I. GIỚI THIỆU
2.2.4. Phương pháp đánh giá trong dạyhọc
?. Tìm hiểu kinh nghiệm đánh giá trong dạy học qua các tài liệu sau: - Trần Bá Hoành (1995), Đánh giáo giáo dục, Hà Nội.
- James H Mc Millan (2005), Đánh giá lớp học, Viện đại học Virginia.
- Dương Thiệu Tống (1995), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, ĐHSP Tp HCM. - Quentin Stodo la Kalmer Stordahl (1996), Trắc nghiệm và đo lường cơ bản trong giáo dục, Hà Nội.
Sau đây sẽ giới thiệu khái quát (có tính định hướng) một số vấn đề cơ bản vềđánh giá trong dạy học.
2.2.4.1. Khái niệm và các thành tố trong đánh giá
Đánh giá trong dạy học là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về học tập của HS dựa vào sự phân tích những thông tin thu được qua kiểm tra đối chiếu với yêu cầu học tập đã đề ra để từđó có cơ sở đề xuất những quyết định thích hợp nhằm cải thiện thực trạng học tập của HS, điều chỉnh, nâng cao chất lượng dạy học.
Những thành tố trong đánh giá bao gồm:
- Mục đích đánh giá (đánh giá nhằm mục đích gì?);
- Xác định những thông tin (cần sử dụng những thủ thuật gì để thu thập thông tin) để
làm căn cứđánh giá;
- Đánh giá (giải thích những kết quả như thế nào? sử dụng những tiêu chuẩn, tiêu chí nào đểđánh giá?);
- Sử dụng (sử dụng kết quả đánh giá làm gì? để chuẩn đoán, phân loại và ra những quyết định trong giảng dạy).
2.2.4.2. Vai trò của đánh giá trong dạy học
Đánh giá và giảng dạy có mối quan hệ mật thiết với nhau. GV liên tục sử dụng đánh giá HS của mình so với mục tiêu học tập để đưa ra những quyết định điều khiển, điều chỉnh trong giảng dạy và học tập. Đưa ra quyết định trước khi giảng bài để đặt ra những mục tiêu học tập, lựa chọn những hoạt động giảng dạy thích hợp và chuẩn bị tài liệu học tập. Trong khi lên lớp, cần có những quyết định cách thức và nhịp độ giới thiệu thông tin bài giảng, kiểm soát hành vi của HS, điều chỉnh kế hoạch giảng dạy. Sau bài giảng, GV đánh giá sự học tập của HS (HS tựđánh giá hoạt động học tập của mình), đánh giá các hoạt động giảng dạy
109
và đánh giá chính bản thân GV để cải tiến, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.
Đánh giá là một phần của công tác đào tạo, sẽ không thể có giảng dạy và học tập chất lượng nếu không có đánh giá phù hợp và đáng tin cậy. Người ta ước tính được rằng hoạt động liên quan tới
đánh giá chiếm khoảng một phần ba lượng thời gian công việc của GV.
James (2005) đã thể hiện mối quan hệ giữa giảng dạy và đánh giá qua sơđồ sau:
2.2.4.3. Quy trình đánh giá trong dạy học
Đánh giá trong dạy học bao gồm việc quyết định mục tiêu, phân tích nội dung học tập; sử dụng các phương pháp thu thập thông tin về học tập của HS, phân tích thông tin và sử
dụng các thông tin.
