NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI SỬ DỤNG CÔNG CỤ PR

Một phần của tài liệu Thương hiệu và PR (Trang 77 - 79)

1) THUẬN LỢI

Sử dụng công cụ PR sẽ rất hữu ích trong việc quảng bá thương hiệu. Khi muốn cung cấp thông tin về mỗi sự kiện, mỗi hoạt động của công ty cho dư luận ta có thể dễ đàng

lựa chọn việc chuyển tải nó thông qua nhiễu phương tiện khác nhau (internet, truyền

hình, truyền thanh,..) với nhiều hình thức khác nhau ( tin tức, bài nói chuyện hay sự

kiện). Vậy nên,có khi chỉ một sự kiện nhỏ như một chương trình khuyến mãi, sự thay

đối bao bì của một sản phẩm mới .. qua tổ chức của PR sẽ có tới vài chục tờ báo,

phương tiện truyền thông đưa tin, thậm chí làm những phóng sự, các chuyên đề về tư vấn..Và cứ nhân số lượng tin bài này với số độc giả của các tờ báo trên thì sẽ thấy

mức độ lan toả thông tin sẽ lớn đến mức độ nào. _

s* Công ty Nutifood là công ty thiết lập kinh doanh với mục tiêu hướng đến sức khoẻ của cộng đồng. Vì vậy,hoạt động PR của công ty luôn ưu tiên quan tâm và đầu

tư kinh phí hợp lý.Hàng năm công ty tổ chức gần 6 sự kiện lớn nhỏ.

‹* Khi sức mạnh của quảng cáo đại trà bị suy yếu do chỉ phí về phương tiện tăng ,

mật độ quảng cáo dày đặc và công chúng ít đi thì hoạt động PR được đưa vào sẽ có tác dụng hiệu quả hơn.

2) KHÓ KHĂN

s* Trong xu hướng hội nhập nên kinh tế khu vực với hiệp ước AFTA, từ năm 2003, mức thuế nhập khẩu sẽ tiếp tục giảm xuống tạo cơ hội bình đẳng tham gia đối

với nhiều thương hiệu nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với tăng mức độ cạnh tranh

thị trường trong nước, nếu trong một tương lai gần các thương hiệu Việt Nam chưa kịp

lớn mạnh thì nguy cơ bị lấn át trên thị trường và mất thị phần sẽ trở nên rất cao.

69

Trong tương lai gần các kênh truyền thông trong nước sẽ không còn phân biệt giá cả

của thời gian quảng cáo trên truyền hình, phát thanh cũng như không gian trên báo chí giữa công ty trong nước với công ty nước ngoài.Ví dụ năm 2001, giá của 30 giây

quảng cáo trên VTV vào giữa phim buổi tối dành cho công ty liên doanh nước ngoài là 26,7 triệu đổng thì công ty Việt Nam chỉ phải trả 5,7 triệu đồng cho cùng thời lượng. Đến năm 2002, công ty Việt Nam phải trả 13,75 triệu đồng cho cùng mẫu

quảng cáo, và dự kiến đến năm 2004 thì cả hai phía phải trả chung một giá cho cùng một thời lượng quảng cáo.

Một thử thách khác là sự phát triển của công nghệ thông tin đem lại các kênh truyền thông mới như Internet, email, điện thoại di động, thiết bị điện tử cá nhân sẽ tạo phức tạp cho các doanh nghiệp vẫn thường quen với phong cách đối thoại truyền thống như

truyền hình, radio và báo chí. Và nếu không bắt kịp những ưu thế đối thoại trên những kênh truyển thông mới này để tiếp cận nhanh chóng người tiêu dùng, trong tương lai

doanh nghiệp Việt Nam sẽ chắc chắn bị chậm chân trong cạnh tranh.

Khi sử dụng công cụ PR, ta khó có thể đo lượng được kết quả hay mức độ

thành công của nó. Đôi khi một thông tin của công ty phát ra đến với cộng đồng, với

khách hàng nhưng co thể vài ba năm sau mới thấy sự phản ứng của cộng đồng, sự tiếp nhận của cộng đồng .

s* Đối với những sự kiện lớn, Nutifood vẫn thuê dịch vụ PR chuyên nghiệp để

làm. Vì nguồn nhân lực của bộ phận PR tại công ty Nuufood chỉ vài người nên không đủ lực để đảm đương nổi 1 chương trình lớn. Tuy nhiên chi phí sử dụng cho dịch vụ PR chuyên nghiệp vẫn còn nằm ngoài tay với của các doanh nghiệp Việt Nam nói

chung và Nutifood nói riêng. So với cùng sự kiện, nếu như bộ phận PR của công ty tự

làm thì chi phí chỉ bằng 1/10 so với thuê PR chuyên nghiệp. Hơn nữa, nguồn kinh phí

x ^ Z . ` ? - À ^ . ^ ` L4 z £? *

để thuê các dịch vụ này của nhiều công ty Việt Nam vẫn còn chắp vá, chưa ốn định

70

và chưa được tách ra rạch ròi nên rất khó chủ động.Ngân sách đầu tư cho PR tại

Nutifood vẫn còn hạn chế. Vì thế chỉ trong những sự kiện lớn Nutifood mới sử dụng PR, còn lại đều tự làm.Và nhờ vậy nên bộ phận PR của công ty có điều kiện để nâng dần tính chuyên nghiệp lên.

* Thông qua PR, các công ty có thể giới thiệu, quảng bá sản phẩm,hoạt động,...

của mình đến công chúng,Ngược lại, khi cần thiết, các công ty PR cũng có thể là công cụ giúp họ tung tin đổn thất thiệt,nói xấu, bôi nhọ... làm ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của công ty đối thủ. Hiện nay, có một số công ty PR vì chạy theo lợi nhuận, chiều lòng khách hàng mà sẵn sàng đánh đổi uy tín của mình để làm những việc trái

với đạo đức nghề nghiệp. Tại Việt Nam, do thị trường PR còn mới và chưa có khung pháp lý qui định hoạt động,nên một số công ty PR đã lợi dụng kẽ hở này để nhảy vào khai thác trục lợi.Vì thế, các doanh nghiệp kinh doanh nói chung và PR nói riêng đã bày tỏ mong muốn chính phủ và các cơ quan chức năng nên sớm ban hành một khung pháp lý qui định cụ thể các hoạt động của PR nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các

tiêu cực có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu Thương hiệu và PR (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)