Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức

Một phần của tài liệu Ứng dụng Marketing Mix vào hoạt động phân phối bán lẻ của Tổng Công ty thương mại Hà Nội (Trang 45 - 49)

2.1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và bộ phận trực thuộc Tổng công ty thương mại Hà Nội

- Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty thương mại Hà Nội:

Theo quyết định số 125/2004/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Tổng công ty thương mại Hà Nội có chức năng thực hiện quyền đại diện chủ sỡ hữu vốn Nhà nước và chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố Hà Nội về việc bảo toàn và phát triển số vốn được giao. Đồng thời, Tổng công ty phải giữ vai trò chủ đạo, tập trung chi phối và liên kết các hoạt động

của các công ty con theo chiến lược phát triển Ngành thương mại thủ đô và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Tổng công ty. Vì vậy, Tổng công ty phải luôn kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng vốn, tài sản, thực hiện các chế độ chính sách, phương thức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty con. Ngoài ra, Tổng công ty cong có chức năng tổ chức sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, sản xuất kinh doanh và đầu tư trong các lĩnh vực tài chính, công nghiệp, du lịch, xuất khẩu lao động, xây dựng phát triển nhà, khu đô thị.

Bên cạnh các chức năng được đề ra, Tổng công ty có nhiệm vụ: xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành thương mại theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, Chính phủ; Lập, quản lý, tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng phát triên cơ sở hạ tầng thương mại; Tổ chức các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ tổng hợp, sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, chè uống. Tổng công ty còn có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại; đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn cho các đối tượng trong và ngoài ngành.

- Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban, bộ phận trự thuộc:

+ Văn phòng Tổng công ty thương mại Hà Nội có chức năng thực hiện công tác văn thư; quản lý tài sản văn phòng, nhà ở của Tổng công ty, tổ chức mua sắm, nâng cấp sữa chữa, bảo dưỡng phương tiện làm việc; quản lý và điều hành việc sử dụng xe ô tô; Tổ chức lễ tân, thực hiện công tác bảo vệ cơ quan, trực cơ quan, tổng đài, giữ gìn trật tự, an ninh, vệ sinh, văn minh của Tổng công ty.

+ Phòng tổ chức cán bộ có chức năng tham mưu đối với lãnh đạo Tổng công ty về các vấn đề có liên quan tới công tác tổ chức cán bộ, trực tiếp thực hiện các công việc thuộc nghiệp vụ tổ chức, cán bộ. Mặt khác, đối với các

đơn vị trực thuộc, các đơn vị thành viên, phong tổ chức cán bộ có chức năng tư vấn vè các vấn đề liên quan tới công tác tổ chức cán bộ.

Để có thể thực hiện các chức năng, phòng có nhiệm vụ nghiên cứu và đưa vào áp dụng các văn bản pháp luật, các chế độ chính sách liên quan tới công tác tổ chức cán bộ; nghiên cứu xây dựng chiến lược cán bộ và nghiên cứu kế hoạch đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên; Tổ chức quản lý hồ sơ CBCNV, thực hiện nghiệp vụ quản lý quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm và đnhs giá cán bộ. ngoài ra, phòng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nghiệp vụ tuyển dụng, đào tạo lao động; xây dựng đơn giá tiền lương, trình duyệt và tổ chức đơn gá tiền lương đã được duyệt cho các đơn vị trực thuộc. Phòng tổ chức cán bộ là đầu mối để tiếp nhận, giải quyết các khiếu nại, tố cáo tranh chấp hợp đồng.

+ Phòng kế hoạch phát triển: Phòng có chức năng tham mưu cho Tổng công ty xây dựng kế hoạh, chiến lược phát triển của Tổng công ty theo định hướng phát triển xã hội của thành phố và Chính phủ; Xây dựng chiến lược và giải pháp phát triển thị trường, sản phẩm, thương hiệu. Phòng kế hoạch và phát triển là nơi xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch kinh doanh hàng năm, từ đó giao cho công ty mẹ và công ty con; Lập phương án sử dụng vốn để đầu tư thành lập các công ty, mua cổ phần góp vốn liên doanh, liên kết; Xây dựng phương án đề án triển khai các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mới; Bên cạnh đó, phòng có nhiệm vụ xây dựng phương án bán đấu giá các địa điểm nhỏ lẻ của Tổng công ty. Đó cũng là nơi quản lý, tổ chức và vận hành hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm cũng như hệ thống mã số, mã vạch và nhãn hàng hoá mang thương hiệu Hapro.

