GIỚI THIỆU VỀ THƯƠNG HIỆU NUTIFOOD.

Một phần của tài liệu Thương hiệu và PR (Trang 39 - 43)

1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THƯƠNG HIỆU NUTIFOOD

a)Lý do và mục đích thay đổi thương hiệu từ Đồng Tâm sang Nutifood * Đổi tên để phát triển

Gâần đây một số doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thấy thương hiệu không chỉ đơn

thuần là tên gọi của doanh nghiệp . Chúng có thể trở thành một trở ngại hoặc là một

nhân tố quyết định trong định hướng sản xuất của doanh nghiệp , trong phát triển về qui mô , khả năng cạnh tranh .. và cả cho hội nhập.Việc mạnh dạn đổi tên đã gầy

dựng gần 20 năm của công ty Cổ Phần Thực Phẩm Đồng Tâm ( đổi tên thành Nutifood) cũng nhằm vào mục đích trên.

“Tại sao phải sửa đổi nếu như nó không bị phá hỏng?”. Đó là câu hỏi mà những người

điều hành công ty Thực Phẩm Dinh Dưỡng Đổng Tâm đã tự hỏi mình về bản sắc thương hiệu của họ vào năm 1995.

Khởi sự từ đầu những năm 1980, trong khi phát triển các sản phẩm dinh dưỡng bổ trợ

cho Trung tâm Dinh Dưỡng TPHCM, công ty đã đạt được thành công to lớn và đã tìm

ra trọng tâm thị trường của họ. Khi bước ra khỏi trung tâm nghiên cứu dược liệu (tiền

thân của Trung tâm Dinh Dưỡng hiện nay) để nhảy vào sản xuất và kinh doanh trên

thương trường , công ty đã chọn cái tên “Đồng Tâm” để thể hiện sự “ đồng tâm hiệp 34

lực, ý chí tâm nguyện của những người khởi nghiệp ..” ( nguyên văn của bà Trần Thị

Lệ, tổng giám đốc công ty Đồng Tâm cũ).

* Đổi tên để hội nhập quốc tế và tránh nhầm lẫn với các thương hiệu khác.

Đến năm 2002, sự gia tăng cạnh tranh cũng như cơ hội do thời điểm gia nhập AFTA

đang tới gần đã đòi hỏi mỗi thành viên ban điều hành của Đồng Tâm phải đưa ra một tên thương hiệu mới. Hơn nữa, dường như cái tên Đồng Tâm không có vẻ gì là tên gọi của những sản phẩm ăn được; nhiễu khi nghe đến tên thực phẩm Đồng Tâm lại nhầm tưởng là một chi nhánh của công ty gạch Đồng Tâm. Vấn để đưa ra một thương hiệu mới đáng lẽ đã là cả một thẩm họa do thiếu các tiêu chí xác lập cho việc thực hiện,

tuy nhiên thương hiệu đã gặp may. Lấy ý tưởng từ tên gọi “Nutilac” một trong những

sản phẩm đầu tiên của công ty , “NUTIFOOD” là sáng kiến của một thành viên ban

điểu hành. Ngày 17 tháng 9 năm 2002 chính thức đổi tên thành Nutifood - đánh dấu bước phát triển và hội nhập ở tầm vóc mới. Tên thương hiệu này đã nhanh chóng được

thông qua và được đăng ký ở tất cả các nước ASEAN. b) Kinh phí cho việc thay đổi thương hiệu Nutifood

Cái giá phải trả cho việc thay đổi thương hiệu là không nhỏ . Ngoài những chỉ phí , tốn kém trong việc thay đổi bao bì , phương tiện giao dịch,.. Doanh nghiệp phải tốn

khá nhiều cho việc phát triển thương hiệu mới. Trong số kinh phí 30 tỉ đầu tư trong năm 2002, công ty Nutifood đã dành 9 tỉ cho việc xây dựng thương hiệu mới . Việc nhìn nhận đúng giá trị thương hiệu , đầu tư đúng mức cho thương hiệu với mong muốn phát triển và cả cạnh tranh khi thâm nhập vào thị trường thế giới của công ty Nutifood hiện nay là đáng ghi nhận.

