Johan Wolfgan Goethe (174 9 1832) và vở kịch thơ "Faust"

Một phần của tài liệu VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY ppt (Trang 144 - 148)

I- Piere Corneill 1606 1684 người mở đường vinh quang cho bi kịch Pháp

Johan Wolfgan Goethe (174 9 1832) và vở kịch thơ "Faust"

Goethe là ngôi sao sáng trong văn học Đức thế kỉ 18, trải qua thời gian cho đến nay tên tuổi của ông vẫn là niềm tự hào của nhân dân Đức và của nhân loại tiến bộ nói chung. Ông

là nhà thơ, nhà tiểu tuyết, nhà soạn kịch giàu sáng tạo mà chỉ cần một vở kịch Faust đã đủ

khiến ông trở thành bất tử. Ông còn là nhà bác học có nhiều công trình nghiên cứu về khoa

học tự nhiên. Sự nghiệp sáng tác văn nghệ của ông vừa phong phú vừa sâu sắc. Các nhà nghiên cứu bàn luận nhiều về kịch Faust và các tác phẩm khác của ông đã nhiều song càng

đi sâu càng phát hiện thêm những điều mới mẻ nên đã có người đánh giá ông là một kho

vô tận. Cùng với Eschill và Shakespear, Goethe là một trong ba nhà thơ được Mác yêu thích nhất.

Trang tiểu sử đơn giản

Ít có nhà văn nào như Goethe sống một cuộc đời dài trên tám mươinăm qua hai thế kỉ với

nhiều sự kiện lớn lao nhưng tiểu sử lại khá đơn giản, chẳng có mấy khúc quanh co hoặc

những bước thăng trầm. J.W.Goethe sinh ngày 28 tháng 8 năm 1749 tại thànhphố Fran

Furk trên sông Main. Xuất thân trong môt gia đình tư sản khá giả, Goethe có người cha là một nhà luật học, đỗ tiến sĩ luật trở thành nghị viên, mẹ là con một quan chức quyền thế và giàu có trong thành phố tuy thế ông nôi của Goethe còn là thợ may, sau mở quán trọ...và cụ

là con của một người thợ đóng móng ngựa.

Thuở nhỏ, Goethe được hưởng một nền giáo dục nhiều mặt nhưng có tính kinh điển

"thông thái rởm" dưới sự chỉ đạo của bố. Goethe biết nhiều cổ ngữ, sinh ngữ, toán học, sử

và một số môn nghệ thuật như hội hoạ, âm nhạc.Song, có lẽ cái tủ sách phong phú của ông

nội kiếm cho là những yếu tố góp phần nhiều hơn vào sự hình thành tài năng của Goethe

sau này.

Tháng 10/1765, Goethe đi học khoa luật ở trường đại học Laixich, một thành phố

lớn. Ông chán nản đời sinh viên bị nhồi nhét mớ kiến thức lỗi thời với phương pháp giảng

dạy lạc hậu. Không thích nghề luật sư, G thường đọc sách văn chương và đi xem các viện

bảo tàng nghệ thuật. Biết đến tên tuổi của nhà văn Lessingvà xem diễn kịch của nhà văn

Ánh sáng tiền bối. Tháng 7 – 1768, Goethe ốm nặng, bỏ học về an dưỡng ở quê nhà. Sau hai tháng, khoẻ lại, ông trở về Stratsburg tiếp tục học. Tốt nghiệp tiến sĩ luật khoa, đi làm bồi thẩm ở Vetsleur, rồi về làm luật sư ở tại thành phố quê nhà. Những năm tháng ở

Stratsburg ghi cái mốc quantrọng trong cuộc đời ông vì đó là nơi đang diễn ra cuộc đấu

tranh gay gắt của khuynh hướng dân tộc chống lại ảnh hưởng Pháp trong lĩnh vực văn học

nghệ thuậtcũng là nơi trung tâm của phong trào Bão táp và Xung kích. Goethe đã gặp và quen thân với nhà văn Ánh sáng Hecdez – bậc đàn anh, nhà lí luận của phong trào văn học

Ánh sáng. Tham gia phong trào Bão táp và Xung kích chẳng bao lâu Goethe trở thành một

trong những người dẫn đầu phong trào, viết hàng loạt các tác phẩm, chứa chan nhiệt tình sôi nổi và tinh thần phản kháng. Tiếp xúc với tác phẩm của triết gia Spinoza, chủ nghĩa

phiếm thần luận màu sắc duy vật đã để lại cho Goethe nhiều ấn tượng sâu sắc. Về sau chính Goethe đã thừa nhận Spinoza là nhà tư tưởng có ảnh hưởng quyết định đối với ông.

