I- Piere Corneill 1606 1684 người mở đường vinh quang cho bi kịch Pháp
3. Faust và triết lí hành động
Nhà khoa học Faust và Quỉ Mephisto đi cùng nhau suốt chặng đường dài, cùng chung một giao kèo nhưng khác nhau cái đich tới. Faust mong tìm ra lẽ sống ở đời, quỉ muốn
chiếm linh hồn Faust. Quỉ luôn luon tin tưởng ở thắng lợi vì hắn nhận định rằng con người
là tầm thường, dễ dàng thoả mãn với dục vọng thấp hèn.
Quỉ dẫn Faust tới quán rượu Auơbach nhằm quyến rũ Faust bằng con đường ăn chơi
151 sống ăn chơi sa đoạ của sinh viên Laixich. Thực tế là đã không có không ít thanh niên sinh
viên đã tiêu ma sự nghiệp trong những nơi như thế. Nhưng Quỉ đã đánh giá lầm Faust. Cái
bả tầm thường ấy không lung lạc được ông. Ông chỉ ngắm nhìn dửng dưng và bảo
Mephisto dời đi chỗ khác.
Thất bại keo đầu, Mephisto chuyển sang dùng bả sắc dục. Trước hết phải làm cho Faust trẻ lại trong lò luyện đan của mụ phù thuỷ rồi sau đó mới đẩy Faust đến chỗ cô gái đẹp Macgret. Có thể nói Macgret là lời cám dỗ đầu tiên đối với Faust. Ông khát khao cô
gái và doạ sẽ từ bỏ Quỉ nếu y không giúp ông đón Macgret ngả vào cánh tay mình tối hôm đó…
Nhưng khi đến được phòng riêng của Macgret, Faust tận mắt ngắm nhìn căn phòng ngủ xinh xắn, giản dị trang nhã, phản ánh một tâm hồn trinh bạch, tuy nghèo nàn mà đượm
vẻ thần tiên (thánh thiện) thì đam mê dục vọng tan biến nhường chỗ cho tình yêu trọn vẹn. Vừa bồi hồi sung sướng vừa ân hận, Faust muốn bỏ ra đi chẳng bao giờ trở lại… Faust
thoát khỏi cạm bẫy của Quỉ. Về sau này Faust tìm đến Macgret bằng tình yêu chân thành,
điều đó vựơt ngoài kế hoạch của Mephisto.
Thất bại lần thứ hai, Quỉ lại dùng bả vinh hoa, dẫn Faust vào triều dình gặp vua. Nhưng danh vọng, địa vị, tiền bạc chưa có tác dụng gì đối với Faust và sự xuất hiện của
mỹ nhân Helene năm ngoài dự kiến. Mephisto bị động, phải lẽo đẽo đi theo Faust xuống
âm phủ tìm người mĩ nữ Hy lạp cổ đại.
Những chuỵên ăn chơi sắc dục và vinh hoa đã chứng tỏ không phải là lẽ sống của
nhà khoa học Faust trong khi những thứ đó đã là những cám dỗ phổ biến chôn vùi sự
nghiệp bao người trên thế gian này.
Mối quan hệ Faust-Macgret-Helene có ý nghĩa phức tạp hơn.
Sau khi thoát khỏi cạm bẫy sắc dục, Faust đến với Macgret là xây dựng một tình yêu chân
chính, là đến với cuộc sống bình thường của con người. Tuy vậy Faust vẫn còn băn khoăn
day dứt. Ông nghĩ về khuôn khổ chật hẹp trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Tình yêu bé nhỏ ấy đã phải là lẽ sống cao nhất của đời ông chưa ? hay nó sẽ níu áo ông – nhà khoa học trên con đường vươn tới những khát vọng cao cả ? Tình yêu của Macgret đem tới cho
Faust cả niềm hạnh phúc cả nỗi đau đớn. Hai linh hồn tranh chấp trong con người ông như
có lần ông đã tự thú. Chắc hẳn Faust sẽ không thoả mãn với hạnh phúc êm đềm, phẳng
lặng trong tình yêu của Macgret và bi kịch Macgret không bao giờ tránh khỏi.
