QUY TRÌNH DẠYHỌC SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN DẠY HỌC - TS. Bùi Thị Mùi doc (Trang 165 - 174)

I. GIỚI THIỆU

4.6. QUY TRÌNH DẠYHỌC SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ

Sử dụng THCVĐ trong quá trình dạy học quá trình nhằm chuẩn bị cho HS kỹ năng giải quyết vấn đề trong học tập và những thái độ, tri thức có liên quan thông qua việc giải quyết hệ thống THCVĐ. Trong quá trình đó, một mặt, những THCVĐ được sử dụng như

những phương tiện, những biện pháp kích thích thái độ tích cực học tập của HS. Mặt khác, việc giải quyết vấn đề trong tình huống còn được coi như những mục tiêu mà HS cần đạt

được trong quá trình học tập với mục đích chuẩn bị cho các em khả năng giải quyết các vấn

đề trong cuộc sống sau này. Muốn đạt được điều đó, việc sử dụng THCVĐ trên lớp phải là một quy trình được thiết kế theo một logic hợp lý dựa trên những căn cứ khoa học.

- Nguyên tắc sử dụng hệ thống THCVĐ

Ngoài phải tuân thủ tất cả các nguyên tắc chi phối, định hướng quá trình dạy học nói chung, sử dụng THCVĐ trong quá trình dạy học cần thực hiện tốt các nguyên tắc dưới đây:

Thứ nhất, THCVĐ được sử dụng để dạy học môn học (hay chương, bài) nào cho HS thì phải phù hợp với mục đích, nội dung dạy học của môn học (hay chương, bài) đã được quy

định chung trong kế hoạch chương trình dạy học môn học của Bộ Giáo dục và đào tạo. Thứ hai, trong quá trình dạy học sử dụng THCVĐ trên lớp, cần đảm bảo mối quan hệ

thống nhất biện chứng giữa hoạt động hướng dẫn của GV với hoạt động chủđộng, tích cực và sáng tạo của HS. Trong quá trình dạy học sử dụng THCVĐ, GV phải là người hướng dẫn, chỉ đạo. Sự chỉ đạo đó thể hiện: Bằng sự hiểu biết về chuyên môn, NVSP của mình, GV là người định hướng HS tới mục tiêu sử dụng THCVĐ trong quá trình học tập, tới việc chuẩn bị

những điều kiện, phương tiện cho việc học tập sử dụng tình huống diễn ra thuận lợi; là người hướng dẫn, người kích thích, điều khiển và điều chỉnh quá trình sử dụng THCVĐ. HS là người chủđộng, tích cực, sáng tạo giải quyết tình huống dưới sự hướng dẫn của GV. Để sử

dụng THCVĐ trên lớp có hiệu quả, HS cần tự giác thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ do quá trình dạy học này đề ra; các em phải tham gia vào quá trình học tập này với một thái độ tích cực, sáng tạo. Dạy học sử dụng THCVĐ không chấp nhận thái độ áp đặt, độc đoán gia trưởng của GV và thái độ thụ động của HS. Trong quá trình đó, HS được lôi cuốn tham gia cùng tập thể, động não, tranh luận dưới sự hướng dẫn, gợi mở của GV.

Thứ ba, dạy học sử dụng THCVĐ cần được tổ chức với các hình thức và phương pháp dạy học phong phú, đa dạng. Các hình thức (lên lớp, ở nhà ... với các dạng học tập cá nhân, nhóm, tập thể) và phương pháp dạy học (hỏi-đáp gợi mở; tìm tòi, nghiên cứu tài liệu; đóng vai; báo cáo và trình bày...) được sử dụng phối hợp với nhau nhằm tạo nên một sức mạnh tổng hợp về phương pháp.

Thứ tư, đảm bảo các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong quá trình dạy học sử dụng THCVĐ. Sự hợp tác là một yếu tố không thể thiếu trong dạy học sử dụng tình huống. Quá trình dạy học này cần khuyến khích, hướng dẫn để thực hiện tốt các mối quan hệ hợp tác cùng nhau giải quyết THCVĐ được đưa ra. Các mối quan hệ hợp tác đó bao gồm: Hợp tác giữa HS và HS, hợp tác giữa HS và GV...

Thứ năm, việc sử dụng THCVĐ trong quá trình dạy học trên lớp cần đảm bảo tính hệ

168

và kỹ năng được trình bày trong môn (chương, bài) học và logic nhận thức của SV. - Quy trình sử dụng hệ thống THCVĐ

Quy trình sử dụng THCVĐ trong quá trình dạy học trên lớp thường được tiến hành qua 3 giai đoạn và 6 bước lớn.