Ông tiếp tục phát triển học thuyết của Spinoza trong lĩnh vực sáng tác.Thời gian làm luật ở

Franfurk kéo dài mấy năm, Goethe tham gia cãi gần ba mươi vụ án nhưng vẫn dành phần

lớn thời gian cho sự nghiệp văn chương. Tháng 11/1775, nhận lời mời của công tước August, Goethe đến triều đình Vaima và ở lại đó. Năm ấy nhà thơ mới hai mươi sáu tuổi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

144 trẻ 18 tuổi, Goethe được cử làm cố vấn, uỷ viên chính trị rồi giám đốc nghành khai mỏ,

ngành xây dựng cầu đường, làm bộ trưởng chiến tranh rồi bộ trưởng tài chính và phụ trách

nghành thuế, Goethe đi sâu nghiên cứu nhiều ngành khoa học như địa chất, khoáng vật,

thực vật giải phẩu…, thu được một số thành tựu đáng kể, Goethe đã thực sự là một nhà bác học .

Bỗng nhiên tháng chín 1786, Goethe bí mật từ bỏ triều đình Vaima ra đi. Nhà thơ sang Italia đi khắp nước để ngiên cứu văn học cổ đại Hy-La, học vẽ và du ngoạn những di

tích thời cổ, thực hiện điều mơ ước mười sáu năm về truớc khi ông còn là một chàng sinh viên sôi nổi “sang Italia/Paris sẽ là trường đại học của ta, Roma sẽ là trường đại học của ta

; ai thấy Roma là đã thấy tất cả “ (năm 1770 – nhật ký).

Goethe – nhà thơ

Trước hết Goethe là một nhà thơ lớn tuy rằng hễ nói đến Goethe người ta nghĩ ngay đến tiểu thuyết Vacte hay vở kịch Faust. Thơ của Goethe chiếm một vị trí đặc biệt có một không hai trong văn học Đức. Riêng về thơ trữ tình Goethe vẫn là một trong những nhà thơ

vĩ đại của nhân loại .

Một bộ phận lớn trong gia tài thơ của ông là thơ về tình yêu chính bản thân nhà thơ đã nếm trải, với rung động thầm kín say sưa, với trái tim chân thành, bộc lộ qua những đoạn đời khác nhau. Như ông viết, thơ tình yêu của ông là “một sự thú nhận lớn”. Đây là một mảng đóng góp rất lớn của Goethe vì nền thơ ca trước ông thường khô khan, thiên về

giáo huấn, đạo đức học. Mối tình của chàng sinh viên Goethe khi đang học Stratsburglà cô Fidric Brion con gái một vị mục sư. Chúm thơ về mối tình đầu này gồm “Hoa hồng trện

nội cỏ “, “Bài ca tháng năm”, “Với một dải băng vẽ hoa hồng” “Đón chào và vĩnh biệt”…

là những bài thơ giản dị, giàu nhạc điệu, gần gũi dân ca, gần gũi thiên nhiên phơi phới yêu

đời và rộn ràng tuổi trẻ… Tháng giêng 1775, khi đang ở quê nhà , một mối tình khác đến

với Goethe , ông đính hôn với cô Lili Soenneman con gái một gia đình giàu có, và một chùm thơ khác ra đời, “Tình yêu mới cuộc đời mới”, “Gửi Belider”tức Lili), “Công viên của Lili”, “Hân hoan vì đau khổ”… trong đó âm điệu hân hoan xen lẫn lo lắng vì ông tiên cảm thấy sự khác nhau trong mối trường sống của hai ngưòi rồi sẽ tổn hại đến sự tự do

sáng tác của nhà thơ…Một chùm thơ kế tiếp về cô Liza khi ông đến sống ở Vaima, Gửi

Charlot PlionStein”(tên Lida) “Vĩnh viễn”…Ở đây tình yêu bộc lộ ra sâu lắng hơn, chất trí

tuệt rõ nét thay cho cảm xúc tuôn trào trước kia. Mối tình thứ ba này rồi cũng dang dở như

hai kẻ đến trứơc nó.

Thơ tình yêu của Goethe tuy đi sâu vào những nếm trải cá nhân, nhưng đó không

phải cá nhân riêng tư nhỏ bé. “cái tôi trong thơ Goethe đồng thời cũng là cái ta của thế hệ thanh niên tư sản đầy nhiệt tình” Ý nghĩa xã hôi rộng lớn trong mảng thơ này chính là ở

“cái ta” của Goethe.

