MACBETH L ỊCH SỬ MỘT TỘI ÁC ĐƯỢC PHƠI BÀY

Một phần của tài liệu VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY ppt (Trang 86 - 94)

I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ CHUYỂN GIAO VĂN HỌC TỪ HI LẠP ĐẾN LAM :

3. 1 Giai đoạn sơ kì Phục Hưng

MACBETH L ỊCH SỬ MỘT TỘI ÁC ĐƯỢC PHƠI BÀY

Thoạt tiên người ta tưởng vở bi kịch này giống như bi kịch dục vọng thời cổ đại Hi Lạp

(dục vọng quyền lực). Thật ra Macbeth vẫn nằm trong dòng mạch bi kịch Shakespeare với

cảm hứng đi tìm nguyên nhân của thời đại đảo điên tan tác. Nhà thơ đã phơi bày trong vở

kịch này lịch sử một tội ác từ khi phát sinh đến hậu quả của nó .

"Ban đầu Macbeth là một viên tướng giỏi, bầy tôi trung thành của nhà vua . Y lập được nhiều chiến công bảo vệ đất nướ , danh tiếng vang dội. Y được tướng sĩ khâm phục, nhân dân chào đón hoan hỉ và nhà vua trọng nể . Mặc dầu vậy y vẫn khiêm tốn không hề

tự phụ, kiêu ngạo coi mình là người duy nhất có công lao chiến thắng vinh quang .

Thế rồi một mụ phù thủy xuất hiệ . Cứ mỗi lần chúc tụng y , mụ lại tôn xưng y với

chức vụ cao hơ . Y thoáng thấy mình giữ vai trò quyết định vận mệnh quốc gia và bị

chiếc ngai vàng ám ảnh. Mụ vợ cũng tiếp sức xúi giục y hành động . Một cơ hội thuận

lợi ngẫu nhiên đến với y: nhà vua đến thăm y và ngủ lại nhà . Thế là y giết vua rồi bước

lên ngai vàng trong sự chào mừng hoan hỉ của bọn nịnh thần . Lên tới tuyệt đỉnh quyền

uy rồi nhưng vợ chồng y luôn bị ám ảnh về tội giết vua . Khi ăn khi ngủ đều chẳng được

yên , hinnh ảnh nhà vua đầm đìa máu không lúc nào dời khỏi tâm trí chúng . Rồi y nảy

sinh mối ngờ vực những tên cận thần sẽ noi gương y mà chiếm ngai vàng . Y chẳng còn

tin tưởng ai nữa. Y tiếp tục giết những kẻ nghi ngờ . Và y vẫn sống trong tâm trạng lo âu

sợ hãi . Càng hoảng sợ y càng mạnh tay giết chóc , càng giết càng run sợ . Những cơn

ác mộng ban đêm , hoang tưởng ban ngày hành hạ y . Tội ác càng chồng chất , nhân tâm

li tán , sự phẫn nộ căm thù y càng tăn . những người thân thiết bỏ dần đi . Vợ chồng y

cảm thấy vô cùng cô đơn .

Những đội quân trừng phạt từ mọi ngả kéo về triều đình. Đêm trước khi ra trận chống

trả, y gặp ác mộng tất cả những oan hồn kéo về đòi y trả mạng và báo ngày tận số của y

.

Chủ đề tư tưởng của vở kịch khá rõ ràng: cái ác không chỉ tàn phá một con người (vua)

mà còn gây tình trạng đảo điên tan tác suy sụp cả xã hội. Nhân vật Macbeth tuy gây tội ác nhưng y vẫn là nhân vật bi kịch.

Phân tích nhân vật Macbeth, chúng ta thấy nghệ thuật phân tích tâm lí tuyệt vời của Shakespeare. Đây là vở kịch ngắn nhất của Shakespeare nhưng rất hàm súc và chặt chẽ.

Ngòi bút nhà thơ đã phơi bày nội tâm nhân vật từ lúc ấp ủ lòng tham cho đến lúc nó tàn phá

con người không thể ngăn cản nổi nữa. Trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ dựng lên những cảnh hoang đường mà sinh động - cảnh chót các oan hồn chen chúc kéo vào phòng ngủ

của Macbeth.

