I- Piere Corneill 1606 1684 người mở đường vinh quang cho bi kịch Pháp
3. Robinson “vừa thống nhất vừa đối lập”
Tính cách phân đôi của Robinson, con người tư sản và con người lao động vừa là thống nhất vừa là đối lập, xét theo những góc độ, bình diện khác nhau. Trong loại truyện phiêu lưu , nhân vật thường chỉ đóng vai trò dẫn dắt như sọi chỉ đan kết các sự kiện vốn được coi là trung tâm hấp dẫn người đọc, nhà văn ít quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách
nhân vật. Còn ở tiểu thuyết này, Robinson đã được nhà văn dụng công xây dựng thành một
hình tượng nghệ thuật độc đáo .
Tính cách phức tạp của Robinson thể hiện trong thế giới quan, đó là sự giằng co
của Thanh giáo (Purism: Sự trong sạch) và ảnh hưởng của tiết học duy vật .Ðó cũng chính
là sự giằng co trong tư tưởng tác giả .Vừa đặt chân lên đảo ít lâu, nhìn thấy những mẫu lúa
mì mọc lên lơ thơ trước của lều anh sung sướng nghĩ có lẽ “trời thương nên sinh ra lúa mì
để nuôi sống mình đây”. Nhưng rồi anh cố gắng nhớ ra có lần đã giũ bao tải đựng lúa vốn
dành cho chim, vịt ăn đã bị chuột nhằn hết chỉ còn toàn trấu .An đã hiểu ra rằng “ chẳng có
phép lạ gì xảy ra trong chuyện này cả”. Ðến năm thứ mười tám, khi phát hiện những dấu
chân lạ trên bãi cát anh kinh hoàng như thấy “ma quỷ hiện hình”. Nhưng chẳng bao lâu
tình trang mê tín ấy tan đi, anh phân tích và khẳng dịnh có người lạ mới xâm nhập hòn
đảo, vội vàng củng cố chỗ ở, phòng ngự và chuẩn bị vũ khí. Tuy vậy đôi khi do cô đơn anh
vẫn sống với một tin tôn giáo mơ hồ, tin vào vai trò của một Ðấng tối cao nào đó đang tồn
tại.
Sự tồn tại một tính cách đối lập trong nhân vật Robinson chỉ rõ sự phân biệt giữa hai giai đoạn. Trước khi ra đảo hoang, anh mang đậm tính cách tư sản (và sau khi rời đảo
trở về tổ quốc). Khi ở trên hòn đảo vắng vẻ chỉ có Robinson đối diện với thiên nhiên , nơi đây vắng bóng quan hệ tư bản chủ nghĩa và cả đời sống xã hội anh trở thành Robinson khác tuy vẫn còn chút Robinson cũ. Như vậy người đọc bắt gặp hai Robinson trong tác
phẩm. Robinson trên đảo mới thực sự chiếm đựoc cảm tình của bạn đọc. Khi nhân vật cởi
bỏ bộ quần áo kì dị và chiếc mũ da dê tự làm để khoác trở lại bộ đồ bình thường đúng mốt
thời trang của người tư sản ở phần cuối của tác phẩm thì cũng là lúc hứng thú của người đọc tan biến. Trở lại với thời điểm giáp ranh giữa hai Robinson khi sắp lên định cư ở đảo
hoang. Anh do dự nhưng cuối cùng quyết định mang theo lên đảo một số tiền vàng nhiều
loại lục lọi được trong ngăn kéo viên thuyền trưởng trên chiếc tàu đắm. Anh đã giữ cẩn
139
Robinson nhà tư sản tạm ngủ yên, cho đến ngày trở lại với xã hội tư sản Anh nơi chúng được trong vọng.
Sự đối lập giữa “hai Robinson” khiến người đọc liên tưởng đến quan điểm triết
học của J.J.Rousseau về con người tự nhiên và con người xã hội. Theo Rousseau, con
người tự nhiên tốt đẹp bao nhiêu thì xã hội làm cho nó hư hỏng bấy nhiêu. Lí thuyết của
ông bắt nguồn từ lòng căm ghét những quan hệ phong kiến và tư sản đang chi phối xã hội
Pháp thế kỉ 18. Còn Defoe với tiểu thuyết của mình thì vừa nghiêng hẳn sang phía
Robinson người lao động nhưng vừa giữ lấy chút tình cảm với Robinson- nhà doanh nghiệp.