CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI XÁC LẬP CÁC TIÊU CHÍ HOẠT ĐỘNG THỰC

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN DẠY HỌC - TS. Bùi Thị Mùi doc (Trang 138 - 139)

I. GIỚI THIỆU

1.4. CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI XÁC LẬP CÁC TIÊU CHÍ HOẠT ĐỘNG THỰC

Hầu hết các kỹ năng đòi hỏi phải nắm được các bước thực hiện lập luận để sử dụng kiến thức làm một việc gì đó.

Mục tiêu sản phẩm

Sản phẩm, cũng như kỹ năng, phụ thuộc vào kiến thức đã tiếp thu được và mục tiêu lập luận. Sản phẩm là mẫu hàng công việc của học sinh thể hiện khả năng sử dụng kiến thức và lập luận để tạo ra một sản phẩm cụ thể nào đó (một bài tiểu luận, một bản báo cáo...). Do vậy, sản phẩm được dùng để biểu thị kiến thức, hiểu biết, lập luận và kỹ năng.

Mục tiêu xúc cảm

Thuật ngữ xúc cảm bao gồm những cảm xúc, cảm giác, quan niệm khác biệt với với học tập nhận thức như kiến thức, lập luận và các kỹ năng. Hầu hết giáo viên đều hy vọng học sinh sẽ phát triển những thái độ tích cực đối với các môn học trong trường, đối với việc học tập, đối với bản thân họ với tư cách là những học sinh, đối với bạn bè và nhà trường. Xúc cảm còn đề cập đến những xu hướng, động cơ, những giá trị và tư cách đạo đức. [20].

1.4. CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI XÁC LẬP CÁC TIÊU CHÍ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HÀNH

Bước 1. Bắt đầu bằng việc suy nghĩ kỹ lưỡng về ý nghĩa của loại giỏi trong lĩnh vực hoạt động thực hành mà mình quan tâm. Hãy nhớ tham khảo các tài liệu chuyên môn, các bài viết và các loại tài liệu để hiểu kỹ vấn đề. Chớ bỏ qua nguồn kinh nghiệm của đồng nghiệp,

đồng sự. Trao đổi với họ! Cũng cần tham khảo ý kiến HS trong bước này. Suy nghĩ, liệt kê những yếu tố quan trọng. Không phải làm gấp xong ngay trong một buổi.

Bước 2. Phân loại rất nhiều những yếu tố đó để chọn những yếu tố ưu tiên. Rút gọn việc liệt kê các yếu tố nhưng vẫn đảm bảo được phần cốt lõi của hoạt động thực hành.

Bước 3. Định rõ mỗi một khía cạnh chủ yếu một cách đơn giản, rõ ràng.

Bước 4. Tìm một số hoạt động thực tếđể quan sát hoặc những ví dụ kết quảđể nghiên cứu. tốt hơn nữa có thể phân tích kỹ lưỡng một số trường hợp đối lập nhau - một bài kiểm tra học kỳ xuất sắc và một bài rất kém, một cú ném bóng chính xác, đẹp mắt và một cú ném trượt trong bóng rổ, một HS học giỏi và một HS học dở.

Bước 5. Dùng những từ ngữ rõ ràng nhất và những ví dụ hay nhất để giải thích, bằng lời hoặc hình ảnh, mỗi điểm trong chuỗi biến thiên hoạt động thực hành để xác định những khía cạnh thành tích sẽđạt được.

Bước 6. Thử các tiêu chí xem có thực sự phản ánh được phần cốt lõi của hoạt động thực hành hay không. Điều chỉnh lại một cách chi tiết để nêu được chính xác ở mức cao nhất có thể về thế nào là học tập tốt. Tiếp tục điều chỉnh khi cần thiết trong quá trình giảng dạy.

141

[20, tr 35-36].

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN DẠY HỌC - TS. Bùi Thị Mùi doc (Trang 138 - 139)