, SO R4 RP
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm Phân tích kết quả về mặt định tính
Phân tích kết quả về mặt định tính
Chúng tôi đã thu được 20 phiếu nhận xét, đánh giá chất lượng đề kiểm tra xây dựng theo chuẩn kiến thức kĩ năng, có phân loại cấp độ nhận thức. Ý kiến đánh giá này là của GV trực tiếp sử dụng đề kiểm tra.
- Nhận xét, đánh giá về:
+ Tính khoa học của đề kiểm tra: Đảm bảo tốt tính khoa học. Các câu hỏi trải rộng, trình tự, cấp độ nâng dần lên, HS dễ lượng sức phân bố thời gian hợp lí làm bài, kiến thức và kĩ năng phù hợp chuẩn yêu cầu.
+ Tính khả thi: Đảm bảo khả thi, dễ ra đề,
+ Tính sư phạm của giáo trình điện tử: Đảm bảo tính sư phạm. Các hình vẽ, phim, tư liệu, … xây dựng hợp lí về kích thước.
+ Tính thẩm mỹ của giáo trình điện tử: Các hình vẽ của thí nghiệm, âm thanh và chất lượng của video clip rõ, đẹp.
- Giáo trình thiết kế tương đối đầy đủ, đáp ứng tốt cho việc thiết kế bài giảng trực tuyến trên mạng, phù hợp với xu thế hiện nay của thế giới. Tuy nhiên việc chuyển các video clip từ băng quay sang đĩa mất nhiều thời gian, và chất lượng chưa được tốt.
-Trong các giờ kiểm tra ở lớp thực nghiệm HS giảm căng thẳng, chủ động lượng sức, sẳn sàng vận dụng tri thức giải quyết các vấn đề nhanh hơn so với học sinh ở lớp đối chứng.
- Các GV tham gia dạy thực nghiệm đều khẳng định hình thức đề xây dựng như trên đảm bảo đánh giá được kiến thức kĩ năng HS, còn có tác dụng rèn luyện tính cẩn thận, tích cực, vượt khó, sáng tạo cho HS, đặc biệt GV phân loại HS, đánh giá về phương pháp giảng dạy khách quan và hiệu quả.
Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm sư phạm
Tỉ lệ học sinh yếu, kém, trung bình, khá và giỏi
Qua kết quả thực nghiệm sư phạm được trình bày ở bảng 3.4 cho thấy chất lượng học tập của học sinh khối TN cao hơn học sinh khối lớp ĐC, thể hiện:
- Tỉ lệ phần trăm (%) HS yếu kém, trung bình của khối TN luôn thấp hơn của khối ĐC - Tỉ lệ phần trăm(%) HS khá giỏi của khối TN luôn cao hơn của khối ĐC
Đồ thị đường luỹ tích của khối TN luôn nằm ở phía bên phải và phía dưới đường luỹ tích của khối ĐC (Đồ thị đường luỹ tích bài 1→3).
Điều này cho thấy chất lượng của lớp TN tốt hơn lớp ĐC.
Giá trị các tham số đặc trưng
- Điểm trung bình cộng của HS khối TN cao hơn của khối ĐC (Bảng 3.2).
- Dựa vào bảng 3.5 thì các giá trị S và V của lớp TN luôn thấp hơn của lớp ĐC chứng tỏ chất lượng của lớp TN tốt hơn và đều hơn so với lớp ĐC .
- V nằm trong khoảng 10-30% , vì vậy kết quả thu được đáng tin cậy.
Những kết quả trên cho thấy hướng nghiên cứu của đề tài là phù hợp với thực tiễn của quá trình dạy học và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Độ tin cậy của số liệu
Để đánh giá độ tin cậy của số liệu trên chúng tôi so sánh các giá trị Xcủa lớp TN và ĐC bằng chuẩn Student. Tính: − = + + + − TN 2 2 x x y y x y x y x y X Y t f S f S n n n n 2 n n
Trong đó: n là số học sinh của mỗi lớp thực nghiệm X là điểm trunh bình cộng của lớp TN
Y là điểm trung bình cộng của lớp ĐC
S2x và S2y là phương sai của lớp TN và lớp ĐC nRxR và nRyRtổng số HS của TN và lớp ĐC
với xác suất tin cậy α và số bậc tự do f = nRx R+ nRy R- 2. Tra bảng phân phối Student để tìm tα
R
,fR. Nếu tRTNR > tα
R
,fRthì sự khác nhau giữa hai nhóm là có ý nghĩa. Còn nếu t RTN R< tα
R
,fR thì sự khác nhau giữa hai nhóm là không có ý nghĩa ( hay là do nguyên nhân ngẫu nhiên).
Phép thử Student cho phép kết luận sự khác nhau về kết quả học tập giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa hay không.
Ví dụ 1: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra số 1 của lớp 11BR2R và lớp 11BR3R của trường THPT An Ninh, ta có: tRTN R= 2.54
tα R
,f R= 0,063
Như vậy là với độ tin cậy là 95% thì tRTNR > tα R
,fR
Vậy sự khác nhau giữa X và Y là có ý nghĩa. (Tức là sử dụng bài tập để phát huy tính tích cực của HS là có hiệu quả hơn trong dạy học)
Ví dụ 2: So sánh X các bài kiểm tra của khối TN và ĐC: TRtn R= 5.69
Lấy α= 0,95 tra bảng phân phối student với f = 510 + 519 – 2 = 1027 ta có
tα R
,f R= 0,063 Vậy tRTNR > tα
R
,fR.Có nghĩa là sử dụng hệ thống đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kĩ năng là có hiệu quả trong dạy học.
