D. QUAN HỆ ĐỐI TÁC, HIỆU QUÁ TÀI TRỢ VÀ SỰ THAM GIÁ
Khung 6.1 Điều phối viện trợ ở Việt Nam
Việt Nam là một trong các quốc gia được hưởng nhiều vốn ODA trong những năm gần đây, điều này phản ánh xu hướng trên toàn cầu là hỗ trợ cho các quốc gia có kết quả thực hiện tốt. Khoảng
25 nhà tài trợ song phương và 15 đối tác phát triển đa phương đang hoạt động tích cực tại Việt
Nam. Từ năm 1994 đến 2005, các nhà tài trợ đã cam kết khoảng 30 tỷ đôla viện trợ, và hội nghị
tham vân các nhà tài trợ tháng 12/2006 đã ghi nhận số cam kết lên đến hơn 4,4 tỷ USD. Nhật Bản
là nhà tài trợ song phương hàng đầu, và sự hỗ trợ của Nhật Bán kết hợp với hỗ trợ của Ngân hàng và của ADB đã chiếm tới gần 70% vốn ODA. Các chương trình hỗ trợ của các nhà tài trợ gồm
nhiều vấn đề, từ xóa đói giảm nghèo đến cải cách hành chính công, tùy thuộc vào các mục tiêu hỗ
trợ phát triển và lợi thế so sánh của từng nhà tài trợ (xem Phụ lục 6 - Các hoạt động của các nhà
tải trợ và phối hợp với Ngân hàng).
Tuy nhiên, Việt Nam không phải là quốc gia phụ thuộc vào vốn viện trợ. Các cam kết vốn ODA. hàng năm chỉ chiếm khoảng 6% GDP, Vị thế này đã giúp Việt Nam nhanh chóng chuyển sang các
quan hệ viện trợ chín muôi dựa trên vai trỏ chỉ đạo mạnh mẽ của quốc gia. Chính phủ có thái độ cởi mới với các ý tưởng chính sách và tiếp nhận các đóng góp phủ hợp từ các đối tác phát triển,
trong khi đó các nhà tải trợ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc cung cấp các đầu vào kỹ
thuật và tư vần chính sách có tính hỗ trợ cho các mục tiêu phát triển của Chính phủ.
Để điều phối các đối thoại chính sách, một cơ cấu đối tác cụ thể đã được xây dựng giữa Chính phủ
và các nhà tài trợ về một loạt các vần đề, với hội nghị tham vấn các nhà tài trợ được đặt ở vị trí trên
cùng của cơ cầu. Dựa trên Sáng kiến Khung phát triển toàn diện, có đến hơn 20 nhóm đối tác Chính
phủ - nhà tài trợ - tổ chức phi chính phủ hiện đang hoạt động tích cực về các vẫn đề chủ điểm. Để
có cái nhìn bao quát về phát triển, 13 nhà tài trợ đang củng làm việc với Ngân hàng và tham gia vào đối thoại chính sách với Chính phủ để đem lại các Tín dụng hỗ trợ xóa đói giảm nghèo (PRSC). Nhóm đối tác về Hiệu quả viện trợ do Chính phủ và một đại điện của nhóm các nhà tài trợ luân
phiên đồng chủ trì và tập trung vào việc thực hiện Tuyên bồ chung Hà nội. Nhóm 5 ngân hàng
(ADB, AFD, JBIC, KFW và NHTG) hỗ trợ chính phủ trong việc tăng cường các hệ thống đấu thâu,
quản lý tài chính, an toàn môi trường và xã hội theo quan điểm chuyển dần sang các hệ thống của riêng Việt Nam có chất lượng chấp nhận được. Ngoài ra, ngày càng nhiều các hoạt động phân tích,
bao gồm Báo cáo phát triển thường niên của Việt Nam, Đánh giá chỉ tiêu công, Đánh giá Giới và Môi trường quốc gia được thực hiện phối hợp với các nhà tài trợ và Chính phủ.
Các nhóm đối tác ở Việt Nam
© Nhóm công tác đặc biệt về xóa đói giảm Nhóm đổi tác y tế
nghèo Nhóm đối tác về Cấp nước và Vệ sinh