- Bước đầu tiên trong đánh giá là xác định mục tiêu học tập phù hợp và rõ ràng; từ xác
định mục tiêu, xác định chuẩn, tiêu chí đánh giá. - Phân tích nội dung môn học, bài học - Xây dựng kế hoạch kiểm tra
Sau khi nắm vững mục tiêu và phân tích nội dung học tập, xây dựng kế hoạch kiểm tra (hay bảng thông số chi tiết) mô tả những mục tiêu định đánh giá và xác định trọng tâm nội dung cần đánh giá. Bảng thông số đó là một bảng quy định hai chiều, một chiều (ngang hay dọc) biểu thị nội dung còn chiều kia biểu thị mục tiêu học tập cần khảo sát. Trong mỗi ô của bảng quy định hai chiều ấy ghi tỷ lệ phần trăm (hay số) các câu hỏi kiểm tra dự trù cho mục tiêu hay đơn vị nội dung tương ứng với hàng dọc và hàng ngang của ô ấy. Dưới đây là một ví dụ:
110 Mẫu kế hoạch kiểm tra (James 2005) Mục tiêu học tập Nội dung chính Kiến thức hiểu đơn giản Hiểu sâu và lập luận Kỹ năng Sản phẩm Tác động Tổng cộng 1. (chủđề) số % số % số % số % số % số % 2. (chủđề) số % số % số % số % số % số % 3. (chủđề) số % số % số % số % số % số % 4. (chủđề) số % số % số % số % số % số % N. (chủđề) số % số % số % số % số % số % Tổng số các đề mục kiểm tra số % số % số % số % số % Tổng số mục/100%
- Tìm ra các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu và nội dung học tập + Xác định các phương pháp đánh giá
Có nhiều loại phương pháp được sử dụng để đánh giá HS. Theo các tài liệu và các văn bản thường gặp, đánh giá bao gồm các phương pháp: quan sát; vấn đáp; viết (gồm tự luận và trắc nghiệm); thực hành; tựđánh giá. Hay theo James H. McMillan (2005), các phương pháp
đánh giá bao gồm bốn loại chính:
) Trả lời lựa chọn bao gồm: nhiều lựa chọn, lựa chọn đúng sai, chọn câu phù hợp hay câu ghép đôi.
ه Câu đúng sai: là loại câu trong đó, trước một câu dẫn xác định HS chỉ cần trả lời Đ
hoặc S.
ه Câu nhiều lựa chọn: là loại câu hỏi trong đó, đã có từ ba đến năm đáp án trả lời sẵn, HS chỉ cần lựa chọn một câu trả lời đúng hoặc đúng nhất.
ه Câu ghép đôi (chọn câu phù hợp): là loại câu hỏi trong đó thường có hai dãy, một dãy bao gồm những câu hỏi trắc nghiệm và một dãy là những câu trả lời, HS phải tìm ra từng cặp câu trả lời tương ứng với câu hỏi.
Loại trả lời lựa chọn được gọi là khách quan (hay trắc nghiệm khách quan) vì đảm bảo tính khách quan trong chấm điểm.
) Tự trả lời bao gồm: câu trả lời ngắn, bài tập trên cơ sở thực hiện gồm sản phẩm và kỹ năng, tiểu luận, vấn đáp).
ه Câu trả lời ngắn: câu trả lời ngắn gọn nhưđiền vào một phần trống ở cuối câu, viết một số từ hoặc một hai câu hoặc nói rõ phương pháp giải một bài toán như thế nào để có đáp số như vậy. Mặc dù đánh giá theo cách này mang nhiều tính chủ quan, song vẫn có thể chấm câu trả lời ngắn một cách khách quan vì chỉ có câu trả lời ngắn nên dễ xác định.
هĐánh giá dựa trên khả năng thể hiện thao tác. Thao tác tạo ra một sản phẩm như một bức vẽ, một đề án, một bản báo cáo, một trang web...hay một kỹ năng thể thao, thuyết trình,
111
ه Tiểu luận (hay tự luận) cho phép HS tự xây dựng câu trả lời. Tự luận bao gồm tự
luận có giới hạn về nội dung trình bày, số dòng, chữ thể hiện nội dung và tự luận mở rộng trong đó HS được viết tự do hơn và được trình bày trong nhiều đoạn hay trang.
ه Vấn đáp được dùng thường xuyên để kiểm tra hoặc xác định mức độ hiểu bài dưới dạng hỏi-đáp, phỏng vấn hoặc hội kiến.
