III. Một số giải pháp đề xuất nhằm tiết kiệm CPSX và hạ giá thành sản phẩm tại Nhà máy cơ khí Giải phóng.
1. Một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm tại nhà máy.
1.1. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch CPSXKD và giá thành sản phẩm.
CPSXKD và giá thành sản phẩm có mối liên hệ với nhau. Trong điều kiện doanh thu không đổi, sự tăng giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng giảm của giá thành sản phẩm. Do đó để hạ giá thành của sản phẩm thì cần phải xây dựng kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm. Kế hoạch hóa chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm là một bộ phận của kế hoạch tài
chính và kế hoạch sản xuất kinh doanh. Kế hoạch chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có vai trò quan trọng, nó giúp doanh nghiệp có thể khai thác mọi khả năng tiềm tàng, phát huy đợc điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu thông qua việc xem xét, phân tích các nhân tố ảnh hởng đến chi phí sản xuất kinh doanh từ đó hạ thấp chi phí cho cả kỳ.
Yêu cầu đối với kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của nhà máy:
- Các chỉ tiêu kế hoạch phải đảm bảo sát thực tế dựa trên cơ sở kế hoạch tài chính tạo điều kiện cho công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sát thực và cụ thể hơn.
- Nhà máy cần định mức cho từng phân xởng sản xuất để đảm bảo việc tiết kiệm, chống lãng phí. Phải gắn việc thực hiện chi phí sản xuất với lợi ích của CBCNV.
- Nhà máy cần xác định những nhu cầu thiết yếu, đồng thời phải tiến hành rà soát lại các hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật cho phù hợp với tình hình thực tế của mình.
Khi xây dựng kế hoạch cần phải căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh năm trớc, phải tính đến chất lợng sản phẩm cũng nh những nhân tố khách quan ảnh hởng đến quá trình sản xuất kinh doanh nh việc thay đổi về môi trờng kinh doanh, điều kiện kinh tế, kỹ thuật, sự biến động của giá cả nguyên vật liệu…