gần đây
Tổng công ty thương mại Hà Nội có chặng đường phát triển lâu dài và bền vững. Trải qua những khó khăn, với sự phấn đấu không mệt mỏi, từ chỗ không có chỗ đứng, không có vốn đầu tư, chưa có thị trường, thiếu thốn nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kĩ thuật, Tổng công ty thương mại Hà Nội đã lớn mạnh, không ngừng phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Đến nay, Tổng công ty thương mại Hà Nội đã đựôc biết đến không chỉ là một doanh nghiệp lớn chuyên doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ có thị trường tại 60 nước và khu vực trên thế giới, mà còn là một nhà sản xuất thực phẩm chế biến uy tín với hàng loạt sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng như: rượu, chè, thịt nguội, rau củ quả đóng hộp…
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty thương mại Hà Nội giai đoạn 2002 – 2007
Chỉ tiêu ĐVT 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Tổng DT Tỷ đồng 1.952 2.996 3.600 4.050 4.510 5.540
Kim ngạch XNK Triệu USD 39 71 148 155 167 206.5
- Xuất khẩu Triệu USD 20 36 47 56 88 114.8
- Nhập khẩu Triệu USD 19 35 101 99 79 91.7
DT nội địa Tỷ đồng 1.637 2.423 2.932 3.126 3.582 3.704
Lợi nhuận Tỷ đồng 13 16 21 32 36 48
Nộp ngân sách Tỷ đồng 101 149 202 234 279 294
Lao động Người 5.291 5.682 5.909 6.146 6.527 7.504 Nguồn: Tổng công ty thương mại Hà Nội Chỉ sau một năm thâm nhập thị trường (năm1991), “Ban đại diện” – Tổng công ty thương mại Hà Nội đã đạt được doanh thu 5 tỉ đồng, kim ngạch XNK 500.000USD. Những năm tiếp theo, Tổng công ty không ngừng tăng truởng với tốc độ cao, kim ngạch XNK trong thời gian này tăng từ 30% đến 50%/năm.
Có thể thấy một cách rõ ràng mức độ tăng trưởng của Tổng công ty thương mại Hà Nội thông qua các biểu đồ về doanh thu, lợi nhuận và số lượng lao động như sau:
Biểu đò 2.1: Doanh thu của Hapro qua các năm
Doanh thu là chỉ tiêu có ý nghĩa lớn đối với toàn bộ hoạt động của Tổng công ty. Doanh thu cho biết khoản tiền mà Tổng công ty thu được trong quá trình kinh doanh. Qua biểu đồ, ta thấy doanh thu của Tổng công ty thương mại Hà Nội không ngừng tăng nhanh trong giai đoạn 2002 đến 2007. Năm 2005, Tổng công ty đứng trước những khó khăn về thời tiết, dịch bệnh, giá cả thị trường, các nhân tố thuộc về điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuât, sự thay đổi của các chính sách (đặc biệt là Luật đất đai, Luật xây dựng, Quy chế quản lý tài chính,…), cạnh tranh ngày càng gay gắt,… Tổng công ty đã cố gắng vượt bậc, đẩy mạn phát triển kinh doanh mang và đạt được những thành tựu đáng kể như: doanh thu đạt 4050 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2004. Từ năm 2005, Tổng công ty liên tục tăng trưởng, tốc độ tăng doanh thu bình quân là 18%.
Tổng doanh thu của Tổng công ty thương mại Hà Nội bao gồm doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu và doanh thu trên thị trường nội địa. Tổng công ty thương mại Hà Nội luôn phát triển mạng lưới xuất khẩu khắp các
Hoàng Thị Thu Hiền -Thương mại 46 A- ĐH KTQD
1,9522,996 3,600 4050 2,996 3,600 4050 4,510 5,540 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 2002 2003 2004 2005 2006 2007
nước trên thế giới .Hiện nay, thị trường xuất khẩu của Tổng công ty giữ vững trên 6 nước và khu vực trên thế giới như: Thị trường EU, Đông Âu, các nước Đông Nam Á, các nước Trung Đông, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Bắc Phi, Mỹ, Mehico, Kenya… Mặt hàng xuất khẩu chính của Tổng công ty là hàng nông sản, dược liệu và hàng thủ công mỹ nghệ, chiếm gàn 20% kim ngạch xuất nhập khẩu. Không những phát triển trên lĩnh vực xuất nhập khẩu (lĩnh vực kinh doanh chính của Tổng công ty) mà Tổng công ty còn phát triển mạng lưới Hapro trong thị trường nội địa. Doanh thu nội địa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Hapro. Tổng công ty thương mại Hà Nội đã liên tục cũng cố và phát triển mạng lưới các siêu thị, cửa hàng, nhà hàng kinh doanh mang thương hiệu Hapro, Hafasco, vang Thăng Long, Thuỷ Tạ, Thực phẩm Hà Nội… Để có được kết quả như vậy, Tổng công ty đã chuẩn bị nguồn hàng, nâng cấp mạng lưới kinh doanh một cách văn minh, hiện đai, với đội ngũ phục vụ nhiệt tình, lịch sự.