Ba giai đoạn đó là: Giai đoạn xây dựng kế hoạch, giai đoạn triển khai kế hoạch và giai

đoạn đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch.

Sáu bước đó là: Định hướng chung cho dạy học sử dụng THCVĐ; chuẩn bị giáo án cho quá trình dạy học sử dụng THCVĐ; kích thích, định hướng giải quyết THCVĐ; tổ chức,

điều khiển các hoạt động học tập của SV thông qua việc giải quyết THCVĐ theo quy trình;

đánh giá; ra quyết định điều khiển, điều chỉnh quá trình sử dụng THCVĐ. Giai đoạn1. Xây dựng kế hoạch

Bước1. Bước định hướng chung cho dạy học sử dụng THCVĐ

Để chuẩn bị tâm thế học tập sử dụng THCVĐ cho HS, cần thực hiện một số công việc trước khi tiến hành điều khiển HS học tập. Đó là: xác định yêu cầu của việc sử dụng THCVĐ; cung cấp những lý luận, chuẩn bị những kỹ năng cần thiết chung có liên quan đến học tập sử dụng THCVĐ cho HS và định hướng việc chuẩn bị các điều kiện, phương tiện cần thiết phục vụ cho quá trình dạy học.

- Xác định yêu cầu của việc sử dụng THCVĐ

Việc sử dụng THCVĐ trong quá trình dạy học nhằm kích thích thái độ học tập tích cực của HS; chuẩn bị cho các em khả năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống sau này. Như vậy, THCVĐ được sử dụng như là phương tiện, biện pháp và cao hơn, việc giải quyết vấn đề trong tình huống được coi như mục tiêu cần đạt của quá trình dạy học.

Yêu cầu quan trọng nhất, hình thành cho HS kỹ năng giải quyết vấn đề. Bởi vì năng lực giải quyết vấn đề là đặc trưng cơ bản của con người trong xã hội hiện đại. Các yêu cầu cụ thể cần đạt được của kỹ năng này:

+ Phát hiện được vấn đề trong tình huống và biết xác định mục đích của việc giải quyết vấn đềđó;

+ Biết dự kiến các phương án giải quyết vấn đề và lựa chọn được phương án giải quyết tối ưu;

+ Biết huy động, tìm kiếm những tri thức, kỹ năng có liên quan để giải quyết vấn đề; + Biết rút ra được bài học kinh nghiệm từ việc giải quyết vấn đềđó.

Các kỹ năng giải quyết vấn đề nêu trên cần đạt được từ mức độ chưa thành thạo (kỹ

năng bậc thấp) tới mức độ thành thạo (kỹ năng bậc cao). Mức độ chưa thành thạo:

Ở mức độ này, HS có thể thực hiện được các kỹ năng giải quyết vấn đề trong tình huống trên cơ sở vận dụng máy móc tri thức, kỹ năng về và có liên quan đến vấn đề học tập,

đến quy trình xử lý THCVĐđã biết. Mức độ thành thạo:

Ở mức độ này HS có thể thực hiện được các kỹ năng giải quyết vấn đề trong tình huống trên cơ sở vận dụng linh hoạt, sáng tạo các tri thức, kỹ năng về và có liên quan đến

169

vấn đề học tập, đến quy trình xử lý THCVĐđã biết.

Yêu cầu thứ hai, HS có thái độ tích cực học tập. Yêu cầu này thể hiện HS có sự tập trung chú ý, có nhu cầu, hứng thú trong học tập và tham gia một các tự giác, tích cực vào các hoạt động học tập thông qua việc giải quyết THCVĐ; chuẩn bị chu đáo, thực hiện đầy đủ

mọi yêu cầu được đề ra, nhịp điệu làm việc nhanh, trả lời hoặc có phản ứng chính xác câu hỏi hoặc yêu cầu được đề ra, vượt qua được những tác động làm phân tán sự chú ý; nỗ lực trong học tập, kiên trì tìm cách giải quyết những vấn đềđược đưa ra, không ngại khó hay chán nản trong học tập; cao hơn nữa họ biết tựđề ra mục tiêu và tự xác định kế hoạch hành động; định hướng nhanh trong học tập; có những biểu hiện của sự ham học hỏi, tìm tòi như hỏi thầy, hỏi bạn, đề xuất thắc mắc... có sự căng thẳng của trí tuệ, sự hăm hở khi giải quyết một nhiệm vụ, một tình huống... Từđó, phát triển ở HS các phẩm chất và khả năng như: phân tích; áp dụng tri thức, kinh nghiệm đã học; kỹ năng, chiến lược và thói quen học tập phù hợp; tự tìm kiếm tri thức, kinh nghiệm; tính toán; xem xét, đánh giá các phương pháp, các tài liệu học tập môn học và các phẩm chất nhân cách khác.