Nhận xét
Từ việc áp dụng hệ thống bài đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kĩ năng vào kiểm tra đánh giá học sinh, kết hợp trao đổi với các giáo viên khác khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tôi có những nhận xét sau:
- Hệ thống câu hỏi trong đề được lựa chọn phù hợp chuẩn kiến thức kĩ năng mà Bộ GD – ĐT ban hành, sắp xếp theo các cấp độ nhận thức, có sự hài hoà giữa lý thuyết và bài tập, phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại câu hỏi, do đó phù hợp với nhiều trình độ học sinh, câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu nên học sinh tích cực tham gia vào hoạt động nhận thức, tư duy nên bài làm đạt kết quả cao, nâng cao chất lượng học tập.
- Học sinh các lớp thực nghiệm được đánh giá lượng kiến thức sâu, rộng, có trọng tâm nên nắm vững bài hơn, kết quả điểm trung bình cao hơn so với các lớp đối chứng.
- Trên cơ sở quan sát thái độ, ý thức làm bài của học sinh và phân tích kết quả kiểm tra chúng tôi nhận thấy ở các lớp thực nghiệm số học sinh đạt điểm khá giỏi cao hơn các lớp đối chứng; không khí học tập sôi nổi hơn và độ bền kiến thức cao hơn (biểu hiện qua kiểm tra ở các tiết học sau).
Như vậy ta có thể kết luận chắc chắn rằng việc sử dụng hợp lý các bài tập hoá học, lượng kiến thức và kĩ năng trong một bài kiểm tra sẽ mang lại hiệu quả đánh giá cao, học sinh khắc sâu kiến thức, khả năng vận dụng kiến thức linh hoạt, độc lập và bền vững, phát triển được hứng thú nhận thức.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Sau một thời gian tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu sử dụng hệ thống đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kĩ năng , chúng tôi đã thực hiện được các nhiệm vụ đề ra, cụ thể là:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các vấn đề kiểm tra đánh giá, chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Đã phân tích các ví dụ cách sử dụng hệ thống đề kiểm tra trong dạy học nhằm phát huy vai trò của chuẩn kiến thức và kĩ năng, định hướng học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng kiểm tra
đánh giá.
- Xây dựng và sử dụng thư viện câu hỏi và bài tập theo chuẩn kiến thức và kỹ năng để xây dựng các đề kiểm tra.
- Xây dựng - tuyển chọn được hệ thống câu hỏi và bài tập gồm các các dạng trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận dành cho việc ra đề kiểm tra ở HK I lớp 11 theo chương trình chuẩn.
- Đã xây dựng được 04 đề TNKQ, 04 đề TNTL, 04 đề kết hợp cả hai hình thức dùng cho kiểm tra một tiết và 02 đề tự luận dùng cho kiểm tra học kỳ.
- Đã sử dụng 03 đề thuộc hai chương : Sự điện li, nitơ – photpho để tiến hành thực nghiệm sư phạm ở các trường THPT An Ninh, trường THPT Hậu Nghĩa, trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, và trường THPT Trần Văn Ơn.
Như vậy, chúng tôi có thể khẳng định hướng nghiên cứu của đề tài là đúng đắn và phù hợp với hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Đề tài nghiên cứu đã đem lại một số điểm mới là:
- Đã xây dựng- lựa chọn một hệ thống câu hỏi và bài tập hoá học ở các cấp độ nhận thức khác nhau để lập thành các dạng đề kiểm tra.
- Bước đầu nghiên cứu sử dụng hệ thống đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức kỹ năng vào các bài kiểm tra định kì nhằm đánh giá được khả năng ghi nhớ kiến thức,vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, phát huy tư duy ở HS. Đây là những tài liệu cần thiết cho công tác giảng dạy của chúng tôi trong thời gian tới.
Một số kiến nghị:
Xu hướng dạy học hiện đại là tăng cường vai trò chủ động của HS trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức mới, nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của HS, giúp cho HS có một phương pháp tư duy logic, sáng tạo.Vì vậy chúng tôi có một số ý kiến đề xuất đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, ngành giáo dục như sau:
- Đầu tư ngân sách để giúp các nhà trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học (đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa).
- Quan tâm xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Tổ chức cho GV trong cụm gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm và chia sẽ tài liệu.
- Thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp dạy học.
- Phát huy tối đa tính tích cực chủ động, tự rèn luyện của người học.
Trên cơ sở những kiến thức, phương pháp nghiên cứu và kết quả thực nghiệm đã thu được trong thời gian qua, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu:
- Xây dựng, lựa chọn tiếp các dạng bài tập theo chuẩn cho phần hoá hữu cơ lớp 11.
- Sử dụng các bài tập đã lựa chọn để xây dựng hệ thống đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kĩ năng có phân loại cấp độ nhận thức dùng cho giảng dạy hóa học lớp 11.
- Áp dụng đại trà trong dạy học ở trường THPT, cho HS tự ôn tập và rèn luyện.
Trên đây là những nghiên cứu ban đầu, do thời gian có hạn nên không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để giúp chúng tôi tiếp tục công việc nghiên cứu đã đặt ra được thuận lợi và đạt kết quả cao hơn.
6B