BA DÒNG VĂN HỌC TÁC ĐỘNG LẪN NHAU

Một phần của tài liệu VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY ppt (Trang 99 - 100)

I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ CHUYỂN GIAO VĂN HỌC TỪ HI LẠP ĐẾN LAM :

3- TÌNH HÌNH VĂN HỌC VÀ CHỦ NGHĨA CỔ ĐIỂN PHÁP THẾ KỈ

3.1 BA DÒNG VĂN HỌC TÁC ĐỘNG LẪN NHAU

3.1.1 - Dòng văn học kiểu cách :tiếng nói của tầng lớp qúi tộc phong kiến thất thế. Bị sa

sút về chính trị, giai cấp quí tộc ra sức vớt vát bằng những vinh quang giả tạo bằng hình thức văn nghệ. Họ tụ tập ở các sa-lông (salon: phòng khách quí tộc) bàn chuyện văn chương nghệ thuật. Sinh hoạt salon trở thành phong trào thời thượng của xã hội thượng lưu. Những salon nổi tiếng trở thành những trung tâm văn hóa quí tộc đối lập với cung đình của vua Louis 13. Những văn nghệ sĩ lớn thường lui tới các salon ấy. Nơi đây ấp ủ

những tiểu thuyết mục đồng tràng giang đại hải với những mối tình hiệp sĩ lí tưởng cầu kì tế nhị . Nhân vật chính là kiểu "con người quí tộc hào hoa phong nhã" với ngôn ngữ chau

chuốt khác hẳn với ngôn ngữ thô mộc của đời sống thường ngày. Nội dung chính là đào

sâu tâm lí trình bày dục vọng quanh co phức tạp kì thú của "tâm hồn quí tộc". Bên cạnh

tiểu thuyết mục đồng còn có loại thư từ chuyền tay nhau đọc, nối tiếp những cuộc đàm thoại nơi phòng khách salon.Thơ cầu kì cũng là phản ứng của quí tộc đối với thị hiếu thẩm

mĩ tư sản mới (thơ phá cách, trần trụi) đang được ưa chuộng ở đô thị. Cảm hứng chủ đạo

của dòng văn học kiểu cách là phản ứng lại cuộc sống mới, rút vào cố thủ trong văn chương kiểu cách. Họ không đóng góp được bao nhiêu cho văn học và bị công kích từ

nhiều phía. Tuy nhiên dòng này cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến trào lưu văn học cổ điển

chính thống của thế kỉ .

3.1.2 - Dòng văn học hiện thực dung tục đối lập với dòng văn học kiểu cách gồm truyện và

thơ. Đó là văn chương cười cợt nghịch ngợm khôi hài thô lỗ của những người tự do cố ý

chế giễu văn học quí tộc kiểu cách salon. Dòng văn này phác họa những bức tranh cuộc

sống hiện thực, phơi bày thực trạng những thế lực lỗi thời, bộc lộ khát khao xã hội lí tưởng

tốt đẹp- đó là tinnh tích cực tiến bộ của nó. Tuy nhiên nó còn nhược điểm là tư tưởng

nông cạn tầm thường đôi khi rơi vào vô chính phủ, tầm nhìn cuộc sống hạn chế. Dòng này có ảnh hưởng tới nhà hài kịch Molier và nhà văn ngụ ngôn La Fontaine.

3.1.3 - Dòng văn học cổ điển chủ nghĩa cùng tồn tại song song với hai dòng kia nhưng lại vượt lên một tầm cao rõ rệt. Đây là tiếng nói nghệ thuật của bộ phận tiên tiến trong giai

99

Một phần của tài liệu VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY ppt (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)