PHÉP PHÂN LOẠI MỤC TIÊU GIÁO DỤC CỦA BLOOM

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN DẠY HỌC - TS. Bùi Thị Mùi doc (Trang 133 - 134)

I. GIỚI THIỆU

1.1. PHÉP PHÂN LOẠI MỤC TIÊU GIÁO DỤC CỦA BLOOM

Lĩnh vực nhận thức

Lĩnh vực nhận thức bao hàm các cách thức chiếm lĩnh, liên kết và sử dụng tri thức; các quá trình nắm bắt, ghi nhớ, xử lý thông tin, giải quyết vấn đề, học các quy tắc, khái niệm. Các cấp độ nhận thức cùng với các động từ minh họa được thể hiện qua bảng dưới đây:

Cấp độ Các động từ minh họa Nhận biết: ghi nhớ và nhớ lại được những ngữ liệu

đã học trước đây, bao gồm các sự việc, sự kiện cụ

thể, con người, ngày tháng, phương pháp, quy trình, khái niệm, nguyên tắc và các luận thuyết.

Gọi tên, tìm tương ứng, liệt kê, chọn lựa, kể lại, trình bày, xếp loại làm lại.

Thông hiểu: Hiểu và nắm ý nghĩa của một việc gì

đó, bao gồm việc chuyển từ một dạng biểu tượng này sang một dạng khác (ví dụ: từ phần trăm sang phân số), giải thích, lý giải, tiên đoán, suy đoán, nói lại ước tính, khái quát hóa và những dạng khác thể hiện khả năng lĩnh hội.

Giải thích, chuyển đổi, diễn giải,

đoán trước, ước tính, sắp xếp lại, nói lại cho rõ nghĩa, tóm lược.

Áp dụng: Sử dụng những ý trừu tượng, các quy tắc hoặc các phương pháp trong những tình huống cụ thể và mới lạ. Thay đổi, trình diễn, bổ sung, điều chỉnh, dàn dựng, giải quyết, cấu trúc, áp dụng, sử dụng, chỉ ra. Phân tích: Phân tách một thông tin giao tiếp thành

những phần hợp thành hoặc các thành tố và hiểu

được mối quan hệ giữa chúng

Phân biệt, phân nhỏ, so sánh, lập sơ đồ, liên hệ, phân loại, phân hạng.

Tổng hợp: Sắp xếp và kết hợp các thành tố, các bộ

phận thành những mẫu thức hoặc cấu trúc mới.

Tạo ra, kết hợp, cấu trúc, lắp ráp, thiết lập, dự đoán, lập đồ án, đề

xuất, hợp nhất.

Đánh giá: Đánh giá chất lượng, giá trị của một việc gì đó theo những tiêu chí đã xác định (ví dụ: xác

định đủ minh chứng đểủng hộ một kết luận)

Chứng minh là đúng, phê phán, quyết định, đánh giá, xét đoán, tranh luận, kết luận, ủng hộ, bảo vệ, xác minh, khẳng định.

[20, tr 44].

Lĩnh vực tâm lý-vận động

Lĩnh vực tâm lý-vận động bao hàm việc làm chủ cơ thể và cửđộng của chủ thể, việc học cách phát triển các cử động, các kỹ năng vận động lớn liên kết các cửđộng của toàn bộ

cơ thể hoặc của cơ bắp như chạy, nhảy, bơi...và các kỹ năng vận động nhỏ, tinh vi, liên kết các cửđộng chính xác của cơ thể như viết, vẽ, nặn...

Các cấp độ của tâm lý-vận động:

- Cửđộng phản xạ: trình độ thấp nhất bao gồm các cửđộng không cần phải học mà mỗi chủ thểđều có từ lúc mới sinh, làm cơ sở cho các bước tiến hóa tiếp theo.

136

- Cử động cơ bản hay tự nhiên: đó là hỗn hợp các cử động phản xạ có thể sử dụng

được trong các cửđộng tự nguyện như mút ngón tay, bò, đi...

- Năng lực tri giác: tính nhạy cảm và khả năng phân biệt về tri giác (trái, phải, gần, xa...) bắt đầu phát triển, có sự chuyển dịch các thông tin thu nhận được qua các giác quan thành hành động (bắt một quả bóng). Việc học thực sự bắt đầu từđây.

- Năng lực thể chất: như quá trình trên, song trên bình diện các khả năng về thể lực như sức nhanh, mạnh, bền, khéo.

- Kỹ năng vận động: phát triển từ hai trình độ trên, làm chủ những cửđộng cho phép thực hiện các hoạt động cần vận dụng cả năng lực tri giác, thể chất và vận động như đánh máy chữ, chơi bóng...

- Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ: trình độ cao nhất, phức tạp nhất của tâm lý-vận

động; đó là khả năng sử dụng cơ thể của mình như là phương tiện diễn đạt để trao đổi thông tin với người khác bằng cử chỉ, điệu bộ...

Lĩnh vực tình cảm (thái độ)

Lĩnh vực tình cảm bao hàm các cách thức phản ứng của chủ thể với môi trường, với xã hội, sự phát triển của niềm tin, sở thích, hứng thú...và các mối quan hệ xã hội.

- Tiếp nhận: khả năng chú ý đến một tình huống, một hiện tượng hay con người. Chủ

thể có khả năng lắng nghe, tiếp nhận, chấp nhận vật kích thích (thụđộng).

- Đáp lại: không chỉ tiếp nhận mà còn phản ứng với kích thích bên ngoài bằng hành vi-đáp lại (đồng tình đơn giản đến ham thích, hứng thú).

- Giá trị hóa: hành vi có cấu trúc cao hơn, thể hiện sự lựa chọn của chủ thểđối với một số giá trị nào đó. Động cơ hành vi gắn liền mật thiết với giá trị (không chỉ nhận thấy bản nhạc hay mà còn đi nghe hòa nhạc). Từ niềm tin đơn giản ở giá trị của sự vật đến niềm tin sâu sắc, hình thành động cơ thúc đẩy chủ thể hành động.

- Tổ chức: khả năng sắp đặt, bố trí các giá trị đã chọn thành hệ thống trong một lĩnh vực nhất định. Sự hệ thống hóa đó tác động đến hành vi của chủ thể trong lĩnh vực đang

được đề cập đến.

- Tính cách hóa: trình độ cao nhất, phức tạp nhất trong lĩnh vực tình cảm; khả năng khái quát hóa, hệ thống hóa toàn bộ các giá trịđể hình thành “thế giới quan”, “triết lý về cuộc sống”, “tính cách con người”. Tất cả các trình độ trên được quán triệt thành tính cách và chủ

thể sẵn sàng hành động một cách nhất quán trên cơ sở hệ thống giá trị của bản thân. [36, tr 72-77].

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN DẠY HỌC - TS. Bùi Thị Mùi doc (Trang 133 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)