) Quan sát của giáo viên là phương pháp mà GV sử dụng các giác quan hay các phương tiện thay thế cho các giác quan để đánh giá mức độ hiểu bài và sự tiến bộ của HS biểu hiện qua hành động học tập (qua thao tác, hành vi cử chỉ, sản phẩm...của hành động học tập).
) Tựđánh giá: là yêu cầu HS điền vào một mẫu văn bản trả lời các câu hỏi thể hiện sự suy nghĩ của HS về chính bản thân họ (hay tựđánh giá bản thân) như thế nào. Các điều tra về thái độ, các phiếu điều tra bản thân, ý kiến của một nhóm, điều tra mức độ quan tâm, trắc nghiệm khả năng và các biện pháp về cá nhân là các mẫu để HS tựđánh giá.
+ Xác định sự phù hợp giữa phương pháp đánh giá với mục tiêu học tập
Khi lựa chọn phương pháp đánh giá, cần biết mức độ phù hợp của chúng với mục tiêu học tập. Một số tác giảđã nghiên cứu và xây dựng bảng liệt kê sự phù hợp giữa mục tiêu học tập và phương pháp đánh giá để tiện lựa chọn khi sử dụng. Bảng liệt kê sự phù hợp giữa mục tiêu học tập và phương pháp đánh giá của James (2005) dưới đây là một ví dụ:
Mục tiêu Trả lời lựa chọn và tự trả lời ngắn gọn Tiluậển u Thao tác Vđáp ấn Quan sát nhậTn xét ự Kiến thức và hiểu đơn giản 5 4 3 4 3 2 Hiểu sâu và lập luận 2 5 4 4 2 2 Các kỹ năng 1 3 5 2 5 3 Sản phẩm 1 1 5 2 4 4 Tác động (thái độ) 1 2 4 4 4 5 Ghi chú: các số lớn biểu hiện sự thích hợp cao (VD: 5= tốt, 1=kém) + Sử dụng, thực hiện các phương pháp đánh giá một cách hiệu quả
(Tìm hiểu kinh nghiệm sử dụng các phương pháp và kỹ thuật đánh giá chi tiết qua 4 tài liệu trên và các tài liệu khác vềđánh giá giáo dục).
- Phân tích và sử dụng thông tin thu được
Dựa vào sự phân tích những thông tin thu được qua kiểm tra đối chiếu với yêu cầu dạy học đã đề ra; hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả dạy học từ đó có cơ sở đề
xuất những quyết định thích hợp nhằm cải thiện thực trạng dạy học, điều chỉnh, nâng cao chất lượng dạy học.
Quá trình này bao gồm:
+ Xác định các số cho các đối tượng hay cho các đặc điểm của đối tượng theo những nguyên tắc đã định rõ (đo). Kết quả bài kiểm tra của HS được ghi nhận bằng một số đo (có
112
thể theo thang điểm 5, 10...bậc hoặc các con chữ ABCD...).
+ Dựa vào sốđo, đưa ra những thông tin ước lượng trình độ kiến thức, kỹ năng, thái
độ của HS (lượng giá). Lượng giá bao gồm lượng giá theo chuẩn (so sánh tương đối trình độ
của HS với chuẩn trung bình của cả lớp) và lượng giá theo tiêu chí ( so sánh trình độ của HS với tiêu chí đề ra).
+ Đưa ra những nhận xét về trình độ thực chất của HS trước vấn đề được kiểm tra
đồng thời đề xuất định hướng bổ khuyết sai sót hoặc phát huy kết quả.
+ Dựa vào định hướng, đề xuất những biện pháp cụ thểđể giúp đỡ HS.
Khi đánh giá cần căn cứ vào cả số lượng lẫn chất lượng kết quả học tập của HS; cần phân tích cụ thể cả mặt ưu và mặt nhược thể hiện trong kết quả học tập của các em đồng thời chỉ ra con đường lấp chỗ hổng và sửa chữa sai lầm mà các em mắc phải.