Yêu cầu cuối cùng, giúp HS nắm được những tri thức có liên quan với các mức độ: nhận ra, nhớ được tri thức đã học; giải thích, thể hiện được sự hiểu biết về mối liên hệ giữa các tri thức đã học; liên hệ, lấy được ví dụ chứng minh cho tri thức đã học.

- Cung cấp những lý luận và chuẩn bị những kỹ năng cần thiết chung có liên quan đến học tập sử dụng THCVĐ cho HS

Giới thiệu những hiểu biết cơ bản về THCVĐ, hướng dẫn cho HS nắm được tri thức về quy trình xử lý THCVĐ và giải quyết THCVĐ theo quy trình để làm mẫu cho HS học tập. Thỏa thuận với HS một số cách thức làm việc hỗ trợ cho việc sử dụng THCVĐ như: cách thức sử dụng một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hỗ trợ mà HS đã quen thuộc: hỏi-đáp, thuyết trình, nghiên cứu tài liệu...; cách thức thực hiện một số phương pháp và hình thức dạy học mà HS chưa quen. Trong đó đặc biệt hướng dẫn để HS nắm được cách làm việc cá nhân và hợp tác làm việc với các HS khác trong nhóm.

- Định hướng việc chuẩn bị các điều kiện, phương tiện cần thiết phục vụ cho quá trình dạy học

Giới thiệu cho HS biết những điều kiện, phương tiện dạy học sẵn có như: phòng học, các tài liệu có liên quan sẵn có ở thư viện, phòng máy vi tính... của trường. Giới thiệu, yêu cầu chuẩn bị thêm những điều kiện, phương tiện dạy học khác. GV và HS có thể tự tạo thêm những điều kiện, phương tiện dạy học theo khả năng của mình như: sưu tầm THCVĐ, tiếp cận với môi trường xung quanh...

Bước 2. Bước chuẩn bị giáo án

Để sử dụng THCVĐ thành công, cần xây dựng kế hoạch dạy học sử dụng THCVĐ

chu đáo. Kế hoạch dạy học sử dụng THCVĐ là một bản dự kiến trước những công việc mà GV và HS cần tiến hành trong quá trình dạy học nhằm đạt được mục đích của quá trình dạy học này. Công việc này thường được chuẩn bị trước khi lên lớp và thường quen được gọi là soạn giáo án lên lớp. Bước này bao gồm các bước: xác định cơ sở cho việc soạn giáo án và soạn giáo án

- Xác định cơ sở cho việc soạn giáo án Trước khi soạn giáo án cần nghiên cứu:

170

+ Điều kiện dạy học của nhà trường: tình trạng phòng học (kích cỡ phòng học, bàn ghế ...); các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ (máy chiếu, tivi, máy vi tính ...); tài liệu phục vụ cho dạy học có ở thư viện; khả năng tự chuẩn bị điều kiện dạy học của GV và HS. Việc nghiên cứu này có tác dụng giúp GV và HS có cơ sởđể chuẩn bị trước các điều kiện, phương tiện hỗ

trợ cho quá trình dạy học diễn ra một cách thuận lợi.

+ Thực tiễn cuộc sống của các em. Việc nghiên cứu này giúp GV có thể định hướng cho HS tiếp cận với thực tiễn cuộc sống của các em nhằm chuẩn bị tốt hơn cho việc giải quyết THCVĐ.

+ Đối tượng dạy học như sĩ số HS, đặc điểm tình hình chung của tập thể HS. Việc nghiên cứu này một mặt giúp GV có thể lựa chọn THCVĐ phù hợp hơn với đặc điểm đối tượng đồng thời dựđoán được tình huống có thể diễn ra trong quá trình dạy học trên lớp để

dự kiến trước phương án xử lý; mặt khác giúp cho việc chuẩn bị trước các điều kiện phương tiện dạy học tốt hơn.

- Soạn giáo án

Phần khái quát chung của giáo án cần xác định:

+ Tên bài; số tiết; mục đích, yêu cầu; nội dung (dàn bài hoặc các vấn đề cơ bản HS cần nắm trong bài học); các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cơ bản cần sử dụng và các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học hỗ trợ; các điều kiện, phương tiện dạy học.

+ Hệ thống THCVĐ cần sử dụng. Tham khảo tài liệu [27].