Trái với truyền thuyết, trong bi kịch Faust sự kiện Helene không phải do âm mưu
của Quỉ nhưng nàng vẫn là một thử thách thực sự đối với Faust. Helene tượng trưng cho Cái Đẹp và Nghệ Thuật. Tin rằng nghệ thuật là cao quí nhưng nhà thơ đã phải tự đặt ra câu
hỏi – hiến mình cho Nghệ Thuật có phải là lẽ sống cao nhất hay chưa ?! Bản thân nhà thơ
Goethe suốt đời tận tuỵ với sự nghiệp sáng tác, đã từng rời bỏ triều đình Vaima, sang Italia nghiên cứu nghệ thuật cổ đại Hy – La. Nhà thơ đã xây dựng hình tượng chú bé Euphorion
– nhân vật mang dòng máu của cha (Faust) có ý chí và hoài bão lớn lao, muốn bay nhảy
chứ không chịu bò lết, muốn xông vào nơi mũi nhọn của cuộc chiến đấu. Qua hình tượng
này, Goethe ngụ ý ca ngợi và thương tiếc nhà thơ Byron – người đã sang tham gia chiến đấu cùng với nghĩa quân Hy Lạp chống quân xâm lược Thổ và vừa ngã xuống năm 1824. Trong vở kịch, cái chết của Euphorion chấm dứt cuộc tình Faust – Helene. Nhà thơ chưa
muốn để cho Faust gác lại ý chí ở mối tình. Nghệ thuật thuần tuý chưa phải là mục đích
cao nhất mà chỉ có thể coi nó như phương tiêu để đạt tới chân lí .
Bao nhiêu mưu ma chước quỉ của Mephisto đều không làm cho Faust sa ngã Faust. Quỉ thất vọng, tưởng chừng không còn lạc thú nào ở trần gian có thể khiến Faust ham
152 muốn thì ông nói với Quỉ “hành động là tất cả, danh vọng không nghĩa lí gì”. Faust đã tìm thấy lạc thú và lẽ sống: sự nghiệp khai khẩn đất hoang, hành động thực tiễn vì lợi ích của
mọi người.
Thực ra không phải đến lúc này Faust mới nhận thức được điuề đó. Ngay từ đầu tác
phẩm, khán giả đã nhận thấy nhân vật này gần gũi và yêu mến nhân dân. Trong buổi đi
chơi ra cổng thành, ông cảm thấy sung sướng được tiếp xúc với nhân dân lao động, thoát
khỏi thấy độ cau có, khó chịu của trợ lí Vacne. Đến lúc quay về phòng, ngồi dịc Kinh
Thánh (tiếng Latinh) ra tiếng Đức, Faust loay hoay mãi với câu đầu tiên :” khởi thuỷ là Lời” (In intio erat verbum). Ông không thể tán đồng quan điểm đề cao Lời nói (lời Thượng đế phán truyền). Đắn đo cân nhắc mãi xem có nên dịch “khởi thuỷ là tư tưởng”, “khởi
thuỷ là sức mạnh” hay không, cuối cùng nhà khoa học hạ bút viết: “Khởi thuỷ là hành
động”. Ngay từ đầu ông đã thoáng thấy hình dáng chân lí. Quá trình làm bạn với Quỉ
Mephisto là quá trình kiểm nghiệm chân lí. Cuối cùng nhà thơ đã giác ngộ hoàn toàn : đọc
thiên kinh vạn quyển như ông mà không hướng tới một hành động vì nhân dân thì vốn kiến
thức ấy chỉ là mớ lí tưởng suông, xám xịt, còn cây đời thì mãi mãi xanh tươi “.
Nhân vật Vacne là kiểu học giả tương phản với tính cách Faust. Y thích ứng với
hoàn cảnh xã hội phong kiến, thoả mãn với cuộc sống chật hẹp, với lối học sách vở, tầm
chương trích cú. Y không muốn hoà mình vào cuộc đời sinh động mà chỉ thích chúi mũi vào đống lí thuyết xám xịt. Y có một thành tựu là chế tạo được một “hình nhân nhỏ” trong
phòng thí ngiệm. Nhưng nhà thơ vạch ra rằng Vacne giỏi lắm cũng chỉ chế tạo ra một “con
người” không hoàn thiện chưa hẳn là người vì chỉ sống trong bình thuỷ tinh có hồn nhưng
không có xác. Hình nhân nhỏ đụng phải cái gai khi đang dự đám cưới ở âm phủ nên bị vỡ
tan. Y tan vỡ trước cuộc sống sinh động hoặc phải nhập vào cuộc sống để hoá thân.
Triết lí hành động là một trong tư tưởng sâu sắc nhất của kịch Faust. Tuy nhiên ở đây cũng
thể hiện phần nào những hạn chế của Goethe. Trong phần một, Faust có khát vọng và tinh thần phản kháng mạnh mẽ bao nhiêu thì sang phần II tư tưởng của ông trở nên hoà hoãn bấy nhiêu. Màn độc thoại của nhân vật chính mở đầu “ Faust II”, nhà thơ lại để cho nhân
vật nói lên những hạn chế, nhược điểm của nhân loại. Hành động thực tiễn là đúng, nhưng
trong hoàn cảnh nước Đức phong kiến chưa hoàn thành Cách mạng tư sản mà đưa ra hình
ảnh “khai mương đắp đập” có hợp lí không ? Tất nhiên không nên hiểu đắp đập khai mương theo nghĩa đen cũng như không cần phải băn khoăn vì sao nhà thơ lại dịch “khởi
thuỷ là Lời” biến thành “ khởi thuỷ là hành động”.