86

HAMLET

Lermontov nhà thơ Nga nổi tiếng thế kỉ 19 đã từng say sưa ca ngợi:"nếu như nhà thơ

Shakespeare vĩ đại thì đó là Hamlet. Nếu như Shakespeare thật là Shakespeare một thiên tài vô cùng rộng lớn đi sâu vào lòng người và những qui luật của vận mệnh, một thiên tài độc đáo không ai bắt chước được thì đó chính là Hamlet" .

Không thể kể xiết những lời ngợi ca vở bi kịch kiệt tác này . Mấy trăm năm qua vở kịch vẫn

sống động trên sân khấu toàn thế giới. Từ kịch chuyển thể thành phim ảnh lớn nhỏ. Giới

nghiên cứu phê bình lí luận nghệ thuật không ngừng nghiên cứu và phát hiện những giá trị

luôn luôn ẩn giấu trong tác phẩm. Điều đó chứng tỏ sự phong phú của vở kịch là vô tận. Tuy

nhiên do chỗ đứng cách nhìn và thời đại khác nhau, những kết luận chẳng mấy khi thống nhất,

thậm chí trái ngược nhau .

Một số cách nhìn hẹp hòi cho rằng vở kịch chỉ là một truyện trả thù đẫm máu. Hoặc,

Shakespeare chỉ muốn xây dựng một kiểu nhân vật yếu đuối luôn luôn hoài nghi bi quan chán

đời do gặp hoàn cảnh bất như ý. Hoặc khi so sánh với nhân vật Don Quijote, họ cho rằng Don

Quijote thì hành động mà không suy nghĩ còn Hamlet chỉ suy nghĩ mà không hành động. Nhìn chung người ta không thấy hoặc cố ý không thấy ý nghĩa chính trị xã hội sâu xa của tác

phẩm.

Cốt truyện vốn có từ trong kho tàng truyện dân gian Đan Mạch vùng Bắc Âu. Cuối thế kỉ 16 nhà văn Anh Thomas Keat đã dựng thành vở kịch Hamlet cũng gây tiếng vang trên sân khấu

Anh (ngày nay không còn kịch bản). Shakespeare đã thừa hưởng khá nhiều khi bắt tay xây

dựng vở kịch này . Nhưng ông đã bỏ vào đó nhiều công phu và sức sáng tạo kì tài đủ sức vượt

thời gian không gian để trở thành đỉnh cao tác phẩm bi kịch của nhân loại. Cống hiến to lớn

của Shakespeare là ông đã biến một câu chuyện trả thù xưa cũ thành một bi kịch phản ánh sâu

sắc bản chất của thời đại mình, nói lên được nỗi băn khoăn trăn trở về lẽ sống và ước vọng

của con người thời đại một cách vô cùng thống thiết.

Hamlet là sự kết hợp tuyệt vời giữa thi ca và triết học, giữa nghệ thuật và tư tưởng, giữa sân

khấu và cuộc đời.

Nguyên văn: The Tragical History of Hamlet, Prince of Denmark

Bảng nhân vật (Dramatis Personae)

Hồn ma vua cha Hamlet (The Ghost of Hamlet' s Father)

Claudius – vua Đan Mạch (King of Denmark)

Hamlet – con trai của vua trước, cháu ruột của vua hiên thời (son of the late, and Nephew to the present King)

Gertrude- hoàng hậu hai đời vua, mẹ của Hamlet (Queen of Denmark, and Mother to Hamlet)

Polonius- quan đại thần (Lord Chamberlain)

Laertes- con trai của Polonius (son to Polonius)

Ophelia con gái của Pololius (daughter to Polonius)

87 Fortinbras – hoàng tử xứ Na uy (Prince of Norway)

Và các vai quan chức, quan toà, sĩ quan, lính, sứ giả, ngườI hầu, phu nhân, hai anh hề, hai ngườI phu đào huyệt, linh mục, diễn viên kịch, một thuyền trưởng, đại sứ Anh (and Courtiers,

