NƯTIFOOD
KIẾN NGHỊ 1: ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU.
Thương hiệu Nutifood với nhiều nhãn( sản phẩm đã được đăng ký với Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam và được bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Vì thế, thương hiệu thực phẩm Nutifood không thể bị đánh cắp tại thị trường Việt Nam.
Trước ngưỡng cửa hội nhập khu vực và toàn cầu sắp tới, chắc chắn thương hiệu
Nutifood sẽ gặp những thách thức lớn, đòi hỏi doanh nghiệp phải có đối sách và tầm
nhìn chiến lược để tự bảo vệ. Thực tế qua đợt khảo sát về vấn để bảo vệ thương hiệu ở 500 doanh nghiệp cho thấy có một số vấn để đáng lo ngại, nếu không giải quyết
được sẽ trở thành một sức ì lớn, cản trở khả năng của các thương hiệu Việt Nam trước
làn sóng tấn công của nước ngoài.
Từ giữa năm 2002, trên báo chí và truyền hình đã có những phóng sự về hơn 100
thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam bị đánh cắp trên thị trường nước ngoài như: cà
phê Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc, bia Sài Gòn... Điều đó cho thấy việc đánh
cắp thương hiệu tại thị trường nứơc ngoài là vấn để nghiêm trọng, và việc đăng ký
bảo hộ thương hiệu của mình là điều tối cần thiết. Vì thế, công ty Nutifood cần quan
tâm, theo dõi tình hình để đăng ký bảo hộ thương hiệu của mình.
- Đối với những quốc gia đã bảo hộ: tiếp tục gia hạn để nhận được sự bảo hộ hợp
pháp, tổ chức quản lý chặt chế việc sử dụng thương hiệu, để nghị chính quyền sở tại giúp đỡ trong việc bảo vệ và phát hiện những trường hợp giả mạo hoặc sử dụng bất hợp pháp thương hiệu Nuufood.
- Đối với những quốc gia mà công ty đang nhắm tới hoặc thị trường tiểm năng :
nhanh chóng xúc tiến việc đăng ký nhãn hiệu để hưởng quyền ưu tiên.
KIẾN NGHỊ 2 : NHÂN SỰ QUẢN LÝ THƯƠNG HIỆU VÀ PR
Hiện nay, tại công ty Nutifood chưa có chức danh xứng đáng với tầm quan trọng của
bộ phận phụ trách thương hiệu. Đây cũng chính là hiện tượng chung phổ biến tại các doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam vì có tới gần 80% doanh nghiệp không có chức
danh quản lý thương hiệu.
Nhân sự quản lý về PR tại công ty Nutifood hiện nay chỉ có 1 người. Dường như là
quá tải dưới sức ép của một công việc đòi hỏi rất năng động và khối lượng công việc quá nhiễu dành cho một người. Vì thế, công ty cần có xem xét về nhân sự và công
việc của bộ phận PR sao cho hợp lý .
Sự cạnh tranh gay gắt trong ngành thực phẩm từ sữa và sự chuyển hoá tích cực của nể
kinh tế sẽ không dành chỗ cho những người chỉ biết ngủ yên trong sự bao bọc của Nhà nước. Các công ty phải vận động nhằm bắt kịp nhịp đập của thị trường và vấn để con người luôn là chiếc khoá để các công ty có thể vươn tới sự thành công
Vì thế một số hoạt động cần được áp dụng trong thời gian sắp tới là tối cần thiết:
- _ Trang bị những kiến thức quản trị hiện đại cho những cán bộ quản lý
- Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho những nhân sự làm trong lĩnh vực : PR, tiếp thị, quảng cáo, bán hàng, chăm sóc khách hàng,.. Đồng thời phải trang bị cho họ
những công cụ làm việc hữu hiệu để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình - - Có thể gửi những nhân viên xuất sắc trong lĩnh vực Marketing nói chung và PR nói riêng đi học hoặc tham quan ở nước ngoài để họ có cách thức tố chức hoạt động
PR cũng như bản lĩnh trong công tác PR và Marketing. Đây là biện pháp hữu hiệu
giúp công ty rút ngắn khoảng cách về trình độ trong lĩnh vực PR cũng như marketing
so với các hãng sữa nước ngoài.
Trong dài hạn công ty cần phải xây dựng một bộ phận phụ trách quản lý thương hiệu.
Ngoài ra, cÂn tuyên thêm nhân sự cho bộ phận PR.Các nhóm này sẽ phối hợp với nhau tạo ra nhiễu ưu điểm:
- _ Sẽ điều hợp được các thành phần marketing mix cho sản phẩm. - _ Có thể phản ứng nhanh chóng hơn trước ách tắc của thương trường.
- _ Tất cả các nhãn hiệu (dù lớn hay nhỏ, dù mới hay cũ) đều được quan tâm và đầu
tư đúng mức.