Thơ thời trẻ của Goethe còn nổi lên một chủ đề khác – thơ phản ánh tâm hồn bất

khuất, ý chí quật cườngcủa con người tham gia phong trào Bão táp và Xung kích. Bài thơ

“Promethé” là bài tụng ca tiêu biểu, hừng hực khí thế bão táp và Xung kích. Bài thơ gồm sáu đoạn, là lời của Promethe kiêu hãnh, hiên ngang tuẫn tiết vì con người, vì triết học của

nhân loại, đó là lời đối thoại với Zeus – Thần tối cao, không hề run sợ trước uy lực bạo tàn “… Hãy để đấy cho ta, trái dất của ta. Và túp lều của ta. Mà mi không dựng. Và bếp lửa

của ta. Mà mi ghen tị. Với lửa hồng của nó…” bài thơ này có tứ thơ độc đáo trái ngược với

145 muốn ngọn lửa hồng của trần gian. Loài người được nâng lên ngang tầm thần thánh ở đoạn

kết thúc bài thơ : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Ta ngồi đây cấu tạo con người

theo hình ảnh của ta

một loài người cũng như ta

biết khóc than đau khổ

biết vui mừng hưởng thụ

và biết không kính trọng mi như ta vậy “.

Nhà nghiên cứu văn học Bielinski (Nga) đánh giá rất cao bài thơ của Goethe :

“Các Promethe của thời đại chúng ta /biểu dương trước thắng lợi và không còn sợ diều hâu

bạo tàn nữa. Promethe của Goethe là một bài thơ của thời đại chúng ta”. (Thời đại

Bielinski – thời đại chuẩn bị đánh đổ Nga Hoàng, thế kỉ 19 – nước Nga).

Tuy vậy, đến giai đoạn sau (1781) Goethe lại viết bài “Những giới hạn của nhân

loại “ có đoạn :

Với thần thánh không người nào, Đọ sức được. Nếu ai cố rướn lên

đầu chạm các vì sao. Chân chới với

mất nơi bấu víu.

Thế mà trước đó chưa lâu tác giả đã say mê với Promethe ! Đó là một khối mâu thuẫn lớn trong nhà thơ Goethe.

Về hình thức thơ, Goethe không còn sử dụng đỏan ca hay tụng ca như giai đoạn đầu, mà chuyển sang viết bi ca (elegic) và sonet. Mỗi bài sonet có 14 câu chia ra 14 khổ

(4-4-4-2), vvần luật nghiêm túc. Tập “ những bài bi ca La Mã ‘’ viết về chủ đề thành La mã cổ, bên cạnh là chủ đề tình yêu được khơi nguồn từ cuộc tình với Cristian Wunpiut dẫn đến hôn nhân (1788). Đó là cô gái bình dân làm nghề tết hoa giả sống ở Vaima. Bất chấp

dị nghị của giới thượng lưu Vaima, hai người có con với nhau (1789) đến năm 1806 hai người đám cưới chính thức. Tình yêu trong tập thơ này không có chất men say tuổi trẻ mà toát lên cảm giác hạnh phúc vợ chồng, gia đình đầm ấm, trong đó có nhiều bài hay được Karl Marx và Engels ưa thích.

Đỉnh cao thơ ca cuối cùng của Goethe là “Tập thơ Tây Đông” gồm 335 bài khi nhà

thơ ngoài 65 tuổi. Hình ảnh nhân vật trữ tình đã về già, chín chắn, điềm đạm, sâu lắng, triết

lí mà vẫn uy thế ngời ngời. Một quyển trong tập thơ dành riêng cho mối tình mới đến với

thiếu phụ Suleyka (tên thực có thể là Marian phon Vinlemer, nhưng có nhà nghiên cứu cho

rằng Suleyka “chỉ là một hình ảnh tượng trưng”.

Nhìn chung, cống hiến của Goethe trong lĩnh vực thơ ca là đã khám phá ra thế giới

tâm hồn của chủ thể, đã vượt qua tình trạng làm thơ tả cảnh, giáo huấn đạo đức; cống hiến

của ông đã làm phong phú nghệ thuật thi ca bằng nhưng hình thức mới thay những hình thức quá cổ xưa mà đương thời ở Đức chưa ai biết.

Goethe – nhà tiểu thuyết.