Officer , Soldiers ,Sailers , Messengers, Attendants , Lords, Ladies ,Two Clowns, Two Grave- Diggers, Players, a Priest, a Servant, a Captain, English Ambassador)

Tóm tắt cốt truyện kịch :

Hamlet, hoàng tử Đan Mạch đang du học nước ngoài, trường đại họcWitternburg , được tin

cha chết vội trở về triều đình. Chú ruột là Claudius lên ngôi vua ,sau đám tang chưa đầy tháng

mẹ chàng, Gertrude vội vàng tái giá với gã em chồng. Dân chúng nghi ngờ về cái chết của vua

Trở về nước Hamlet đau buồn khôn tả . Hồn ma vua cha hiện về kể cho chàng nghe sự thật về

cái chết của mình - kẻ thủ phạm chính là Claudius , giết vua và chiếm ngai vàng . Hồn ma đòi Hamlet phải trả thù. Từ đó lòng chàng đầy căm phẫn, ghê tởm và chán ghét cuộc đời nhưng

chàng cố gắng làm tròn bổn phận người con trai.

Hamlet giả điên để che mắt kẻ thù. Kẻ thù và lũ tay sai cũng cố gắng dò xét xem Hamlet có thật điên khùng hay giả tạo. Hamlet bắt đầu điều tra xác minh lại lời báo mộng của vua cha

Tình hình căng thẳng hơn sau khi chàng cho một gánh hát diễn vở " Vụ mưu sát Gondago " do

chàng soạn và đạo diễn, nội dung vở kịch tương tự vụ mưu sát của Claudius giết cha chàng nhằm dò xét thái độ phản ứng tâm lí của kẻ thù . Xem đến cảnh đôi gian phu dâm phụ ám hại

nhà vua , tên Claudius hoảng sợ, tâm thần rối loạn, bỏ ra ngoài, về phòng riêng quì cầu nguyện trước tượng Chúa. Hamlet xách gươm đi theo khi đã tin chắc y là thủ phạm . Thời cơ hành động đã đến . Chàng lại ngừng tay vì thấy hắn đã cầu nguyện xong . Nếu giết y lúc này linh hồn y đã rửa sạch tội mà lên thiên đàng. Xử tội y lúc này thì không thể gọi là trả thù thích đáng .

Vậy là chàng tự nhủ hãy chờ khi hắn đang ở trên chiếc giường tội lỗi hãy hành động cũng chưa

muộn . . .

Qua cơn hoảng loạn, Claudius khẩn trương hành động. Hắn và tên cận thần Polonius bố trí

cho tiểu thư Ophelia , hoàng hậu lần lượt gặp gỡ Hamlet để chúng theo rình dò xét chàng. Với Ophelia là người yêu của mình, chàng cố gắng giả điên chót lọt, nhưng khi gặp mẹ thì Hamlet không kìm được nỗi giận hờn, nổi nóng bộc lộ tâm trạng thật của mình . Mẹ chàng hoảng hốt tưởng chàng nổi cơn điên vội kêu cứu. Thấy tấm màn trong phòng hoàng hậu lay động , Hamlet

nghĩ đó là tên vua Claudius nên rút kiếm đâm xuyên qua . Nhưng tiếc thay đó lại là lão Pololius - cha người yêu của chàng. Tiếp tục giả điên Hamlet đem giấu biệt cái xác chết , mãi sau họ

mới tìm thấy xác y đem chôn cất. Claudius không dám công khai xử tội chàng ở trong nước ,

phần vì sợ dư luận nhân dân phản đối phần vì khó xử với hoàng hậu . Y bàn với hoàng hậu cử Hamlet sang nước Anh đòi nợ . Y sai hai tên cận thần vốn là bạn thân của Hamlet đi áp giải . Trên đường sang nước Anh, Hamlet xem trộm được văn thư gởi vua Anh khi hai tên kia sơ suất

Bức thư yêu cầu vua Anh giết chết Hamlet. Chàng viết thư khác thay thế rồi quay về Đan Mạch.

