Robinson trên đảo hoang “người lao động chân chính”

Một phần của tài liệu VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY ppt (Trang 138 - 139)

I- Piere Corneill 1606 1684 người mở đường vinh quang cho bi kịch Pháp

2. Robinson trên đảo hoang “người lao động chân chính”

Cảnh ngộ vô cùng gian nan ở hòn đảo không khắc phục được Robinson. Vừa đặt chân lên đảo, anh bắt tay ngay vào cuộc đấu tranh quyết liệt với hoàn cảnh, và không chịu để một khoảnh khắc cho những ý nghĩ tuyệt vọng đen tối len lỏi vào tâm hồn mình. Ðơn độc một thân trước thiên nhiên hoang vu, nhiều lần phải đương đầu khó khăn tưởng chừng

không thể nào khắc phục được, nhưng anh đã vượt qua tất cả. Trong tay thiếu thốn dụng cụ

nên mỗi việc làm cần thiết để đảm bảo cuộc sống tối thiểu cũng đòi hỏi ở Robinson những

nổ lực và ý chí phi thường quá sức tưởng tượng: vào rừng chặt cây về làm cọc rào quanh

nhà để chống thú dữ, mỗi cọc phải làm mất một ngày, hàng rào phải mất gần cả năm mmới

xong. Anh làm một tấm ván mặt bàn mất bốn mươi hai ngày; hai tháng để làm được mấy

cái vại (lu) để đựng lương thực; đóng chiếc thuyền đầu tiên để đựng lương thực; đóng

chiếc thuyền đầu tiên để vựơt biển mất năm tháng. Anh san phẳng mặt đất thoai thoải từ

chỗ đóng xuồng ra mặt nước, nhưng rồi không làm cách nào cho xuồng hạ thuỷ được. Chỉ

còn một cách đào một cái lạch. Anh tính toán rằng muốn đào được cái lạch đó phải mất trên mười năm. Anh bỏ xuồng, đi tìm một địa điểm gần sát nước biển, đóng một cái xuồng khác, đào một cái lạch khác, dài nửa dặm sâu bốn bộ, rộng sáu bộ sẽ hoàn thành trong hai

năm. Robinson đẽo một cái cuốc bằng gỗ, vỡ đất gieo hạt lúa mì (số lúa mì dành trên tàu

dành cho chim ăn còn sót lại). Do thiếu thốn kinh nghiệm trồng lúa lại thêm hạn hán và chim chóc phá hoại, vụ đầu tiên mất mùa. Anh không sờn lòng, kiên trì làm vụ khác. Cứ như thế từ chỗ may mắn còn sót lại mười ba hạt lúa sau bốn năm ròng rã, trồng và gặt hái

dành dụm từng hạt, anh đã gặt được một số lúa và được “vuốt ve cái bánh mì đầu tiên “do tự tay mình làm ra”. “Tôi quyết chí không bao giờ chán nản bất cứ công việc gì “ Robinson kể “Khi đã thấy rằng việc ấy có thể làm được thì tôi làm bằng xong mới thôi”. Ý nghĩ ấy

luôn luôn gắn chặt với Robinson.

Mỗi nỗ lực của Robinson không chỉ để đáp ứng nhu cầu tối thiểu, anh luôn luôn có

ý thức phấn đấu làm cho đời sống trên đảo ngày một tốt đẹp hơn: chỗ ở phải khang trang,

quần áo mũ phải đàng hoàng, đồ ăn uống tử tế. Khác xa với nguyên mẫu là thuỷ thủ

Selkirk sau bốn năm ở đảo hoang khi được cứu thoát đã gần trở thành “người rừng”,

Robinson diễn ra theo chiều hướng ngược lại.

Không thể cho rằng nhà văn đã xây dựng Robinson thành một nhân vật phát huy

mọi nghị lực và khả năng để làm giàu, đúng như yêu cầu của thế giới quan tư sản thời đại.

138 chất cao quí của người lao động. Nghị lực và trí tuệ, tinh thần dũng cảm và khả năng lao động của họ có thể chiến thắng thiên nhiên phục vụ lợi ích con người.

Tầm vóc “Robinson trên đảo hoang” rõ ràng có những phẩm chất cao hơn giai cấp tư sản ngay cả khi giai cấp này còn có vai trò tiến bộ lịch sử

Anh hưởng thụ thành quả vật chất do chính bàn tay lao động của mình tạo ra , trong

khi giai cấp tư sản thời đó dù có một số đức tính tốt như ý chí khắc phục khó khăn coi thường nguy hiểm, có công đóng góp vào sư phát triển kinh tế dất nước nhưng vẫn tồn tại

trong quỹ đạo bóc lột sức lao động của người khác, Robinson lại là người có lòng tốt, sẵn

sàng hi sinh thân mình cứu giúp những người hoạn nạn. Anh đã cứu sống hai cha con thứ

Sáu, viên thuyền trưỏng và mấy người da trắng. Nếu trước khi ra đảo anh đã có lần bán

đứa bé da đen Sury cho một thuyền trưởng Bồ Ðào Nha chuyên môn bán nô lệ thì khi ra

đảo anh đã có điều kiện thay đổi quan niệm về người da đen tên là Thứ Sáu. Tuy anh vẫn

coi mình là ông chủ và người da đen là đầy tớ nhưng tình cảm thật sự của hai người là tình bạn thân thiết. Và nhờ vậy, cuộc sống mấy năm cuối trên đảo xa xôi bớt đi nỗi cô độc dđ¸ng sợ .

Một phần của tài liệu VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY ppt (Trang 138 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)