Kịch “Âm mưu và tình yêu” của Friederich Schiller (1759-1805)

Một phần của tài liệu VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY ppt (Trang 141 - 144)

I- Piere Corneill 1606 1684 người mở đường vinh quang cho bi kịch Pháp

Kịch “Âm mưu và tình yêu” của Friederich Schiller (1759-1805)

Friederich Schiller là kịch tác gia vĩ đại, “viên công tố của toàn nhân loại đã kêu gọi loài

người cùng hướng về trời sao”. Cùng với Gớt, Sile là một trong hai ngôi sao sáng trên bầu

trời văn học Đức thế kỷ 18.

Tác phẩm kịch gồm có: Những tên cướp (1780), Âm mưu và tình yêu (1784), Người thiếu

nữ ở Orlêăng (1801), Vinhem Ten (1804),… Sile đã xây dựng thành công những vở kịch có xung đột dữ dội, những nhân vật, tính cách điển hình thể hiện mãnh liệt khát vọng tự do

141 Tóm tắt vở kịch “Âm mưu và tình yêu”

Vở kịch có 5 hồi bằng văn xuôi.

1

Luizơ là con gái nhạc công Mile yêu thiếu tá Fecđinăng là con trai Tể tướng Fôn Vante.

Phu nhân Minfo là tình nhân của Công tước nay đã bị Công tước chán bỏ. Tể tướng bắt ép

thiếu tá phải kết duyên cùng phu nhân Minfo để lấy lòng Công tước. Fecđinăng gặp Minfo

nói cho phu nhân biết là chàng đã có người yêu là nang Luizơ, cô vô cùng xấu hổ. Tể tướng làm nhục Luizơ, gọi nàng là con đĩ, mạt sát ông bà Minle. Tể tướng và thiếu tá đấu

khẩu dữ dội. Thiếu tá kiếm tuốt trần, đâm bị thương một số nhân viên pháp đình.

Đổng lí Vuôm hiến kế bắt giam ông bà Mile. Muốn cứu bố mẹ, Luizơ phải viết một bức thư tình gửi cho Thị vệ trưởng Fôn Canbơ do chúng đọc. Chúng đưa bức thư tình ấy cho Fecđinăng. Fecđinăng thách Thị vệ trưởng đấu súng làm cho hắn vô cùng sợ hãi. Đau

khổ…Fecđinăng pha thuốc độc bắt người yêu cùng mình uống. Uống xong thuốc độc, Luizơ mới nói ra sự thật đau lòng! Cùng lúc ấy, Tể tướng phải nộp mình cho nhân viên

pháp đình.

2. Xung đột diễn ra dữ dội tại nhà nhạc công Mile (Hồi hai: Ngang trái)

Luizơ bị Tể tướng sỉ nhục đã ngất đi. Fecđinăng đỡ lấy người yêu rồi kêu lên hoảng hốt:

“Cứu nàng với, nàng sợ hãi ngất đi rồi!”. Trong lúc đó, nhạc công Mile nắm lấy gậy, căm

giận nhìn Tể tướng, bà Mile vô cùng sợ hãi, quỳ sụp xuống chân Tể tướng. Tể tướng ra

lệnh bắt giam Luizơ: “Bắt lấy nó, dù nó ngất hay tỉnh. Khi nào vòng sắt gông vào cổ nó

rồi, người ta sẽ dùng đá ném cho nó tỉnh lại”. Bà Mile cất tiếng kêu van, trái lại, ông nhạc

công Mile thì giận dữ khinh bỉ gọi Tể tướng và các nhân viên pháp đình là “lũ vô lại”.

3. Cuộc đấu khẩu dữ dội giữa hai cha con - Thiếu tá và Tể tướng.

- Tể tướng ra lệnh cho các nhân viên pháp đình bắt Luizơ. Thiếu tá bảo vệ người yêu, tuốt kiếm. Nhân viên pháp đình sợ hãi lùi ra, lại xông vào. Thiếu tá đâm bị thương vài tên.

Thiếu tá cầu xin Tể tướng “đừng dồn ép con thêm nữa”. Lại cầu xin: “… đừng dồn ép con đến chỗ cùng đường cha ơi!”. Tể tướng mắng nhiếc bọn nhân viêc pháp đình là “quân

tôi đòi hèn mạt”, tự tay túm lấy Luizơ, giao cho một tên nhân viên pháp đình, đồng thời

thách thức Thiếu tá: “Tao muốn xem liệu chính ta có phải nếm lưỡi kiếm này không?”. - Vấn đề đạo lý được đặt ra: liệu con có dám đâm cha để bảo vệ người yêu hay không?

Xung đột kịch diễn biến đến cao trào.

