THƯƠNG HIỆU.
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bị hoà mình
vào thị trường quốc tế. Ngoài các nổ lực của doanh nghiệp, thì phần hỗ trợ cho doanh nghiệp cũng là vấn đề quan tâm hàng đầu cho tầm quản lí vĩ mô của nhà nước
*Rút ngắn thời gian cho việc đăng kí thương hiệu tránh tổn thất, tạo điều
kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
Việc đầu tiên, cần thiết nhất cho việc bảo vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp,
là Chính Phủ phải rút ngắn thời gian cho việc đăng kí thương hiệu. Trước đây, muốn
nhãn hiệu được chấp nhận thì phải mất đến 6-7 tháng. Nay để việc đăng kí thương T
hiệu được nhanh chóng, tránh thiệt hại cho công ty. Thời gian để nghị cho việc đăng kí cụ thể là : sau 10 ngày nộp đơn xin đăng kí thương hiệu độc quyền. Sau khi khảo
sát kiểm tra, 20 ngày sau khi thực hiện công việc kiểm tra và doanh nghiệp đã thực
hiện đủ các nghĩa vụ cuả mình nên cấp chứng nhận thương hiệu cho doanh nghiệp.
*Nới lỗng mức khống chế về chỉ phí quảng cáo.
Để nâng cao chất lượng cạnh tranh của thương hiệu, chi phí dành cho quảng cáo do các doanh nghiệp nên xem xét nâng cao hơn mức 5% tổng doanh thu. Nhà nước có
thể khống chế ở mức nhỏ hơn hoặc bằng 15%, để doanh nghiệp đủ ngân sách, thương hiệu được giới thiệu mau chóng đến khách hàng.
*Nhà nước cần có chính sách giúp đỡ cho các doanh nghiệp.
Chi phí cho việc xây dựng và bảo vệ một thương hiệu là khoản đầu tư không nhỏ cho doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp phải đầu tư kéo dài, Chính Phủ nên có chính sách
ủng hộ cho các doanh nghiệp bằng cách miễn thuế hoặc đánh thuế rất ít cho phần đầu tư này. Dưới sự trợ giúp này, các doanh nghiệp có cơ hội dùng tiền để đầu tư về các phần khác để cũng cố chỗ đứng cho thương hiệu.
*Có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp về chỉ phí-tín dụng.
Để hỗ trợ cho việc xây dựng và quảng bá thương hiệu, nếu được nhà nứơc có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp bằng cách cho các doanh nghiệp vay các khoản tín dụng
với lãi thấp, để doanh nghiệp có thể tiến hành đầu tư và cạnh tranh trong tình hình hội
nhập hiện nay.
*Thành lập cơ quan riêng biệt-cung cấp thông tin cho doanh nghiệp.
Hiện nay, việc cung cấp thông tin về thương hiệu cho các doanh nghiệp thường là chung chung, chưa có cơ quan quản lý chuyên biệt. Nhà nước cần thành lập cơ
quan riêng biệt nhằm hỗ trợ cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp miễn phí hoặc
giá thấp. Tổ chức các cuộc tham tán tại các công ty quốc tế hiện có trong nước hay ngoài nước, để các doanh nghiệp trong nước có thể học hỏi và rút kinh nghiệm.
+*Đẩy mạnh ngoại giao giúp thương hiệu mở rộng ra nước ngoài.
Đẩy mạnh việc ngoại giao để tìm kiếm hướng đầu tư mới cho các doanh nghiệp
Việt Nam, đưa thương hiệu Việt qua khỏi biên giới Việt. Tổ chức các chuyến công du
sang nước ngoài, kí kết các văn bản về hợp tác thương mại, dịch vụ, ...
*Tạo điều kiện thông thoáng về việc đăng kí.
Việc phải đăng kí cho Bộ văn hoá thông tin, khi doanh nghiệp muốn thực hiện một chương trình quảng cáo, gây bất lợi rất nhiều cho các doanh nghiệp.Để thông
thoáng hơn cho doanh nghiệp Việt Nam, việc phải đăng kí cho Bộ văn hoá thông tin khi muốn quảng cáo nên được bãi bỏ. Công việc này nên giao trách nhiệm cho các công ty dịch vụ thực hiện quảng cáo. Các công ty có dịch vụ quảng cáo, hoặc các công ty tự thực hiện các chương trình quảng cáo của mình phải chịu trách nhiệm hoàn toàn, khi nội dung quảng cáo vi phạm pháp luật.
*Mở thêm các ngành học cũng như trường học về xây dựng và quảng bá thương hiệu.
Hiện nay, Việt Nam chưa có trường học hay ngành học chuyên môn về vấn để xây dựng và quảng bá thương hiệu nên việc tự lực thực hiện các chương trình này gặp rất nhiều khó khăn.Mở thêm các ngành học về vấn đề xây dựng và quảng bá thương hiệu, thuê mướn các chuyên gia để huấn luyện tốt tạo bước đầu tốt đẹp trong việc tự
xây dựng thương hiệu Việt vững mạnh.
*Hỗ trợ cho doanh nghiệp khi họ bị đánh cắp thương hiệu.
Các doanh nghiệp Việt Nam thường không thông hiểu về pháp luật ở các nước đối tác, nên dễ dàng bị họ chèn ép. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi bị các công ty
nước ngoài ăn cắp thương hiệu. Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách tìm kiếm những bằng chứng để cho doanh nghiệp nước nhà đòi lại được thương hiệu.