thiệu bộ dụng cụ của từng nhóm cho cả lớp. GV lần lượt làm mẫu tất cả các TN của bài thực hành cho các nhóm cùng nghe. Sau đó các nhóm tiến hành đồng thời tất cả các TN của bài theo kiểu xoay vòng. GV đi giúp đỡ từng nhóm.
- Bước 3: Củng cố toàn bài: Hết thời gian giành cho bước 2, GV cho các nhóm
đồng loạt ngừng việc làm TN. GV củng cố hệ thống hoá mối liên quan giữa các TN trong bài và mối liên quan giữa TN và lí thuyết chủđạo.
- Bước 4: Nhận xét tinh thần làm việc trong bài thực hành. Hướng dẫn bài tập thực hành về nhà (nếu có). Thu bản tường trình, làm vệ sinh chuẩn bị cho lớp khác vào PTN.
1.4.6.2. Sử dụng TN hoá học khi luyện tập, ôn tập, tổng kết [16, tr 207]
Sử dụng TN hoá học khi luyện tập, ôn tập, tổng kết có thểđược thực hiện vào cuối giờ học, đầu giờ học sau hoặc sau khi học xong một chương, một phần của chương trình nhằm chính xác hóa các khái niệm đã được học, tăng cường tính vững chắc và hệ thống của kiến thức và rèn luyện KN, kĩ xảo cho HS.
TN được thực hiện vào cuối giờ học
Có thể là các TN GV đã biểu diễn trong giờ học nhưng HS tự tiến hành. Những TN này giúp HS quan sát được gần hơn, rõ hơn các hiện tượng xảy ra. Dưới sự hướng dẫn của GV, các em có điều kiện tập trung để nhận xét kĩ hơn về những phần quan trọng của TN, qua đó sẽ bổ sung và chính xác hóa được những kiến thức vừa học. Đồng thời, việc quan sát đầy đủ những dấu hiệu khác (mà khi xem TN biểu diễn không rõ) sẽ có tác dụng củng cố những kiến thức thu được khi quan sát TN biểu diễn.
28
Khi dùng TNHS để hình thành những khái niệm khái quát hơn, có thể chuyển một số TN vào cuối giờ học và thực hiện song song hai nhiệm vụ: hình thành kiến thức mới kết hợp với ôn tập.
Ví dụ: khi nghiên cứu TCHH của axit HCl, GV có thể cho HS tiến hành TN vào cuối giờ học.
TN được thực hiện vào đầu giờ học
TN hóa học được thực hiện vào đầu giờ học với mục đích ôn tập có nhiệm vụ
cơ bản là xác lập mối quan hệ giữa các kiến thức đã học và nội dung sắp học. Trong thực tiễn, công việc này ít được tiến hành, song nếu GV biết khia thác hợp lí thì nó sẽ có tác dụng không nhỏ trong việc giúp HS lĩnh hội kiến thức mới.
Ví dụ: khi dạy bài “Tốc độ hoá học”, vào đầu giờ học GV cho HS tiến hành TN ôn lại TCHH của axit H2SO4 loãng. GV yêu cầu 2 HS làm TN
HS1: làm TN cho 2 mẫu CaCO3 có kích thước khác nhau tác dụng với dd H2SO4 cùng nồng độ.
HS2: làm TN cho 1 Zn hạt tác dụng với 2 dd H2SO4 có nồng độ khác nhau. Sau đó GV yêu cầu HS kết luận về TCHH của axit H2SO4 loãng và nhận xét hiện tượng xảy ra ở mỗi TN (khả năng phản ứng xảy ra nhanh hay chậm ở mỗi TN, nguyên nhân và liên hệ kiến thức mới là khái niệm về tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng).
TN được thực hiện khi kết thúc một chương hoặc một phần của chương trình
Đây là loại TNTH được sử dụng nhằm chính xác hoá những khái niệm đã học, sắp xếp chúng thành hệ thống để xây dựng mối liên hệ giữa chúng và xác lập mối quan hệ giữa các biểu tượng về sự vật và hiện tượng cụ thể với các khái niệm trừu tượng. Các TN hoá học có thể bao gồm:
- Các TN tương tự như TN trong SGK nhưng với dụng cụđơn giản hơn. - Các TN tương tự như những TN đã làm khi NC tài liệu mới nhưng thay đổi
hoá chất khác.
29
Với cách thức như vậy, hoạt động trí óc của HS được hướng vào không phải
đơn thuần chỉ nhắc lại các kiến thức đã học mà chủ yếu là làm nắm vững KNTN, phát triển tư duy logic. Tăng cường khả năng khái quát hoá, vì HS được xem xét các hiện tượng trong những tình huống khác nhau.
Cần tránh khuynh hướng tham lam, không chọn lọc các TN dẫn đến sự dàn trải, chỉ dừng lại ở mức tái hiện là chủ yếu hoặc làm thêm một số TN mới.
Ví dụ: Khi ôn tập chương 6, GV có thể cho HS làm TN nghiên cứu tính khử
của SO2, tính oxi hoá của H2SO4đặc để củng cố kiến thức và KNTN.