Về tới ngoại thành, Hamlet ghé vào một nghĩa địa trò chuyện với hai người phu đào mộ để thăm dò lòng dân. Một đám tang đi vào nghĩa địa, Hamlet nhận ra đám tang của Ophelia. Chàng đau đớn khóc than, anh trai của nàng là Laertes cũng du học nước ngoài, nghe tin cha chết thì trở về, lại gặp ngay tang em gái chết đuối vì quá đau khổ phát điên . Chàng Laertes nổi giận xung đột với Hamlet tại nghĩa đị . Hoàng hậu can ngăn . Trở về triều đình, Hamlet gặp vua báo rằng đoàn sứ giả sang Anh bị bọn cướp biển giết hết riêng chàng được tha.

88

Tên vua bàn với Laertes lập kế giết hại Hamlet . Theo đó , Laertes thách chàng đấu kiếm . Mũi

kiếm của anh ta sẽ được tẩm thuốc độc cực mạnh , lại còn pha sẵn một ly rượu độc phòng khi Hamlet không bị thương tích . Mọi người coi đây là trận đấu kiếm "hòa giải" , hoàng hậu cũng đồng tình và hào hứng cổ vũ cho con trai. Tên vua cũng làm bộ cổ vũ cho hoàng tử cháu y .

Hamlet dẫu là người cảnh giác đề phòng thế mà lần này chàng mắc bẫy kẻ thù . Lúc đầu chàng

nhường cho bạn tấn công , chàng chỉ giữ thế thủ . Khi Hamlet thắng điểm, tạm nghỉ , mẹ

chàng gọi ra, lau mặt cho con và đưa rượu mời chàng . Hamlet từ chố . Tiếp tục cuộc đấu .

Hoàng hậu kêu khát và vội uống ngay chai rượu độ , tên Claudius ngăn không kịp . Hamlet bị

trúng mũi kiếm của Laertes tổn thương nhẹ . Hai thanh kiếm đều bị rơi khỏi tay trong một đợt

giằng c , người này nhặt phải kiếm của người kia . Chàng chuyển thế tấn công dữ dội , đâm đối phương một đòn quyết liệt. Trên khán đài , hoàng hậu bị ngấm độc ngã lăn ra , ai nấy hoảng

hố . Laertes thấy mình đã trúng độc thì tỉnh ngộ . Hamlet ra lệnh đóng chặt cửa để truy bắt thủ

phạm . Laertes lảo đảo cất tiếng vạch trần sự thật và âm mưu của tên Claudius "Hamlet bạn ơi

chúng ta cũng sắp chết cả rồi . . . Thủ phạm chính là Claudius. ». Căm phẫn tột cùng, Hamlet

đuổi theo tên vua , vung kiếm thét "Hỡi thuốc độc ! Hãy làm nhiệm vụ của mi đi !" và giết chết tên độc á . Laertes gục hẳ , còn Hamlet quằn quại trong cơn hấp hối. Vừa lúc ấ , nghe tin báo

hiệp sĩ Fortinbras - hoàng tử Na Uy - dẫn quân đi ngang qua Đan Mạch, Hamlet tuyên bố nhường ngôi vua cho anh ta, lại bảo người bạn thân là Horatio rằng hãy công bố cho mọi người biết tất cả sự thật .H ngã xuống. Vở kịch kết thúc trong tiếng súng đại bác và quân nhạc

tiễn đưa linh hồn Hamlet về nơi an nghỉ. Vua mới Fortinbras lên tiếng:

"Xin bốn vị tướng quân

hãy khiêng Hamlet như khiêng một chiến sĩ đặt lên ngai vàng

bởi nếu lên ngôi trị vì

ngài sẽ chứng tỏ là đấng quân vương cao quí nhất khi rước người đi

nhạc binh và nghi thức

sẽ tấu lên dâng người khúc tráng sĩ ca

tuyên cáo uy danh lớn lao của Người

quang cảnh triều đình thành chiến địa

hãy nhìn xem cảnh ngang trái lạ lùng hãy thu nhặt thây người chết

nào, ba quân nổ súng chào ! "

Xác định vai trò của nhân vật hoàng hậu Gertrude:

Bà là con người cá nhân của thời đại Phục hưng - tự do tìm kiếm hạnh phúc cho mình. Chồng

chết, bà tái giá vì không chịu được cảnh cô đơn. Quyền hạnh phúc trong hôn nhân được thời đại tư sản cổ vũ gạt bỏ mọi lễ nghi của chế độ phong kiến trung cổ, hoàng hậu là con người

của thời đại này Nhà thơ Phục hưng Shakespeare phê phán bà một cách nhẹ nhàng, cảm thông

và tha thứ (Lời hồn ma vua cha Hamlet:" . . .nhưng con đừng trả thù mẹ" Hamlet cũng nghĩ đàn bà là giống nhẹ dạ ,đáng cảm thông .

