THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH THEO MÔĐUN

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN DẠY HỌC - TS. Bùi Thị Mùi doc (Trang 85 - 156)

I. GIỚI THIỆU

3.2. THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH THEO MÔĐUN

?. Đọc Thiết kế chương trình dạy học theo môđun ở Phụ lục 3 (và ở các tài liệu khác), trình bày sự hiểu biết của bạn về môđun dạy học và thiết kế chương trình dạy học theo môđun.

88

* Môđun dạy học - Môđun

Trong dạy học, có nhiều cách hiểu thuật ngữ môđun (module): • Ví dụ:

+ Bùi Hiền và các cộng sự (2001) cho rằng môđun dạy học chỉ “đơn vị học tập thuộc một chương trình đào tạo, một chương trình môn học, chứa đựng cả mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học cùng với hệ thống công cụđánh giá, điều khiển kết quả học tập, tạo nên một thể hoàn chỉnh” [16, tr 261)].

+ Phan Trọng Ngọ (2005), môđun “được dùng để chỉ một đơn vị kiến thức hoặc một hệ thống kỹ năng (thực tiễn hay trí óc) vừa tương đối trọn vẹn và độc lập, vừa có thể kết hợp với kiến thức hoặc kỹ năng khác, tạo thành hệ thống trọn vẹn, có quy mô lớn hơn” [29, tr 115)].

- Môđun dạy học

+ Môđun dạy học là một đơn vị chương trình học tương đối độc lập được cấu trúc nhằm phục vụ cho người học trong đó bao gồm cả mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học và hệ thống công cụđánh giá kết quả học tập gắn bó chặt chẽ với nhau thành một chỉnh thể.

+ Môđun dạy học bao gồm hai loại: môđun và tiểu môđun

) Môđun: là chương trình xây dựng tương ứng với một vấn đề học tập trọn vẹn. ) Tiểu môđun: là các thành phần cấu tạo nên môđun được xây dựng tương ứng với các nhiệm vụ học tập mà người học phải thực hiện.

- Cấu trúc của một môđun dạy học bao gồm hệ vào, thân môđun và hệ ra, ba bộ phận này hợp thành một chỉnh thể thống nhất.

+ Hệ vào của môđun bao gồm tên gọi hay tiêu đề của môđun; giới thiệu vị trí, tầm quan trọng và lợi ích của việc học theo môđun; nêu rõ kiến thức, kỹ năng cần có trước; hệ

thống mục tiêu của môđun và test vào môđun.

+ Thân môđun bao gồm một loạt những tiểu môđun (về lý thuyết và thực hành kế tiếp nhau). Mỗi tiểu môđun gồm ba phần: phần mở đầu (giống hệ vào của môđun), nội dung, phương pháp học tập và test trung gian. Khi cần thiết thân môđun còn được bổ sung các môđun phụđạo giúp HS bổ sung kiến thức còn thiếu, sửa chữa sai sót và ôn tập.

+ Hệ ra bao gồm một bản tổng kết chung; một test kết thúc; hệ thống chỉ dẫn để tiếp tục học tập (nếu đạt được tất cả các mục tiêu của môđun, HS chuyển sang môđun tiếp theo) và hệ thống hướng dẫn dành cho GV và HS.

- Môđun dạy học có những đặc trưng cơ bản sau:

+ Mỗi môđun dạy học mang một chủ đề xác định, từ đó, xác định được mục tiêu, nội dung, phương pháp và quy trình thực hiện (tính trọn vẹn; do đó, nó không phụ thuộc vào nội dung đã có và sẽ có sau đó (tính độc lập).

89

thích hợp với từng đối tượng học tập (tính cá biệt)

+ Quy trình thực hiện một môđun được đánh giá thường xuyên bằng hệ thống câu hỏi thuộc dạng test (tính tự kiểm tra, đánh giá).

+ Môđun phải có khả năng liên kết với các môđun khác sao cho phù hợp với mục đích của quá trình đào tạo (tính phát triển).

+ Môđun cần có khả năng tích hợp giữa lý thuyết và thực hành cũng như giữa các yếu tố của quá trình dạy học (tính tích hợp).

- Các môđun dạy học liên kết với nhau tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, một chương trình. Chương trình dạy học theo môđun có các đặc điểm và chức năng sau:

+ Các môđun vừa có tính liên kết, vừa có tính độc lập tương đối về nội dung dạy học; do đó, có thể “lắp ghép” và “tháo gỡ” các môđun để xây dựng những chương trình dạy học

đa dạng và phong phú. Điểm nổi bật này của môđun làm cho chương trình dạy học có tính cơ động, tính ứng dụng cao và là một chương trình mở.