+ Thời điểm cung cấp THCVĐ cho SV trong quá trình dạy học từng bài học, từng vấn

đề của bài học trên lớp. Hai thời điểm cung cấp THCVĐ thường được ấn định trước đó là: 1). Cung cấp THCVĐ để HS giải quyết khi nghiên cứu tài liệu mới. Việc cung cấp này nhằm kích thích, dẫn dắt HS nghiên cứu tài liệu mới; 2). Cung cấp THCVĐ sau khi HS đã nghiên cứu xong tài liệu học tập. Việc cung cấp này nhằm kích thích, dẫn dắt HS củng cố, ôn tập, hệ

thống hóa kiến thức đã học đặc biệt chú trọng bồi dưỡng cho HS khả năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề có thể gặp trong cuộc sống.

+ Cách cung cấp THCVĐ cho HS. Có thể cung cấp THCVĐ để HS giải quyết bằng cách ghi THCVĐ trên giấy rời (handout) rồi phân phát cho cá nhân hay nhóm HS; THCVĐ được in trên giấy trong (Transparency Film) chiếu qua máy chiếu (Overhead) cho HS coi hoặc sử dụng đồng thời cả hai cách này. Trong trường hợp nhiều THCVĐ được phát riêng lẻ

cho từng nhóm HS giải quyết, thì khi tổng hợp ý kiến của các nhóm cùng giải quyết chung một tình huống trước lớp (các nhóm khác không có trong tay THCVĐ này) cần chiếu tình huống lên máy chiếu cho HS các nhóm khác tiện theo dõi.

Soạn phần cụ thể

Dự kiến các hoạt động dạy học sử dụng THCVĐ của GV và HS: 1). Giới thiệu mục

đích, yêu cầu, nội dung và cách thức nghiên cứu bài học; 2). Giới thiệu hoặc nhắc lại những hiểu biết cơ bản về THCVĐ, hướng dẫn cho HS nắm được tri thức về quy trình xử lý THCVĐ và giải quyết THCVĐ theo quy trình để làm mẫu cho HS học tập (nếu cần); 3). Giới thiệu quy trình thực hiện các hoạt động dạy học sử dụng THCVĐ trên lớp như: chia HS thành từng nhóm, hướng dẫn HS cách thức làm việc cá nhân và hợp tác làm việc với các HS khác trong nhóm (nếu cần), phát THCVĐ cho cá nhân hoặc nhóm, điều khiển cá nhân hoặc nhóm xử lý THCVĐ và trao đổi kết quả theo nhóm nhỏ bằng cách thực hiện các yêu cầu hay trả lời các câu hỏi, tổng hợp ý kiến chung của các nhóm, tổng kết bài học.

171

học sử dụng THCVĐ theo dự kiến)

Thông thường THCVĐ được sử dụng theo hai hướng của dạy học tập trung vào HS: hướng sử dụng THCVĐ trên lớp trong đó, việc giải quyết vấn đề trong tình huống được coi như phương tiện và hướng sử dụng THCVĐ trên lớp trong đó, việc giải quyết vấn đề trong tình huống được coi như mục tiêu cần đạt được. Mỗi hướng có cách sử dụng THCVĐ tuân theo các bước có những nét riêng. Chẳng hạn, đối với quá trình dạy học coi việc giải quyết vấn đề trong tình huống như phương tiện thì THCVĐđược sử dụng như biện pháp kích thích HS tích lũy tri thức, kinh nghiệm, tức THCVĐđược đưa ra cho HS giải quyết trong quá trình nghiên cứu tri thức mới. Do đó, trong quy trình điều khiển HS xử lý THCVĐ trên lớp sẽ có bước kích thích HS tích cực tìm tòi tri thức mới có liên quan để giải quyết vấn đề trong tình huống qua đó giúp SV nắm được tri thức mới của bài học. Còn đối với quá trình dạy học coi việc giải quyết vấn đề trong tình huống như mục tiêu HS cần tập giải quyết và việc giải quyết tình huống được đưa ra sau khi HS đã nghiên cứu lý thuyết nhằm mục đích củng cố, ôn tập và rèn luyện kỹ năng vận dụng tri thức thì trong quy trình điều khiển và xử lý THCVĐ trên lớp sẽ có bước kích thích HS tích cực củng cố ôn tập, hệ thống hoá kiến thức, kinh nghiệm cũ có liên quan để giải quyết vấn đề trong tình huống, qua đó rèn luyện cho HS kỹ năng áp dụng tri thức đồng thời giúp họ khắc sâu tri thức đã học. Do đó, các hoạt động sử dụng THCVĐ nói chung thường bao gồm các bước:

Bước 3. Kích thích, định hướng giải quyết THCVĐ Bước này thường bao gồm các hoạt động sau:

- Giới thiệu yêu cầu, nội dung và cách thức nghiên cứu bài học.

- Cho HS tìm hiểu hoặc ôn lại những hiểu biết cơ bản về tình huống, quy trình xử lý

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN DẠY HỌC - TS. Bùi Thị Mùi doc (Trang 165 - 174)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)