- Thiếu tá mạt sát Tể tướng:… “Thượng đế đã lầm, đã lẫn chọn tên đao phủ đê hèn lên làm Tể tướng mạt hạng”. Không chỉ là con lên án cha mà đó là tiếng nói nhân danh công lý và nhân dân lên án bạo quyền, lên án một xã hội - phong kiến cát cứ - đã lỗi thời.

142 - Fecđinăng dọa: “Nếu nàng lên giá nhục hình, nhưng là cùng với Thiếu tá con trai Tể tướng…” - Một sự ngập ngừng đầy tính kịch. Và Tể tướng châm biếm: “Tức thì cuộc trừng

bày sẽ càng thú vị!”. Kiên quyết ra lệnh bắt Luizơ: “Lôi nó đi!”.

- Lại van xin! Tất cả vì tình yêu mà Fecđinăng vẫn chưa tìm được, chưa lựa chọn được

cách ứng xử. Một mặt chàng quyết dùng thanh kiếm sĩ quan (danh dự và quyền lực) mà “che phủ cho người thiếu nữ này”; mặt khác lại van xin một chút tình cha con nào đó còn sót lại trong lòng Tể tướng: - “Cha vẫn cương quyết ư?” - Xung đột càng trở nên dữ dội,

khi Tể tướng vừa châm biếm vừa ra lện: “Lên giá nhục hình mà mang kiếm bên mình thì chẳng hợp chút nào… Lôi nó lôi nó đi, đi, chúng mày rõ ý tao rồi đấy!”.

4. Có thể xem đây là “bước đột biến” của Hồi hai này!

Lưỡi kiếm lại xuất hiện, tiếng nói của Fecđinăng càng quyết liệt hơn. Giằng lấy Luizơ từ tay nhân viên pháp đình, ôm lấy Luizơ, chĩa lưỡi kiếm vào nàng và nói: “Thà tôi đâm lưỡi

kiếm này qua xác vợ tôi còn hơn nhìn nàng bị cha sỉ nhục!” - Từ người yêu, Luizơ đã trở

thành vợ, Thiếu tá khẳng định quyết tâm bảo vệ người yêu của mình. Tể tướng vẫn thách

thức. Xung đột kịch càng trở nên quyết liệt: “Đâm đi, nếu mũi kiếm của mày còn đủ

nhọn!”. Đó là sự thách thức của cường quyền! Tể tướng muốn ép con trai mình kết duyên cùng phu nhân Minfo. Trở lực lớn nhất là tình yêu của Luizơ. Phải bắt nàng để triệt phá, để

thực hiện “âm mưu” và để tấn công bề trên, đó là Công tước! Cái ác đi kèm cái hèn hạ, sự đê tiện và sỉ nhục, đó là nhân cách của Tể tướng, và buồn thay, đó còn là một người cha - một người cha đã bán mình cho quỷ dữ.

5. “Mở nút” - xung đột được đẩy lên đến đỉnh điểm rồi chùng lại, mâu thuẫn được giải

quyết. Cử chỉ Fecđinăng buông Luizơ, ngước mắt nhìn trời ghê gớm. Thiếu tá độc thoại.

Chàng cầu đến Chúa. Sức chịu đựng của một con người đã vượt quá giới hạn và chỉ một cách “dùng đến thủ đoạn của loài ma quỷ!”. Sẵn sàng trả giá, và thách thức: “Được các người cứ đưa nàng lên giá nhục hình đi!”. Như một cú đánh trời giáng khi Fecđinăng thét

vào tai Tể tướng: “Ta sẽ đi kể cho tất cả cung điện này nghe một câu chuyện nhan đề là:

Người ta đã leo lên ghế Tể tướng bằng cách nào!”. Như bị sét đánh, Tể tướng sụp đỏ. Như

loài ma quỷ sợ ánh sáng. Hắn đã kinh hoàng kêu lên: “Thế là thế nào, Fecđinăng! Hắn ra

lệnh: buông con bé ra!” rồi chạy theo Thiếu tá.

Kết luận

Nhạc công Mile xuất thân bình dân và Fecđinăng xuất thân quyền quý đã dũng cảm và

ngoan cường chống bạo quyền vì khát vọng tự do và hạnh phúc. Hồi hai đầy kịch tính. Có lúc ta xúc động về lưỡi kiếm của Fecđinăng sẽ vang lên, hoặc là đâm chết người yêu và tự

sát, hoặc là đâm vào Tể tướng. Và thật thú vị, bạo quyền đã bị đánh gục chỉ bằnh một câu

nói mạnh như sấm sét. Tình yêu làm nên sức mạnh phi thường.

Xung đột dữ dội. Chỉ một hồi kịch ngắn, ta vần tìm ra năm bước như một vở kịch: giao đãi, phát triển, cao trào, đột biến và mở nút. Và đó là nét đặc sắc của kịch Sile và kịch cổ điển Đức trong thế kỷ 18.

143

Một phần của tài liệu VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY ppt (Trang 141 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)