2.2.4.4. Những yêu cầu cơ bản đối với việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập - Đánh giá phải đảm bảo tính khách quan
Tính khách quan trong đánh giá thể hiện ở chỗđánh giá phải phù hợp với kết quả học tập của HS đã được bộc lộ một cách trung thực. Đánh giá phải phản ánh đúng, đầy đủ, chính xác những kết quả học tập của HS, thấy được những tiến bộ, những thiếu sót để có hướng phát huy và khắc phục. Tránh thái độ thiếu trung thực khi kiểm tra. Tránh đánh giá chung chung, nhận định chủ quan, áp đặt thiếu căn cứ và thành kiến. Kiểm tra, đánh giá cần dựa trên những tiêu chuẩn đã được xác định với nguyên tắc kết hợp sự tôn trọng và yêu cầu cao
đối với HS.
- Đánh giá phải đảm bảo tính toàn diện
Nguyên tắc này đòi hỏi việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS phải bao quát
được các mặt của nội dung TLHT, độ sâu sắc, tính vững chắc của sự lĩnh hội. - Đánh giá phải đảm bảo tính hệ thống
Nguyên tắc này đòi hỏi việc đánh giá kết quả học tập của HS phải được tiến hành thường xuyên, có kế hoạch, theo một hệ thống nhằm đảm bảo cho GV và HS có cơ sở để điều khiển, điều chỉnh kịp thời quá trình dạy học, đảm bảo tính phát triển của hệ thống dạy- học. Việc đánh giá phải được tiến hành một cách công khai, kết quả đánh giá phải được công bố kịp thời.
- Kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính cá biệt
Nguyên tắc này đòi hỏi kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành chung cho cả lớp đồng thời phải chú ý đến đặc điểm cá biệt của từng cá nhân HS.
- Ngoài ra để đảm bảo đánh giá có chất lượng cần: xác định mục tiêu học tập rõ ràng, phù hợp; nắm vững nội dung dạy học; sử dụng hợp lý các phương pháp đánh giá đảm bảo giá trị và độ tin cậy của đánh giá; đánh giá có tác động tích cực đến quá trình giảng dạy và học tập của GV và HS; đánh giá có tính khả thi và hiệu quả...
Việt Nam đã và đang tiếp cận với các phương pháp dạy học hiện đại, trong tài liệu này xin được giới thiệu một vài phương pháp dạy học hiện đại
2.2.5. Phương pháp dạy học Angorit
113
dụng phương pháp này trong giảng dạy môn học thuộc chuyên ngành của bạn.
* Angorit (algorithm) hay còn gọi là thuật toán, là một thuật ngữ toán học, dùng để chỉ
một bản quy định trình tự những thao tác nguyên tốđảm bảo giải được một bài toán bất kỳ
thuộc một loại nhất định.
Trong dạy học, để giúp HS học tập tốt, các nhà nghiên cứu đã đề xuất ý tưởng xây dựng các angorit học tập. Do đó, phương pháp dạy học angorit ra đời.
* Bản chất của phương pháp dạy học angorit là xây dựng các bước đi theo một trình tự
hợp lý cho từng bài học, cho từng vấn đề học tập, để giúp HS tuần tự thực hiện các bước đi
ấy nhằm nắm vững vấn đề học tập.
Vấn đề quan trọng nhất trong phương pháp này là thiết kế cho được một phương án tối ưu cho từng bài, từng vấn đề cụ thể.
* Đặc điểm của phương pháp dạy học angorit là nội dung bài học, vấn đề học tập được chia nhỏ thành từng bước, từng công đoạn. Quá trình học tập là quá trình HS tiến hành giải quyết vấn đề học tập theo từng bước, các bước đi này dứt khoát dẫn HS tới đích. Cho nên, phương pháp angorit có tính hiệu nghiệm cao.