+ Phòng quản trị thương hiệu: Là phòng tham mưu cho lãnh đạo về chiến lược phát triển thương hiệu, phòng thực hiện chức năng quản lý và phát

triển một cách có hiệu quả thương hiệu của Tổng công ty. Khi được yêu cầu, phòng sẽ tư vấn, hỗ trợ cho Tổng công ty, công ty thành viên về các vấn đề liên quan tới thương hiệu và quản trị thương hiệu. Để thực hiện chức năng đó, phòng tổ chức xây dựng, tuyển chọn và công bố thương hiệu, đăng kí bảo hộ trong và ngoài nước. Mặt khác, phòng thương hiệu cũng phối hợp với các đơn vị xây dựng quy chế và các văn bản pháp lý khách về quản lý và phát triển thương hiệu. Phòng còn có nhiệm vụ xây dựng chương trình hoạt động, các giải pháp nâng cao chất lượng và uy tín của thương hiệu, xây dựng các chương trình truyền thông, chương trình khuyếch trương để quảng bá phát triển thương hiệu. Phòng quản trị thương hiệu thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến chuyển giao quyền sử dụng thương hiệu, nhượng quyền thương mại và nghiên cứu thực hiện giải pháp chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các thương hiệu của Tổng công ty.

+ Ban pháp lý và hợp đồng: thực hiện chức năng và nhiệm vụ liên quan đến các văn bản quy phạm hành chính, quản lý quản trị của Tổng công ty như soạn thảo, hệ thống hoá, xây dựng thành bộ văn bản hay phổ biến, kiểm tra, tư vấn, hỗ trợ cho các phòng, ban thuộc Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc công ty mẹ, đơn vị thành viên về việc thực hiện các văn bản…

+ Ban tài chính kế toán và kiểm toán: Chức năng nhiệm vụ của ban là lập kế hoạch thu chi tài chính toàn hệ thống và kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch. Thực hiện các công tác kế toán thanh toán, kế toán xây dựng, kế toán tổng hợp, kế toán lương, kế toán hàng hoá vật tư, từ đó lập và phân tích báo cáo định kỳ, tổng hợp báo cáo quyết toán tài chính năm, đưa ra các đề xuất kịp thời các phương án, giải pháp tích cực phục vụ công tác kinh doanh và công tác quản trị kinh doanh.

+ Ban đối ngoại và tiếp thị: Chức năng của Ban là tham mưu giúp Tổng Giám đốc trong việc tiến hành, quản lý hoạt động đối ngoại cả trong và ngoài

nước. Vì vậy, Ban đối ngoại phải cố gắng mở rộng môi trường giao dịch; Xây dựng, tổ chức các chương trình, sự kiện quảng cáo, tham gia vào hội chợ để giới thiệu xây dựng hình ảnh sản phẩm và hình ảnh Tổng công ty.

+ Ban quản lý khu công nghiệp Hapro: Thay mặt Tổng công ty thương mại Hà Nội chịu trách nhiệm thực hiện quản lý, kinh doanh khai thác và bảo trì đất đai, tài sản, tài nguyên môi trường các công trình hạ tầng kĩ thuật, nhà xưởng, văn phòng, xử lý chất thải, cung cấp điện nước, cây xanh cây cảnh theo nhu cầu của các đơn vị ban quản lý. Hỗ trợ phòng đầu tư trong việc giải phóng mặt bằng. bên cạnh đó, Ban được giao nhiệm vụ sản xuất hàng gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu và kinh doanh cây xanh cây cảnh và bảo vệ, giữ gìn trật tự an ninh trên địa bàn khu công nghiệp.

+ Trung tâm đầu tư và phát triển hạ tầng thương mại: Lập kế hoạch, quy hoạch, triển khai các dự án về hạ tầng thương mại và đề ra các giải pháp nhằm sử dụng, khai thác hiệu quả hạ tầng thương mại và nâng cao chất lượng các công trình.

Một phần của tài liệu Ứng dụng Marketing Mix vào hoạt động phân phối bán lẻ của Tổng Công ty thương mại Hà Nội (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w