89 Cái chết đột ngột của vua cha, sự tái giá vội vàng của mẹ với chu ruột của Hamlet đã khơi

nên nhiều đau khổ và nghi ngờ trong tâm tư chàng. Chàng mai mỉa :"để tiết kiệm mà. Thịt quay trong đám tang đem dùng làm đồ nguội trong đám cưới". Nghi ngờ cái chết của cha, chàng nghi ngờ cả lòng chunh thủy của mẹ và tình yêu của người phụ nữ nói chung. Hamlet chua chát

nói :"nhẹ dạ - tên gọi của mi phải là đàn bà mới đúng". Hơn cả nhẹ dạ, đó là loạn luân. Mẹ và chú nhởn nhơ đắc ý ngày đêm phè phỡn tiệc tùng và đắm đuối trong chăn gối.Họ còn khuyên chàng nên vất bỏ bộ mặt rầu rĩ đau thương mà tận hưởng lạc thú cõi đời như họ. Tư tưởng nhân văn đã tha hóa suy đồi đến mức này sao ?!

Hoàng hậu - con chẳng biết đó (cái chết của vua) là luật chung của Tạo hóa ư, cái gì có sống ắt phải có chết .

Hamlet - Đúng thế , đó là luật chung mà .

Hoàng hậu - Đã biết thế sao con vẫn coi hình như là chuyện lạ lùng ?

Hamlet - Hình như ư thưa lệnh bà ? Không , là thực đấy chứ ! Con không biết chuyện

hình như , vì người ta có thể đón kịch ra như thế .

Sự khác biệt giữa "hình như" và "thực đấy" là sự khác nhau giữa hiện tượng và bản chất .

Hoàng hậu và những kẻ xấu coi cái chết của Vua là chuyện bình thường thì Hamlet coi đó là

chuyện lạ lùng .

Càng trăn trở suy tư, hình tượng Hamlet cứ lớn lao lên mãi . Nỗi đau khổ riêng tư mở rộng ,

lớn lên trong Hamlet khiến chàng chú ý tới tình trạng đất nước đảo điên :" Đất nước là một cái

nhà tù ghê tởm nằm trong cái thế giới cũng là một nhà tù đen tối . Con người đang rên xiết

trong xiềng xích , đang bị tước quyền tự do . . . "

Nhận thức đó đã dẫn dắt hoàng tử Hamlet ra khỏi cung đình đến với nhân dân và nhân loại Hamlet đã từng phấn khởi, hi vọng: Kì diệu thay là con người ! Con người mới cao quí làm sao về mặt lí trí, vô tận làm sao về năng khiếu. Về thân hình và dáng điệu của nó thật giàu ý nghĩa và đáng kính làm sao ! Về hành động nó khác nào thần thánh. Về trí tuệ nó có thể sánh

với Thượng đế. Thật là vẻ đẹp của thế giớ , kiểu mẫu của muôn loà .

Thế mà giờ đây chàng thất vọng ghê gớm: Đối với tôi , cát bụi kia nghĩa là gì nhỉ ? Đàn ông không làm cho tôi vui. Không, cả đàn bà cũng vậy. Chàng đau khổ vì nhận ra sự thoái hóa biến

chất của con người : "ôi dơ bẩn, dơ bẩn ! Thật là một vườn hoang mọc lên những hạt giống độc đầy rác rưởi thối tha".

Có khi chán chường tuyệt vọng chàng muốn tự sát: ôi thịt da rắn chắc này hãy chảy ra đi, tan

Một phần của tài liệu VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY ppt (Trang 86 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)