+ Kích cỡ của môđun tùy thuộc vào dung lượng kiến thức hoặc kỹ năng thành phần trong môđun. Kích cỡ của mỗi môđun thể hiện ở thời lượng học tập của HS (1 tuần, học kỳ, năm...) và số lượng công việc (hoạt động) mà HS phải thực hiện trong một đơn vị học tập tương ứng với đơn vị thời gian học tập được quy định trong môđun.

+ Các môđun trong chương trình có thể được kết nối theo mạng không gian (trong khoảng thời gian cho phép, tùy theo khả năng và điều kiện, HS có thể thực hiện đồng thời một số môđun) hoặc theo tuyến tính (trong khoảng thời gian cho phép, HS thực hiện lần lượt từng môđun).

+ Việc đánh giá kết quả học tập phải được tiến hành trong từng môđun và được thực hiện trước khi sang môđun mới. Đặc điểm này làm cho mỗi môđun dạy học là một phương tiện tự học hữu hiệu.

+ HS có thể lựa chọn các môđun (tuân theo các nguyên tắc quy định trong chương trình) để hoàn thành chương trình học tập theo quy định. Đặc điểm này của chương trình cho phép HS phát huy tính độc lập, sự linh hoạt trong học tập phù hợp với hoàn cảnh, khả năng của mình.

+ Do khả năng có thể “lắp ghép” và “tháo gỡ” các môđun mà chương trình dạy học theo môđun tạo khả năng kết hợp, liên thông giữa các chương trình. Trong các chương trình học tập có thể có các môđun giống nhau. Điều đó cho phép HS cùng một lúc có thể theo đuổi một số chương trình, trên cơ sở khai thác nguồn lực của mình.

* Ưu-nhược điểm của chương trình theo môđun - Ưu điểm

Điểm mạnh của chương trình theo môđun là việc thiết kế các hoạt động, chú trọng sử

dụng nhiều phương tiện truyền đạt khác nhau (tài liệu in, băng...). Từđó chương trình có tác dụng tích cực hóa hoạt động học tập của HS, kích thích óc sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề; làm cho HS dễ học, dễ hiểu. Ngoài ra, khả năng kết hợp, liên thông của chương trình còn tạo cho HS cơ hội học một cách thường xuyên, học suốt đời theo nhu cầu và điều kiện của mình trên cơ sở tích lũy các môđun trong điều kiện và khả năng, hoàn cảnh cho phép của mình.

- Nhược điểm

90

việc tổ chức học tập: khó khăn trong việc bố trí thời gian học tập, thời gian biểu; thời gian học tập có thể bị kéo dài, thiếu tính hệ thống (nếu việc học chủ yếu theo hình thức tích lũy tín chỉ); đòi hỏi phải có đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị và tài liệu học tập.

* Quy trình thiết kế môđun dạy học

Theo tài liệu của Dự án VIF/98/018 (6, tr 120-121), quy trình thiết kế môđun dạy học

được thể hiện qua sơđồ dưới đây:

Quy trình thiết kế môđun dạy học

* Các cách xây dựng môđun

Có nhiều cách xây dựng môđun học tập, dưới đây là một số cách: - Dựa trên giáo trình đã có để xây dựng môđun

Đa phần SGK và giáo trình đã có hiện nay được xây dựng theo bài học truyền thống. Do đó, có thể dựa vào cấu trúc hệ thống tri thức được trình bày trong tài liệu được biên soạn theo bài học truyền thống sẵn có để xây dựng các môđun.

- Dựa trên những chủđề chung để xây dựng môđun.

Môđun cũng có thể được xây dựng dựa vào một chủ đề nào đó mà HS cần lĩnh hội trong quá trình học tập (nội khóa hoặc ngoại khóa). Trong trường hợp này, môđun được xây dựng độc lập với các giáo trình đã có.

- Môđun còn có thể được xây dựng để bổ sung cho một giáo trình đang có nhằm làm phong phú thêm nội dung của giáo trình hoặc để phục vụ cho sự cá biệt hóa trong dạy học

91

(giúp HS kém đuổi kịp trình độ chung, bồi dưỡng HS giỏi...) 2.1.3.2. Thiết kế chương trình theo dự án

?. Trình bày sự hiểu biết của bạn về thiết kế chương trình theo dự án.

- Thuật ngữ

Dự án (Project) có nghĩa là dự kiến, phác thảo, thiết kế.

Trong giáo dục, đào tạo, dự án được hiểu là bản thiết kế hệ thống việc làm (Project work) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục-đào tạo.