2. CÁC YẾU TỐ THỂ HIỆN THƯƠNG HIỆU NUTIFOOD a) Tên thương hiệu : NƯTIFOOD a) Tên thương hiệu : NƯTIFOOD

Tên thương hiệu Nutifood xuất phát từ 2 từ ghép lại: - - Nutrition (Nut) : có ý nghĩa là dinh dưỡng

- _ Food: có ý nghĩa là thực phẩm

Ghép hai từ trên lại thành một danh từ ghép và danh từ này mang ý nghĩa là thực

phẩm dinh dưỡng. " Tính dễ nhớ:

Chữ “NUTIFOOD” được viết ngắn, bao gồm ba âm tiết không dấu nên dễ nhớ, dễ đọc cho người tiêu dùng cả Việt Nam lẫn nước ngoài.

"Có ý nghĩa:

Bản thân tên thương hiệu khi đọc lên đã nói rõ ngành nghề đang kinh doanh tại công ty là các sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng.

"Tính dễ thích ứng:

Do chữ “Nutifood” trên nhãn sử dụng từ ngữ quốc tế- tiếng Anh- nên khi đưa ra thị trường quốc tế rất dễ dàng trong công tác in ấn và bảo hộ vì nó sử dụng chữ Latinh.

Thiết kế đơn giản nên khách hàng nước ngoài có thể đặt hàng theo từng yêu cầu của đơn hàng riêng biệt.

Công ty có dòng sản phẩm Nuti, nên việc tung ra các mẩu mã sản phẩm mới vẫn sử dụng chữ Nuti làm tiền tố cho các nhãn khác nhau.

"_ Tính dễ bảo hộ

Thương hiệu Nutifood đã được đăng kí và bảo hộ trên thị trường nội địa. Tên thương hiệu này không bị trùng lặp với bất kì thương hiệu nào trong nước. Ngoài

ra,tên thương hiệu này đã nhanh chóng xúc tiến đăng kí ở các nước ASEAN. = Tính dễ phát triển, khuếch trương

Mở rộng thị trường ra thế giới là muc tiêu của công ty Nutifood. Vì vậy, khi đặt tên thương hiệu đã sử dụng từ ngữ quốc tế và nó phù hợp với các vùng văn hóa khác

nhau trên thế giới.

b) Logo của công ty

NƯHTTIFOOD

Logo của thương hiệu Nutfood gồm có biểu tượng đồ họa và chữ in

Màu sắc của thương hiệu : màu xanh lá cây tạo cảm giác hiển hòa, yên bình và có sức sống.

Hình tượng Logo : bà mẹ vòng tay ôm con thể hiện sự chăm sóc, tận tụy. B

c) Đăng kí thương hiệu

Hiện nay, thương hiệu thực phẩm Nutifood đã được đăng kí và cấp tại Cục sở hữu trí

tuệ ngày 23 tháng 10 năm 2003, do đó nhận được sự bảo hộ của Nhà nước trên toàn

lãnh thổ Việt Nam.

Ngoài ra, để thâm nhập vào thị trường quốc tế, công ty đang xúc tiến đăng kí thương hiệu tại một số thị trường các nước trong khu vực Châu Á như : Lào, Campuchia,... Tuy ban lãnh đạo Công ty đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn để đăng kí bảo

37

hộ thương hiệu Nutifood trong và ngoài nước nhưng hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc đăng kí bảo hộ ở những nước khác.

đ) Tính cách thương hiệu

- Tiến bộ : luôn cải tiến mẩu mã, chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm

nhằm phục nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người .

- Khoa học : áp dụng những công nghệ kỹ thuật cao để sản xuất ra những sản

phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Một phần của tài liệu Thương hiệu và PR (Trang 39 - 43)