Biểu đồ2.2: Doanh thu nội địa của Hapro qua các năm
Năm 2006, để chào mừng Hội nghị APEC Việt Nam 2006, Tổng công ty thương mại Hà Nội đã chính thức công bố chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích mang thương hiệu Hapro Mart với 3 siêu thị, 15 cửu hàng tiện ích và cửa
Hoàng Thị Thu Hiền -Thương mại 46 A- ĐH KTQD
1637 2423 2423 2932 3126 3582 3704 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 2002 2003 2004 2005 2006 2007
hàng chuyên doanh trên 8 quận huyện thành trong và ngoài Hà Nội. Đến nay, chuỗi Hapro Mart đã phát triển lên đến 17 siêu thị, 15 cửa hàng tiện ích và 46 cửa hàng chuyên doanh tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc như Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên, Ninh Bình, Thanh Hoá… Chuỗi siêu thị cửa hàng tiện ích và hệ thống các cửa hàng chuyên doanh bước đầu đã có uy tín, tạo được sự tin cậy của người tiêu dùng. Tổng công ty đã hình thành mô hình liên kết giữa các công ty bán lẻ lớn trong cả nước, xây dựng và từng bước phát triển cơ chế liên kết giữa Tổng công ty với các vùng nguyên liệu nhằm ổn định thị trường nội địa và xuất khẩu, đặc biệt, tạo nguồn cung cấp cho hệ thống siêu thị, cửa hàng chuyên doanh. Trong năm 2007, Tổng công ty đã đưa vào kinh doanh 2 trung tâm, 14 cửa hàng, quầy hàng thực phẩm an toàn mang thương hiệu Hapro food, 7 cửa hàng dịch vụ ăn uống mang thương hiệu Bốn Mùa.
Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu mà Tổng công ty bỏ ra trừ đi chi phí mà Tổng công ty đã bỏ ra. Lợi nhuận chính là khoản tiền mà Tổng công ty có được sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, và được phân phối theo quy chế quản lý tài chính của các công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác. Nó chính là nguồn để Tổng công ty tái đầu tư mở rộng năng lực kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn, khuyến khích người lao động nhằm nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Lợi nhuận của Tổng công ty 5 năm vừa qua liên tục tăng. Từ con số 13 tỷ năm 2002, Lợi nhuận đã đạt tới con số 48 tỷ đồng năm 2007, tăng gần 4 lần. Từ năm 2005, Lợi nhuận của Tổng công ty tăng bình quân 12%/năm.
Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận của Hapro qua các năm
Sự phát triển của Tổng công ty còn có thể thấy qua việc Tổng công ty tăng lượng Ngân sách nộp Nhà nước hàng năm. Thông qua lượng Ngân sách này, Tổng công ty đã giúp Nhà nước có thêm một phần nguồn vốn phúc lợi xã hội, giải quyết được nhiều vấn đề xã hội đang diễn ra như xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông, giải quyết nạn ùn tắc giao thông đang là vấn đề khó khăn, …
Biểu đồ 2.4: Nộp ngân sách Nhà Nước của Hapro qua các năm
Cùng với sự phát triển của hệ thống kinh doanh là sự tăng lên của lực lượng lao động. Điều đó chứng tỏ rằng, quy mô của Tổng công ty đang ngày càng được mở rộng. Thu nhập bình quân đầu người của Tổng công ty tăng từ 1.816.000đ/người/tháng năm 2006, đến năm 2007 con số này là
Hoàng Thị Thu Hiền -Thương mại 46 A- ĐH KTQD
101 149 149 202 234 279 294 0 50 100 150 200 250 300 2002 2003 2004 2005 2006 2007 13 16 21 32 36 48 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2002 2003 2004 2005 2006 2007
2.843.000đ/người/tháng, tăng 57% so với năm 2007. Tổng công ty đã tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động.
Biểu đồ 2.5: Lao động bình quân của Hapro qua các năm