Tiểu thuyết“Nỗi đau của chàng Vecte”(Wecthers)

Tiểu thuyết viết dưới dạng những bức thư, thể loại quen thuộc của văn học phương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tây thế kỉ 18. Những bức thư của nhân vật Vecte gửi cho người bạn thân Vinhem kể cho

bạn nghe cuộc sống của mình – đó là kết cấu hình thức của tiểu thuyết (Sáng tác năm 1774)

146 dang dở với leonor, lại chán nản và mòn mỏi tháng ngày trong công việc phục vụ giới quí

tộc, chàng rời thành phố về một thị trấn nhỏ miền quê yên tĩnh, sống giữa khung cảnh

thiên nhiên bao la với những người dân quê thật thà chất phácmong được khâuy khoả tâm

hồn. Đến khi tưởng chừng đã lấy lại được tâm hồn thư thái thì tình cờ đi tham dự một đêm vũ hội ở địa phương, Vecte quen biết với Lother một thiếu nữ xinh đẹp con một vị pháp

quan. Nhan sắc và tính tình giản dị, chân thật, nhạy cảm của nàng lập tức chinh phục Vecte. Đồng thời Vecte cũng đau khổ vì biết Lother đã đính hôn với Anbec. Còn cô thiếu

nữ quí tộc địa phưong kia mặc dù quả có cảm tình với Vecte vẫn quyết giữ vững lời hẹn

hôn nhân với Anbec. Tuyệt vọng, Vecte quay trở về thành phố.

Nghe theo lời mẹ, chàng làm thư kí cho một viên sứ thần, mong tìm sự lãng quên trong công việc. Chưa bao giờ cái hố ngăn cách giữa chàng và xã hội quí tộc lại hiện ra rõ rệt như trong thời gian ấy. Bọn chúng tỏ thái độ khinh miệt chàng khiến Vecte không sao

chịu nổi, lại bỏ việc và quay về miền quê tìm Lother lúc này đã là vợ của Anbec. Chàng thừa nhận là không thể nào sống thiếu Lother được. Tình yêu giữa hai người lại bùng dậy

với những buổi trò chuyện, những cuộc dạo chơi, tuy cả hai đều cố nén tình cảm để khỏi vượt quá giới hạn của tình bạn. Có một lần Vecte không tự chủ được mình đã ôm hôn

Lother say đắm. Sau đó chàng lại càng tuyệt vọngnhiều hơn, lấy cớ đi xa, chàng từ biệt

Lother và Anbec rồi sai đầy tớ đến mượn Anbec súng lục. Chính Lother trao súng, người

run lên vì linh cảm một điều chẳng lành. Vecte tự sát, cuốn tiểu thuyết Emilia Galotti của

Lessing còn để mở trên bàn.

Goethe đã mượn nhữg là thư tâm tình của nhân vật để dễ dàng miêu tả nỗi lòng của

nhân vật, bộc lộ được những uẩn khúc quanh co của trái tim sâu kín. Tất cả số thư đến là của Vecte gửi đi , do đó cuộc sống của nhân vật này được miêu tả liền mạch. Vinhem là một nhân vật đặc biệt tuy không được miêu tả trực tiếp nhưng chân dung và tính cách vẫn

hiện ra.

Tiểu thuyết bằng thư rất sinh động, chân thật với những rung động tinh tế của con tim như tuôn trào khỏi trang giấy trắng.

Không ít người hiểu lầm ý nghiã của tiểu thuyết này khi nhìn nhận nó như một tiểu

thuyết tình. Thậm chí ngay cả Napoleon cũng chê Goethe đã “gắn những xung đột xã hội

vào bi kịch tình yêu làm cho tác phẩm giảm hay một phần”. Lại có cách nhận định khác cố

ý tách nội dung ra hai chủ đề – chủ đề tình yêu và chủ đề xã hội.

Thực ra hai khía cạnh ấy quyện chặt với nhau, hoà nhập để tạo thành tư tưởng- nghệ thuật độc đáo của cuốn tiểu thuyết.

Tình yêu tuyệt vọng của Vecte và Lother trải qua hai giai đoạn và xen giữa làa nỗi đau khổ của Vecte khi làm thư kí cho viên sứ thần. Đấy là chưa kể nguyên nhân ban đầu thúc đẩy vectye tìm về miền quê.

Còn Lother đã thực sự yêu say đắm chàng Vecte nhưng không thể vựơt qua tập tục

xã hội phong kiến quí tộc, dù chỉ đính ước, nàng đã bị coi là vợ của Anbec.

Những nỗi đau khổ của chàng Vecte phản ánh tâm trạng của tầng lớp thanh niên tư

sản mới xuất hiện trong xã hôi phong kiến Đức đầy rẫy những thành kiến bất bình đẳng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rõ ràng Vecte đã mang hơi thở và nhịp đập của trái tim phản kháng xã hội. Tiểu thuyết

còn có hạn chế là nghiêng về chủ nghĩa duy cảm (coi nhẹ lí trí).Một năm sau khi cuốn sách ra đời, Goethe làm thêm bài thơ nhan đề “Nỗi đau của chàng Vecte” có câu “Bạn ơi hãy

147

Vở kich Faust

Một phần của tài liệu VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY ppt (Trang 144 - 148)