Thách thức lớn đối với nhóm công tác quốc gia Các vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến kết

Một phần của tài liệu Chiến lược hợp tác Việt Nam với Ngân hàng thế giới pdf (Trang 119 - 120)

D. Chiến lược hỗtrợ quốc gia Trụ cột H: Thúc đây Phát triển bền vững, công bằng và xã hội:

thách thức lớn đối với nhóm công tác quốc gia Các vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến kết

quả thực hiện đã được tìm hiểu và phân tích kỹ trong các đánh giá thực hiện đự án đo Ngân hàng và Chính phủ tiến hành. Chính phủ ngày càng quan ngại đến những ảnh hưởng, tác động do tiên độ thực hiện chậm, và hiện đang có những nỗ lực lớn để giái quyêt các vấn đề khái quát cũng như vấn để của các dự án cụ thể. Các nỗ lực này bao gồm các sửa đổi nhằm đơn giản và hợp lý hóa các thủ tục của Chính phủ về đầu tư công và quản lý ODA, các nhóm công tác đặc biệt phối hợp liên Bộ và các nhà tài trợ nhằm giải quyết các vấn đề vướng mắc và các hoạt động can thiệp nhằm xây dựng năng lực quản lý dự án. Chính phủ cũng đang chỉ đạo một cách tích cực quá trình tăng cường hải hòa hóa và sự phù hợp của các thủ tục ODA với các chính sách và quy chế của Chính phủ theo quan điểm đây nhanh tiến độ thực hiện và tận dựng nguồn lực ODA. Để hỗ trợ n lực này, một Chương trình xây dựng năng lực toàn diện đang được thực hiện với nguồn vốn do nhiều nhà tài trợ cung cấp.

Dựa trên các kết quả Đánh giá Hiệu quả thực hiện Dự án đầu tư quốc gia (CPPR) năm 2003 và Đánh giá thực hiện dự án quốc gia năm 2005, nhóm công tác quốc gia và Chính phủ hiện đang làm việc ở 3 cấp: cấp đự án xem xét kỹ hơn sự sẵn sàng của dự án ở điểm bắt đầu và tiến hành các hoạt động cụ thể nhằm giải quyết các ách tắc trong thực thi dự án; ở cấp ngành — tổ chức các cuộc họp hàng tháng để rà soát đánh giá thực hiện đự án đầu tư; ở cập độ quản lý dự án chung — giải quyết những trở ngại về cơ cầu làm chậm tiến độ giải ngân, ví dụ như khung pháp lý không nhất quán và rườm rà, các quy trình xét duyệt nhiều tầng bậc của Chính phủ và năng lực quản lý dự án nói chung yếu kém.

Chính phủ và Ngân hàng cũng đang làm việc để tăng cường thể chế quản lý ODA. Có nhiều ý kiến khác nhau trong Chính phủ và cộng đồng. các nhà tài trợ về định nghĩa các Ban quản lý dự án (PMU) theo cơ câu “song trùng” hoặc “hoàn toàn hòa

nhập”. Tuy nhiên, cả 66 PMU chịu trách nhiệm thực hiện các dự án và chương trình của

CPS PHỤ LỤC 2 Trang 42/49 Trang 42/49

của Chính phủ. Mặc dù vậy, một số trong các PMU này được tạo ra hoàn toàn vì mục đích quản lý các dự án của Ngân bàng và sẽ được giải thể sau khi dự án kết thúc. Giữa cấp trung ương và địa phương còn nhiều khoảng trống lớn về năng lực quản lý dự án nên cân phải làm nhiều hơn nữa để đảm bảo rằng các nỗ lực tăng cường năng lực có tính chiến lược và đem lại các kết quả bền vững. Chính phủ hiện đang rà soát các cơ cầu quản lý dự án khác nhau về quản lý ODA để xác định cách thức cải thiện hệ thống.

Môi trường tín dụng nhiều rủi ro ở Việt Nam cũng là mỗi quan ngại chính của nhóm công tác quốc gia. Một đánh giá tài chính trong danh mục đầu tư của Ngân hàng được tiến hành năm 2003 với sự phối hợp của Ban Liêm chính (NT) đã xác định có dẫu hiệu thông đồng trong đấu thầu ở phần lớn các hợp đồng được kiểm tra. Theo kết quả này, nhóm công tác quốc gia đã thực hiện biện pháp giảm rủi ro tín dụng trong dự án đầu tư bằng cách chú trọng vào các biện pháp cụ thể nhằm (0) cải tiến thiết kế dự án và sắp xếp giảm thiểu rủi ro; (iii) cải tiến các cơ chế cưỡng chế thực thi và xử phạt của Bên vay và Ngân hàng, (iv) tăng cường năng lực đánh giá các rủi ro tín dụng. Các biện pháp này nhắm mục đích tăng cường tính minh bạch. trách nhiệm giải trình và sự cạnh tranh trong quá trình thực hiện dự án, đồng thời giảm cơ hội gian lận và thông đồng trong đầu thâu. Vụ tham nhũng lớn trong ngành giao thông phát hiện vào năm 2006 đã nhắn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục cảnh giác về lĩnh vực này. Trong xử lý vụ việc nói trên, Chính phủ đã chứng minh quyết tâm vững chắc và thực hiện các biện pháp xử lý bất kỳ quan chức nảo dính líu, đông thời cho phép giới truyền thông đại chúng có vai trò lớn hơn trong việc tìm hiểu khám phá và công bố các trường hợp vi phạm.

Một phần của tài liệu Chiến lược hợp tác Việt Nam với Ngân hàng thế giới pdf (Trang 119 - 120)