Đặc trưng của chương trình dạy học theo dự án là toàn bộ nội dung học tập được thiết kế theo hệ thống việc làm của HS; sao cho thông qua hệ thống việc làm này để thực hiện mục

đích và nhiệm vụ học tập.

- So với chương trình theo bài học truyền thống và môđun, chương trình theo dự án có tác dụng phát huy, mở rộng tính chủ động, tích cực của HS hơn nhiều. Trong chương trình này, HS được coi là yếu tố quyết định, là đối tác của GV, là người chủđộng thiết kế và thực hiện các công việc trên cơ sở cam kết với GV. GV chỉ giữ vai trò: cố vấn, góp ý, thẩm định, phê duyệt, cung cấp các điều kiện học tập (tài liệu, SGK và các phương tiện khác) và đánh giá hiệu quả thực hiện dự án của HS.

Với các ưu điểm này, chương trình dạy học theo dự án đang được coi là một trong những hướng đổi mới chủ yếu trong phát triển chương trình dạy học nhằm đạt được mục tiêu dạy học mà UNESCO đã đề xuất: học để phát triển, để biết, để làm...

Tuy nhiên, chương trình theo dự án không dễ thực hiện trong điều kiện và thói quen dạy học của Việt Nam hiện nay.

- Phỏng theo tài liệu của Ooms (2000), tiến trình học tập theo mô hình dự án của HS thường bao gồm các bước sau:

+ Định hướng vấn đề: phân tích vấn đề tạm thời nhằm tập trung sự chú ý của HS vào dự án, những vấn đề có liên quan và khả năng tiếp cận để giải quyết vấn đề; cung cấp tài liệu (có thể phỏng vấn chuyên gia hoặc định hướng tại chỗ thêm).

+ Xác định mục tiêu nghiên cứu và thành lập các nhóm thực hiện. + Xác định vấn đề: xác định vấn đề cần nghiên cứu (dưới dạng câu hỏi).

+ Chiến lược nghiên cứu: xác định những thông tin cần thiết để trả lời cho câu hỏi ở

bước ba và phương pháp nghiên cứu.

+ Lên kế hoạch và tiến hành thực hiện kế hoạch

Soạn thảo một kế hoạch làm việc rõ ràng (chú ý để từng phần của dự án hoạt động nhịp nhàng và ăn khớp với nhau). Bám sát mục tiêu của dự án có thể chọn cho dự án một cái tên (tên của dự án phải nêu rõ được vấn đề cần giải quyết và định hướng giải quyết vấn đề).

Một số nội dung cần thực hiện trong bước này:

) Mô tả dự án: tựa bài; mục lục; tóm tắt vấn đề; mục tiêu nghiên cứu và nhóm thực hiện; xác định vấn đề; định nghĩa các khái niệm và phác họa; xác định các vấn đề nhỏ, những thông tin cần thiết và phương pháp thực hiện; đề cương chi tiết.

92

giai đoạn; báo cáo kế hoạch sử dụng kinh phí; tổ chức và nhân sự của dự án. - Khi xây dựng chương trình theo dự án phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Hệ thống các hành động được xây dựng trong dự án phải hướng đến những nhiệm vụ xác định trong mục tiêu chung.

+ Đảm bảo cho HS tham gia đầy đủ vào các giai đoạn của dự án.

+ Các nhiệm vụ và việc làm của HS nên gắn với các yêu cầu của thực tiễn.

+ Kết quả của dự án phải là sản phẩm hay hành động cụ thể có thể lượng giá và kiểm soát được.

2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Trong tài liệu này trình bày hệ thống các phương pháp dạy học đã và đang được sử

dụng phổ biến ở nhà trường Việt Nam, đồng thời giới thiệu một số phương pháp dạy học theo các hướng tiếp cận phương pháp dạy học mới.

Dựa vào phương tiện sử dụng và chức năng của phương pháp dạy học, các phương pháp dạy học đang được sử dụng phổ biến hiện nay thường được phân thành các nhóm phương pháp: nhóm phương pháp dạy học sử dụng ngôn ngữ nói, nhóm phương pháp dạy học trực quan, nhóm phương pháp dạy học thực hành và nhóm phương pháp dạy học nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

2.2.1. Các phương pháp dạy học sử dụng ngôn ngữ nói

Đây là nhóm phương pháp dạy học sử dụng lời nói để tác động đến HS trong quá trình dạy học. Nhóm phương pháp này bao gồm: phương pháp thuyết trình và phương pháp hỏi-đáp.

2.2.1.1. Phương pháp thuyết trình

?. Tìm hiểu phương pháp thuyết trình qua những thông tin dưới đây và chọn một trong các vấn đề sau để thuyết trình trước nhóm:

- Cấu trúc của phương pháp thuyết trình.

- Ưu-nhược điểm của phương pháp thuyết trình. - Làm sao để thuyết trình có hiệu quả?

- Việc sử dụng phương pháp thuyết trình trong dạy học môn học (thuộc chuyên ngành của bạn) ở phổ thông hiện nay ra sao? (Tốt?Chưa tốt? Vì sao?Cách khắc phục?).

Thuyết trình có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Theo tiếng Latin trung cổ, thuật ngữ

thuyết trình (lecture) được rút ra từ “lectate”. Letate có nghĩa là đọc lớn lên. Cùng với thời gian, tập quán xã hội, viết và đọc đã thay đổi, nhưng phương pháp dạy học “đọc lớn lên” từ

SGK vẫn được sử dụng.

Trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay, số lượng HS ngày càng tăng; do đó, sĩ số HS trong một lớp học thường nhiều (trung bình mỗi lớp khoảng 50 HS ở phổ thông và nhiều hơn

ở đại học). Với những lớp đông như vậy, phương pháp dạy học được sử dụng phổ biến là phương pháp thuyết trình.

* Khái niệm: Phương pháp thuyết trình là phương pháp GV dùng lời nói sinh động để

trình bày tài liệu mới hoặc để tổng kết những tri thức mà HS thu được. Phương pháp này sử dụng phương tiện là ngôn ngữđộc thoại của GV.

93

* Các loại thuyết trình

Có nhiều cách phân loại thuyết trình

Một số nhà lý luận dạy học Việt Nam dựa vào nội dung cần trình bày đã chia thuyết trình thành ba phương pháp: giảng thuật, giảng giải và giảng diễn.

- Giảng thuật (còn gọi là phương pháp kể chuyện) là phương pháp thuyết trình trong

đó chứa đựng yếu tố trần thuật và mô tả. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong việc giảng dạy các môn thuộc khoa học xã hội và nhân văn cũng như các môn khoa học tự

nhiên khi cần mô tả các hiện tượng, thí nghiệm, cách thức hoạt động, trình bày các thành tựu nổi tiếng trong khoa học, kỹ thuật hoặc trình bày về cuộc đời và sự nghiệp của các nhà bác học lỗi lạc…

- Giảng giải là phương pháp thuyết trình trong đó những luận cứ, những số liệu được

đưa ra để giải thích, chứng minh một khái niệm, một hiện tượng, một sự kiện, quy tắc, định lý, định luật... trong các môn học. Giảng giải chứa đựng các yếu tố phán đoán, suy luận nên có nhiều khả năng phát triển tư duy logic cho HS.

- Giảng diễn là phương pháp thuyết trình nhằm trình bày một vấn đề hoàn chỉnh, có tính phức tạp, trừu tượng, khái quát trong một thời gian tương đối lâu dài.

Dựa vào mối quan hệ giữa người thuyết trình và người nghe William J. Ekeler (1994)

đã đưa ra hai phương pháp thuyết trình: thuyết trình nghiêm túc và thuyết trình thân mật. - Thuyết trình nghiêm túc là thuyết trình trong đó người thuyết trình trình bày một vấn

đề có cấu trúc rõ rệt và không cần có sự tham gia của người nghe.

- Thuyết trình thân mật là phương pháp thuyết trình trong đó vấn đề trình bày không có dàn bài rõ rệt, có sự giao lưu với người nghe và quá trình thuyết trình tập trung vào người thuyết trình nhiều hơn là vào nội dung thuyết trình.

Sử dụng phối hợp với các phương pháp dạy học khác có các phương pháp thuyết trình: thuyết trình phản hồi (trong đó có sự kết hợp giữa phương pháp thuyết trình với hỏi

đáp hoặc cho học sinh trao đổi, thảo luận), thuyết trình theo kiểu nêu vấn đề (trong đó có sự

kết hợp giữa phương pháp thuyết trình với phương pháp dạy học nêu vấn đề)... * Cấu trúc của phương pháp thuyết trình

Cấu trúc của phương pháp thuyết trình thường trải qua ba bước: nêu vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận.

- Nêu vấn đề

Ở bước này, GV thông báo vấn đề dưới dạng tổng quát, có thể bằng thông báo tái hiện hoặc có tính chất vấn đề nhằm kích thích sự chú ý ban đầu của HS. Sau đó đưa ra những vấn

đề cụ thể dưới dạng câu hỏi giúp HS định hướng được những vấn đề cần trình bày và ý thức

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN DẠY HỌC - TS. Bùi Thị Mùi doc (Trang 85 - 156)